Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 25-33 - Nguyễn Thị Diệu Lan

 I. Mục tiêu bài học:

 - Học sinh nắm được vị trí và đặc điểm của các đường chí tuyến và vòng cực trên bề mặt Trái đất.

 - Trình bày được vị trí của các vành đai nhiệt, các đới khí hậu và đặc điểm của các đới khí hậu theo vĩ độ trên bề mặt Trái đất.

 II. Chuẩn bị:

 - Biểu đồ khí hậu thế giới.

 - Hình vẽ SGK phóng to.

 III. Hoạt động lên lớp:

 1. Bài cũ: Xác định vị ýi các đường chí tuyến và vòng cực nằm ở giới hạn vĩ độ bao nhiêu?

 2. Bài mới:

 

doc15 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 25-33 - Nguyễn Thị Diệu Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25. Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa Soạn: giảng: I. Mục tiêu bài học: - Học sinh biết cách đọc., khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của moọt địa phương hoặc biểu hiện trên biểu đồ. - Nhận biết được dạng biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của 2 bán cầu. II. Chuẩn bị: - Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa Hà Nội. III. Hoạt động lên lớp: 1. Bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Phần ghi bảng GV giới thiệu biểu đồ. Xác định: - Các yếu tố thể hiện trên biểu đồ. - Các đại lượng và đơn vị tính các đại lượng. * HD xác định lượng mưa cao nhất, thấp nhất. Phân nhóm: Nhóm 1,2: Xác định nhiệt độ, lượng mưa cao nhất, thấp nhất. Nhóm 3,4: Phân tích biểu đồ H56,57. GV cho nhận xét. Chuẩn xác kiến thức. Q/s H55 SGK Trả lời. Các nhóm thảo luận đại diện nhóm trình bày. Chuẩn xác kiến thức. Tự nêu Thông tin bổ trợ * bài tập 1: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa. -Nhiệt độ: Cao nhất 290C ( T6,T7) Thấp nhất 170 C ( T11) Biên độ nhiệt: 120C - Lượng mưa Cao nhất: 300 mm T8 Thấp nhất: 20mm T12,T1 Chênh lệch: 280 mm Nhận xét: Nhiệt độ và lượng mưa có sự chênh lệch giữa cá tháng trong năm. Sự chênh lệch nhiệt độ, lượng mưa giữa tháng cao nhất và thấp nhất tương đối lớn. 3. Củng cố bài: - Tóm tắt lại các bước đọc, khai thác thông tin trên biểu đồ. - Mức độ khái quát hoá nhận dạng biểu đồ. IV. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ theo hệ thống câu hỏi. - Chuẩn bị bài mới: Ôn lại các khái niệm chí tuyến và vòng cực. + Sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ. Chuẩn xác kiến thức: * Biểu đồ hình 56 Nhiệt độ, lượng mưa Biểu đồ A Kết luận - Tháng có nhiệt độ cao nhất - Tháng có nhiệt độ thấp nhất - Những tháng có mưa nhiều ( mùa mưa ) bắt đầu từ Tháng 4 Tháng 1 T 5- T10 Là biểu đồ khí hậu của nửa cầu Bắc Mùa nóng mưa nhiều T4-T10 * Biểu đồ hình 56 Nhiệt độ, lượng mưa Biểu đồ B Kết luận - Tháng có nhiệt độ cao nhất - Tháng có nhiệt độ thấp nhất - Những tháng có mưa nhiều ( mùa mưa ) bắt đầu từ Tháng 12 Tháng 7 T 10- T3 Là biểu đồ khí hậu của nửa cầu Nam Mùa nóng mưa nhiều T10-T3 Tiết 26. Các đới khí hậu trên trái đất. Soạn: giảng: I. Mục tiêu bài học: - Học sinh nắm được vị trí và đặc điểm của các đường chí tuyến và vòng cực trên bề mặt Trái đất. - Trình bày được vị trí của các vành đai nhiệt, các đới khí hậu và đặc điểm của các đới khí hậu theo vĩ độ trên bề mặt Trái đất. II. Chuẩn bị: - Biểu đồ khí hậu thế giới. - Hình vẽ SGK phóng to. III. Hoạt động lên lớp: 1. Bài cũ: Xác định vị ýi các đường chí tuyến và vòng cực nằm ở giới hạn vĩ độ bao nhiêu? 2. Bài mới: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Phần ghi bảng Gv hình vẽ biểu tượng Y/c: Xác định giới hạn xác chí tuyến nằm ở vĩ độ nào? Các tia sáng MT chiếu vuông góc với mặt đất ở đường này vào các ngày nào? Xác định giới hạn các vòng cực? Các vòng cực là giới hạn khu vực có đặc điểm gì? Chí tuyến và vòng cực là những đường ranh giới phân chia các yếu tố nào? Giới thiệu khái quát cách phân chia các vành đai nhiệt trên bản đồ. Tại sao có sự phân chia các đới khí hậu trên TĐ? Sự phân chia đó phụ thuộc vào các yếu tố nào? Xác định các đới khí hậu trên bản đồ? Phân nhóm: Đặc điểm các đới khí hậu? Xác định trên biểu đồ hoặc QĐC 22/6, 22/12 Xác định 2 vòng cực trên bản đồ. Trả lời Dựa vào SGK. Thảo luận giải thích. Nhận biết trả lời. Xác định trên bản đồ. Các nhóm thảo luận. đại diện nhóm trình bày Hoàn thành vào bảng 1. Các chí tuyến và vòng cực trên Trái đất. Các CT là những đường có ASMT chiếu vuông góc với MĐ vào các ngày hạ chí và đông chí. Các vòng cực là giới hạn của khu vực có ngày và đêm dài 24 giờ. Các chí tuyến và vòng cực là ranh giới phân chia các vành đai nhiệt. 2. Sự phân chia bề mặt TĐ ra các đới khí hậu theo vĩ độ. - Các yếu tố phân chia vành đai nhiệt: Vĩ độ, hoàn lưu khí quyển, biển và lục địa. Thông tin bổ trợ Thông tin bổ trợ Tên đới khí hậu Đới nóng 2 đới ôn hoà 2 đới lạnh Vị trí 23027/B- 23027/N 23027/B- 66033/B 23027/N- 66033/N 66033/B- CB 66033/N- CN Góc chiếu ASMT Quanh năm lớn, thời gia chiếu sáng trong năm chênh nhau ít Góc chiếu và thời gian chiếu sáng chênh nhau lớn Quanh năm nhỏ Thời gian chiếu sáng dao động lớn Nhiệt độ Nóng quanh năm Nhiệt độ trung bình Quanh năm lạnh giá Gió Tín phong Tây ôn đới Đông cực Lượng mưa 1000-2000m 500- 1000mm < 500 mm 3. Củng cố bài: - Xác định các đới khí hậu trên bản đồ? - Nêu đặc điểm đới khí hậu nhiệt đới? IV. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ theo hệ thống câu hỏi. - Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng trên lục địa Tiết 27. Ôn tập. Soạn: giảng: I. Mục tiêu bài học: - Học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học về cấu tạo lớp vỏ khí và các đới khí hậu trên Trái Đất. - Giải thích được các đặc điểm khí hậu và phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa. - Nêu được sự khác nhau về cách tính nhiệt độ và lượng mưa. II. Chuẩn bị: - Bản đồ địa hình. - Tranh các đới khí hậu. III. Hoạt động lên lớp: 1. Bài cũ: Xác định giới hạn các đới khí hậu và nêu đặc điểm đới khí haụa nhiệt đới? 2. Bài mới: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Phần ghi bảng Nêu khái niệm đường đồng mức? Tại sao dựa vào đường đồng mức chúng ta biết được các dạng địa hình? GV cho /s chọn các ý đúng và điền tiếp vào nội dung. Khối khí 1. Khối khí nóng 2. Khối khí lạnh 3. Khối khí lục địa 4. Khối khí đại dương Khi nào khối khí bị biến tính? GV cho H/s nêu cách tính nhiệt độ TBngày, tháng, năm? Nhận xét yêu cầu ND SGK? GV dùng sơ đồ cho H/s điền tiếp các loại gió và giới hạn các đới khí hậu? Liện hệ kiến thức bài cũ. H/s nêu bằng hình vẻ Sử dụng Phiếu học tập. Tính chất a Hình thành trên các vùng đất liền có tính chất tương đối khô b. Hình thanhd trên các vùng vĩ độ cao có nhiệt độ tương đối thấp. c........................... d......................... Thảo luận.Nêu So sánh với cách tính lượng mưa của 1 địa phương. Q/s H48 SGK Nhận xét: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Điền tên các đới khí hậu. I. Các khái niệm. 1 Đường đồng mức: 2. Các khối khí: - Khối khí nóng - Khối khí lạnh - Khối khí lục địa - Khối khí đại dương II. Kĩ năng. 1. Cách tính nhiệt độ, lượng mưa. 2. Các loại gió, các đới khí hậu. 3. Củng cố bài: - Nêu đặc điểm các đới khí hậu? - Khía niệm các loại gió? IV. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ theo hệ thống câu hỏi. - Chuẩn bị bài mới: + Khái niệm các đường đồng mức. + Đặc điểm các đới khí hậu trên TĐ Tiết 29 Sông và hồ. Soạn: giảng: I. Mục tiêu bài học: - Học sinh hiểu và trình bày được khái niệm sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, chế độ mưa. - Nắm được khái niệm hồ, biết nguyên nhân hình thành một số hồ và các loại hồ. - Xác định tên các loại hồ trên bản đồ. II. Chuẩn bị: - Bản đồ sông ngòi VN. - Tranh ảnh minh hoạ hình vẽ sông, hồ. III. Hoạt động lên lớp: 1. Bài cũ: Xác định các đới khí hậu trên bản đồ, nêu đặc đới khí hậu nhiệt đới? 2. Bài mới: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Phần ghi bảng Bằng thực tế em hãy mô tả các dòng sông mà em thường gặp Nêu khái niệm sông? nguồn cung cấp nước chủ yếu do đâu?. Xác định trên bản đồ các hệ thống sông ở VN để hình thành khái niệm lưu vực ? Lưu vực sông là gì? Cho biết những bộ phận nào chập thành một dòng sông? Xác định trên bản đồ hệ thống sông Hồng, từ đó hình thành khái niệm hệ thống sông? Lưu lượng nước sông là gì? Lưu lượng một con sông phụ thuộc vào các yếu tố nào? Thuỷ chế sông là gì? Thuỷ chế sông phụ thuộc vào các yếu tố nào? Đặc điểm một con sông thể hiện qua các yếu tố nào? So sánh lưu vực và tổng lượng nước của 2 sông? Cho biết lợi ích và tác hại của sông ngòi? Hồ là gì? Căn cứ vào đặc điểm gì để chia loại hồ? Xác định các nguồn gốc hình thành hồ? Xác định tên các hồ ở Vn và trên thế giới? Nêu vai trò của hồ? Trả lời Trả lời Xác định trên bản đồ Nêu Xác định dựa vào H. 59. Xác định trên bản đồ Trả lời Thảo luận Trả lời theo SGK Thảo luận Thảo luận Trả lời Sử dụng vở bài tập Dựa vào SGK Xác định trên bản đồ Điều hoà dòng chảy, giao thông, tưới tiêu, phát điện, nuôi trồng thuỷ sản. Tạo cảnh đẹp, có khí hậu trong lành... 1. Sông và lượng nước của sông. a. Sông. Là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt thực địa. Nguồn cung cấp nước từ các mạch nước ngầm, nước mưa, nước từ băng tuyết tan... Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông gọi là lưu vực sông. Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông. b. Lượng nước của sông. Lưu lượng qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây ( m3/s) Lưu lượng của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước. Thuỷ chế sông: Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của 1 con sông trong 1 năm. Đặc điểm một con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó. 2. Hồ. Là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền Hai loại hồ: Hồ nước ngọt, hồ nước mặn. Hồ có nhiều nguồn gốc khác nhau: ( Hồ vết tích khúc sông, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo...) Tác dụng của hồ: 3. Củng cố bài: - Sông và hồ khác nhau như thế nào? - Thế nào là hệ thống sông, lưu vực sông? IV. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ theo hệ thống câu hỏi. - Chuẩn bị bài mới: Xác định độ muối ở biển và đại dương. + Nguyên nhân sinh ra hiện tượng thuỷ triều, sóng. Tiết 30. Biển và đại dương Soạn: giảng: I. Mục tiêu bài học: - Học sinh biết được độ muối của biển và nguyên nhân làm cho nước biển và đại dương có muối. - Biết các hình thức vận đọng của nước biển và đại dương ( sóng, thuỷ triều, dòng biển ) và nguyên nhân của chúng. II. Chuẩn bị: - Bản đồ tự nhiên thế gới. - Tranh ảnh về sóng, thuỷ triều, III. Hoạt động lên lớp: 1. Bài cũ: Sông và hồ khác nhau như thế nào? 2. Bài mới: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Phần ghi bảng GV cho học sinh chứng minh bốn đại dương thông với nhau? Tại sao nước biển lại mặn?Đô muối do dâu mà có? Tại sao độ muối của nước biển và đại dương lại thay đổi tuỳ nơi? Xác định trên bản đồ biển Ban Tích, biển Hồng Hải. Giải thích tại sao nước biển Hồng hải mặn hơn biển Ban Tích? Giải thích tại sao độ muối nước ta lại thấp hơn mức trung bình? Mô tả hiện tượng sóng biển? Sóng là gì/ Nguyên nhân tạo ra sóng? Nêu khái niệm thuỷ triều? Xác định các loại thuỷ triều. Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều? Thế nào là dòng biển? Nguyên nhân sinh ra dòng biển? Xác định tên các dòng biển và nhận xét sự phân bố của các dòng biển? Vai trò của dòng biển? Vì sao con người cần bảo vệ biển? Xác định trên bản đồ 4 đại dương. Xác định nguyên nhân: GT: Mật độ các sông đổ ra biển và độ bốc hơi. Xác định trên bản đồ. GT: Thảo luận. Lượng mưa TB nước ta lớn. Mô tả. Nêu khái niện và nguyên nhân. Trả lời Bán nhật triều, nhật triều, nhật triều không đều Thảo luận. Thảo luận Xác định trên bản đồ. Dòng nóng: XĐ- vĩ độ cao. Dòng lạnh vĩ độ cao – vĩ độ thấp. Thảo luận. 1. Độ muối của biển và đại dương. Các biển và đại dương đều thông với nhau. Độ muối TB nước biển là 35%0 Độ muối do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. 2. Sự vận động của nước biển và đại dương. a. Sóng biển. Là sự chuyển động của các hạt nước biển theo những vòng tròn lên xuống theo chiều thẳng đứng. Đó là sự chuyển động tại chổ của các hạt nước biển. Gió là nguyên nhân tạo ra sóng. b. Thuỷ triều Là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì. Do sức hút của mặt trăng và một phần MTrời làm nước biển và đại dương vận động lên xuống. c. Dòng biển. Là sự chuyển động nước với lưu lượng lớn trên quãng đường dài trong các biển và đại dương. NN: do gió. Các dòng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu các vùng ven biển mà chúng chảy qua. 3. Củng cố bài: - Cho biết nguyên nhân hình thức vận động cả nước biển? - Vì sao độ muối của các biển vầ đai dương khác nhau? IV. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ theo hệ thống câu hỏi. - Chuẩn bị bài mới: Xác định các dòng biển chính. + Xác định vị trí các dòng biển chạy qua. Tiết 31 Thực hành sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương. Soạn: giảng: I. Mục tiêu bài học: - Học sinh xác định vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trên bản đồ. - Rút ra nhận xét về hướng chảy của các dòng biển trên đại dương thế giới. - Nêu được mối quan hệ giữa dòng biển với khí hậu nơi chúng đi qua. Kể tên các dòng biển chính. II. Chuẩn bị: - Bản đồ các dòng biển trong đại dương. - Phóng to Hìn 65 SGK. III. Hoạt động lên lớp: 1. Bài cũ: Vì sao độ muối trong các biển và đại dương khác nhau? 2. Bài mới: * GV giới thiệu các hải lưu ở 2 đại dương trên bản đồ. TBD và DTD. * Yêu cầu học sinh theo dõi và điền bổ sung tên các dòng biển chưa có trong hình vẽ và các dòng biển trong SGK. 1. Bài tập 1: Phân nhóm 2 nhóm - Trả lời các câu hỏi trong bài tập 1 , dựa vào bản đồ các dòng biển. - Các bước làm như sau: + Xác định các dòng biển nóng, lạnh trong 2 đại dương: TBD và DTD ( Dòng nóngmàu đỏ, dòng lạnh màu xanh). + Các dòng biển nóng, lạnh ở 2 nửa cầu xuất phát ở đâu? Hướng chảy như thế nào? + Rút ra nhận xét chung. - Học sinh hoàn thành theo nội dung yêu cầu trình bày trên bản đồ. - Cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. - Gv nhận xét, chuẩn xác kiến thức bài tập 1. Đại dương Hải lưu Bắc bán cầu Nam bán cầu Tên hải lưu Vị trí, hướng chảy Tên hải lưu Vị trí, hướng chảy TBD Nóng Cưrôsiô Alatxca XĐ- ĐB XĐ- TB Đông úc XĐ- ĐN Lạnh Cali Peria Ôriasô 400B – XĐ BBD - Ôn đới Pêru ( TN Mĩ) Từ Nam( 600N) – lên XĐ ĐTD Nóng Guyan Gơnxtrim Bắc XĐ - 300B CT Bắc – B Âu ( Đông BMĩ) Braxin XĐ - Nam Lạnh Labrađo Canari Bắc – 400B 400B – 300 B Ben ghila (Tây Nphi) Phía Nam – XĐ Kết luận: 1. Hầu hết các dòng biển nóng ở 2 bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ thấp ( Khí hậu nhiệt đới) chảy lên vùng vĩ độ cao ( Khí hậu ôn đới). 2. Các dòng biển lạnh ở 2 bán cầu xuất phát từ vĩ độ cao ( vùng cực) về vùng vĩ độ thấp 9 Khí hậu ôn đới và khí hậu nhiệt đới). 2. Bài tập 2: * Gv hướng dẫn cả lớp trả lời câu hỏi dựa vào lược đồ hình 65 SGK. Phiếu học tập Trả lời các câu hỏi sau: Vị trí 4 điểm đó nằm ở vĩ độ nào? Đánh dấu 4 điểm theo thứ tự từ trái sang phải từ 1- 4. Địa điểm nào gần dòng biển nóng, dòng lạnh nêu tên, bao nhiêu độ? Rút ra kết luận về ảnh hưởng của dòng biển nóng, lạnh về khí hậu ven biển nơi chúng đi qua? Chuẩn xác kiến thức: - Dòng biển nóng làm nhiệt độ các vùng ven biển cao hơn. - Dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven biển thấp hơn các vùng cùng vĩ độ. * ý nghĩa: - Nắm vững quy luật của hải lưu có ý nghĩa rất to lớn trong việc vận tải biển, phát triển nghề ca, củng cố quốc phòng. - Nơi gặp gỡ giữa dòng nóng và dòng lạnh thường hình thành những ngư trường nổi tiếng thế giới. 3. Củng cố bài: - Nhận xét chung hướng chảy các dòng biển trên thế giới? - Mối quan hệ giữa dòng nóng và lạnh với khí hậu nơi chúng đi qua? IV. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ theo hệ thống câu hỏi. - Chuẩn bị bài mới: Các nhân tố hình thành đất. + Khái niệm đất và các thành phần của đất. Tiết 32. Đất . Các nhân tố hình thành đất. Soạn: giảng: I. Mục tiêu bài học: - Học sinh biết được khái niệm về đất và các nhân tố hình thành đất. - Hiểu được vai trò quan trọng của độ phì và ý thức vai trò của con người trong việc làm độ phì của đất tăng hay giảm. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về một mẫu đất. - Bản đồ đất Việt Nam. III. Hoạt động lên lớp: 1,. Bài cũ: Gv kiểm tra bài thực hành học sinh 2. Bài mới: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Phần ghi bảng Tiết 33. Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên trái đất. Soạn: giảng: I.Mục tiêu bài học: - Học sinh nắm được khái niệm lớp vỏ thực vật, phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố sinh vật trên Trái Đất. - Trình bày được sự ảnh hưởng của con người đến sự phân bố sinh vật. - Xác định được sự phân bố các loại sinh vật trên bản đồ. II. Chuẩn bị: - Hệ thống câu hỏi. - Kênh hình minh hoạ. III. Hoạt động lên lớp: 1. Bài cũ: Nêu các nhân tố hình thành đất? Cho ví dụ. 2. Bài mới: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Phần ghi bảng Sự xuất hiện sinh vật trên Trái Đất có tự bao giờ? Nêu khái niệm lớp vỏ sinh vật? SV tồn tại và phát triển những nơi đâu? GV cho kết luận về vị trí lớp vỏ sinh vật? HD Q/s h67. Nhận xét? Q/s h67,68 cho biết sự phát triển thực vật ở 2 nơi này như thế nào? Tại sao? Nhận xét sự thay đổi các loại rừng theo độ cao? Vì sao có sự khác nhau đố? Cho ví dụ về đất có ảnh hưởng tới phân bố thực vật? Q/s H69.70 Xác định tên các loại ĐV mỗi miền và giải thích sự khác nhau đố? Sự tác động khí hậu tới ĐV khác với TV như thế nào? Mối quan hệ giữa TV và ĐV như thế nào? C/m? Con người có những tác động như thế nào đến sự phân bố sinh vật?Nêu ví dụ. Nêu hướng bảo vệ nguồn sinh vật trên TĐ? Xác định thời gian Nêu Sơ đồ. Q/s H67. nêu rừng mưa nhiệt đới, đặc điểm thực vật... H67.có mưa nhiều và nóng. H68. Khí hậu nóng không ẩm. Thảo luận HĐ cá nhân Xác định trên hình. Do tác động địa hình, khí hậu mỗi miền khác nhau. So sánh Nêu theo sự hiểu biết Nêu Tích cực và tiêu cực 1. Lớp vỏ sinh vật. Các sinh vật sống trên bề mặt TĐ tạo thành lớp vỏ sinh vật. SV xâm nhập trong lớp đất, đá, khí quyển và thuỷ quyển. 2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật. a. Đối với TV Khí hậu là yếu tố tự nhiên ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm thực vật. Trong khí hậu thì lượng mưa và nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phát triển thực vật. ảnh hưởng của địa hình tới sự phân bố thực vật. ảnh hưởng của đất tới sự phân bố thực vật. b. Đối với Động vật Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật. Động vật ít chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn TV vì ĐV có thể di chuyển theo địa hình, theo mùa. c. Mối quan hệ giữa TV và ĐV Sự phân bố TV và ĐV có mối quan hệ mật thiết với nhau. 3. ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố TV,ĐV trên TĐ. a. Tích cực Cải tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi. Mang giống cây từ nơi này sang nơi khác b. Tiêu cực Phá rừng làm rẫy, ÔNMT, c. Bảo vệ 3. Củng cố bài: - Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật trên Trái Đất như thế nào? - Con người có những tác động nào đến sự phân bố sinh vật? IV. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ theo hệ thống câu hỏi. - Chuẩn bị bài mới: Ôn tập học kì II Các câu hỏi vở bài tập.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_25_33_nguyen_thi_dieu_lan.doc