Giáo án Địa lí Lớp 7 - Bài 1-7 - Trần Thị Quyên

I. Mục tiêu bài học

- Cho hs nắm được các kiến thức cơ bản về các môi trường trong đới nóng như về nhiệt độ, lượng mưa, gió.

- Nắm được các đặc điểm khác của đới nóng về dân số, hoạt động sản xuất.

- Rèn luyện kĩ năng thực hành làm các bài tập.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ, vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ.

II. Phương tiện dạy học

- Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của từng môi trường.

III. Hoạt động trên lớp.

1. Ổn định

2. Bài mới.

 

doc27 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Bài 1-7 - Trần Thị Quyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 Cách vẽ biểu đồ hình cột & tính mật độ dân số Lớp : Ngày dạy : I. Mục tiêu bài học. - Đây là loại biểu đồ dùng để biểu diễn động thái phát triển, so sánh sự tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần 1 tổng thể. - Rèn luyện kĩ năng vẽ, cách tính biểu đồ & mật độ dân số. II. Đồ dùng dạy học. - Thước kẻ, bút màu, máy tính. III. Hoạt động dạy học. 1. ổn định 2. Bài mới Hoạt động của GV & HS Ghi bảng A.Mở bài: B. Phát triển bài: * Hoạt động 1: (Cả lớp) ? Biểu đồ hình cột thường thể hiện nội dung gì? GV hướng dẫn HS cắc bước thực hiện khi vẽ biểu đồ hình cột - Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình tăng trưởng dân số thế giới. - Nhận xét biểu đồ vừa vẽ. Năm 1927 1960 1974 1987 1999 2021 Dân số (tỉ người) 2 3 4 5 6 8 *Hoạt động 2: Cá nhân ? Em hãy nêu công thức tính mật độ dân số? Cách vẽ biểu đồ hình cột: Khái niệm: Là biểu đồ thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của 1 tổng thể. Cách vẽ: Chọn kích thước biểu đồ (Chiều cao trục tung tương ứng với 10- 12 dòng kẻ, chiều rộng phù hợp với khổ giấy) Các cột có chiều rộng phải bằng nhau và nên chọn = 0,5 hoặc 0,7 cm. Trên đỉnh cột phải ghi số liệu. Khoảng cách giữa các cột tuỳ thuộc vào khoảng cách năm mà đề bài ra. Lập chú giải Tên biểu đồ: Lấy y nguyên yêu cầu đề bài bỏ chữ hãy vẽ. c. Bài tập ứng dụng: Tính mật độ ds: MĐ DS = Số dân ( người / km2 ) Diện tích Dựa vào bảng số liệu sau hãy tính mật độ dân số của Cổ Loa qua các năm: Năm 1900 1945 2000 Diện tích(km2) 2000 2245 2306 Dân số ( người) 265000 573000 703000 IV. Củng cố: Dựa vào bảng số liệu sau hãy vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thực ở ĐB SH và rút ra nhận xét. Năm 1988 1992 1995 1998 2000 Sản lượng lương thực 14 22 35 54 60 V. Dặn dò. - Về nhà làm lại các bài tập đã học. Bài 2 Hướng dẫn luyện tập Môi trường đới nóng Lớp : Ngày dạy : I. Mục tiêu bài học - Cho hs nắm được các kiến thức cơ bản về các môi trường trong đới nóng như về nhiệt độ, lượng mưa, gió. - Nắm được các đặc điểm khác của đới nóng về dân số, hoạt động sản xuất. - Rèn luyện kĩ năng thực hành làm các bài tập. - Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ, vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ. II. Phương tiện dạy học - Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của từng môi trường. III. Hoạt động trên lớp. 1. ổn định 2. Bài mới. Hoạt động của GV & HS Ghi bảng * Hoạt động 1: ? Nhắc lại các kiến thức cũ đã học. Cho hs tự trả lời. * Hoạt động 2: GV & hs cùng chữa lại các bài thực hành trong tập bản đồ. ? Gọi hs chữa bài -> hs khác bổ sung. -> GV kết luận. * Hoạt động 3: GV gọi hs làm bài tập. -> gọi hs khác bổ sung -> GV kết luận. 1. Hệ thống lại kiến thức. a) Các môi trường trong đới nóng. Xác định độ ẩm, NĐ, NĐGM về: Vị trí Nhiệt độ Lượng mưa Gió Mùa b) Hoạt động sản xuất nông nghiệp trong đới nóng. - Các hình thức sản xuất: Làm nương rẫy Thâm canh lúa nước Hoạt động sản xuất theo quy mô lớn - Đặc điểm sản xuất trong nông nghiệp Khí hậu Đất trồng Biện pháp khắc phục c) Dân số ở đới nóng. Đặc điểm Di dân Biện pháp 2. Luyện thực hành. 3. Luyện làm bài tập trong bài tập địa lí 7 IV. Củng cố & dặn dò. - Yêu cầu hs làm các bài tập trong tập bản đồ và bài tập địa lí. Nếu làm chưa đúng về xem và làm lại. Rút kinh nghiệm Bài 3 Hướng dẫn luyện tập Môi trường đới ôn hoà Lớp : Ngày dạy : I. Mục tiêu bài học - Củng cố lại kiến thức đã học ở môi trường đới ôn hoà. - So sánh môi trường đới nóng & đới ôn hoà. II. Phương tiện dạy học - Lược đồ môi trường đới ôn hoà. - Bản đồ công nghiệp thế giới. - Tranh ảnh đới ôn hoà. - Cảnh quan đô thị hoá. III. Hoạt động trên lớp. 1. ổn định 2. Bài mới Vào bài: Nằm ở vị trí giữa đới nóng & đới lạnh. Đới ôn hoà hướng ánh sáng có khí hậu rất thuận lợi nhưng ngược lại ở đây cũng có nhiều biến đổi ảnh hưởng lớn tới con người & cuộc sống ở đây. Hoạt động của GV & hs Ghi bảng * Hoạt động 1: GV cho hs nhắc lại các kiến thức đã học về đới ôn hoà. ? So sánh vị trí- khí hậu của môi trường đới ôn hoà & đới nóng. * Hoạt động 2: GV gọi hs đứng dậy đọc bài của mình đã làm -> hs bổ sung -> Gv kết luận. I. Lý thuyết. 1. Vị trí – Khí hậu MT đới ôn hoà MT đới nóng Vị trí Nhiệt độ Lượng mưa Cảnh quan 2. Hoạt động nông nghiệp. MT đới ôn hoà MT đới nóng Các hình thức: -Qui mô -áp dụng KHKT - SL 3. Hoạt động công nghiệp. - Nền CN tiên tiến có cơ cấu đa dạng. - Cảnh quan CN. 4. Đô thị hoá ở đới ôn hoà. - Đô thị hoá ở mức độ cao - Sự bùng nổ đô thị hoá 5. Ô nhiễm môi trường. II. Luyện bài tập trong tập bản đồ. III. Luyện làm bài tập trắc nghiệm. Bài 1 Hãy điền vào bảng dưới đây để minh hoạ đặc điểm phân hoá môi trường ở đới ôn hoà. Địa điểm Nhiệt độ Lượng mưa Thảm thực vật Vùng ven biển (bờ Tây lục địa) Vùng xa biển (bờ lục địa) ở vĩ độ cao Bài 2 Nối cột A với cột B cho phù hợp A 1. Để tưới nước 2. Để hạn chế tuyết trong mùa đông giá. 3. Để ngăn gió mạnh 4. Để ngăn ngừa mưa đá, sương gió. 5. Để có giống cây con thích nghi với khí hậu, năng suất cao. B a) Sử dụng tấm nhựa trong. b) Trồng cây quanh bờ ruộng. c) Lai tạo nhiều giống mới. d) Xây dựng nhiều nhà kinh doanh e) Sử dụng hệ thống tự cháy hoặc tưới nước xoay tròn. Bài 3 Chọn đáp án đúng nhất: 1) Điểm khác biệt trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ôn đới so với vùng nhiệt đới là: a. Phần lớn tập trung cho ngành chăn nuôi. b. Phát triển mạnh ngành trồng trọt. c. Cân đối giữa trồng trọt & chăn nuôi. d. Chỉ chú trọng canh tác các loại cây lương thực. 2) Trên thế giới, vùng CN lớn kéo dài qua nhiều nước chủ yếu tập trung ở khu vực: a. Bắc Mĩ c. Đông Bắc á b. Tây Âu d. Đông Nam á 3) Sự khác nhau giữa các siêu đô thị ở đới ôn hoà & đới nóng, thể hiện ở: a. Số lượng dân số c. Quy mô diện tích. b. Tình trạng ô nhiễm môi trường. b. Sự sắp xếp các tầng không gian đô thị IV. Củng cố & dặn dò. - GV cho hs làm bài tập trong vở bài tập. Bài 4 Hướng dẫn luyện tập Môi trường hoang mạc đới lạnh, vùng núi Lớp : Ngày dạy : I. Mục tiêu bài học. - Củng cố lại kiến thức của 3 chương đã học về đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các môi trường. - So sánh 3 môi trường có những điểm tương đồng hay khác nhau cơ bản nào. - Qua ảnh địa lí rèn cho hs kĩ năng so sánh, đọc và phân tích ảnh địa lí. II. Phương tiện dạy học - ảnh địa lí cảnh quan 3 môi trường. - Tranh ảnh động thực vật của từng môi trường. III. Hoạt động trên lớp. 1. ổn định. 2. Bài mới. Hoạt động của GV & HS Ghi bảng * Hoạt động 1: GV cho hs kẻ bảng so sánh 3 MT các đặc điểm như sau: Nhóm i: so sánh đặc điểm của mt. Nhóm II: so sánh động thực vật của 3 môi trường. Nhóm III: so sánh hoạt động của 3 môi trường. * Hoạt động 2: Gv gọi hs lên chữa các bài tập đã học trong 3 chương -> hs khác bổ sung -> gv kết luận. * Hoạt động 3: GV cần ghi bảng hoặc in sẵn đề cho hs làm. I. Lý thuyết. 1. Đặc điểm của MT. Đặc điểm Hoang mạc Đới lạnh Vùng núi Phân bố Khí hậu Cảnh quan 2. So sánh sự thích nghi và phát triển động thực vật. Đặc điểm Hoang mạc Đới lạnh Vùng núi Thực vật Động vật Kết luận 3. Hoạt động kinh tế của con người. Hoạt động kinh tế Hoang mạc Đới lạnh Vùng núi Các hoạt động KTế Khó khăn trong phát triển KTế II. Luyện bài tập trong tập bản đồ. Làm bài tập. III. Luyện bài tập trắc nghiệm. Bài 1 Nối cột A với cột B cho phù hợp A 1. Khí hậu ở hoang mạc 2. Khí hậu ở đới lạnh. 3. Khí hậu ở vùng núi. 4. Động thực vật ở hoang mạc 5. Động thực vật ở đới lạnh. 6. Động thực vật ở vùng núi. B a) Khí hậu có sự thay đổi từ thấp lên cao. b) Xương rang, thằn lằn, lạc đà. c) Tuần lộc, cá voi xanh, chim cánh cụt. d) Có khí hậu rất nóng. e) Quanh năm phát triển tốt. g) Có khí hậu rất lạnh. Bài 2 Chọn đáp án đúng: * Đặcđiểm nổi bật của hoang mạc là: a. Sự chênh lệch t° ngày và đêm rất lớn, khiến đá nứt vỡ. b. Tính chất vô cùng khô hạn, vì lượng mưa rất thấp. c. Phần lớn bề mặt là những dải đá hoặc những cồn cát bao phủ. d. Thực vật cằn cỗi, động vật rất hiếm. * Cảnh quan phổ biến nhất của đới lạnh là: a. Hoa nở vào mùa hạ. b. Sự đa dạng của động thực vật vùng ven biển. c. Cây cối quanh xanh tốt vào mùa xuân. d. Cảnh núi băng & đồng bằng khắp nơi. * Các dân tộc miền núi châu á thường sống ở độ cao 1000m, trong khi các dân tộc miền núi Nam Mĩ lại sống ở độ cao 3000m, là do: a. Vùng núi Nam Mĩ, đa số nằm ở Đông Nam. b. Vùng núi Châu á, phần lớn nằm ở đới ôn hoà. c. Cả 2 đều đúng. d. Cả 2 đều sai. IV. Củng cố & dặn dò. Về nhà ôn tập lại các bài đã học trên lớp. Hoàn thiện bài đã học trong vở địa lí. Bài 5 Hướng dẫn luyện tập: Châu Phi Lớp : Ngày dạy : I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức. - Hệ thống lại kiến thức toàn bộ chương học. Nắm vững đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lí, dân cư – xã hội, kinh tế của châu Phi. 2. Kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu thống kê, ảnh địa lí. - Rèn kĩ năng đọc và nắm vững đặc điểm tự nhiên của từng môi trường. II. Phương tiện dạy học. - Bản đồ tự nhiên châu Phi - Bản đồ kinh tế châu Phi. - Bản đồ dân cư châu Phi. - Một số tranh ảnh liên quan. III. Hoạt động trên lớp. 1. ổn định 2. Bài mới Vào bài: Châu Phi là châu lục đầu tiên chúng ta đi tìm hiểu. Đây là châu lục có điều kiện tự nhiên và dân cư xã hội hết sức phức tạp. Song chính vè thế mà nó tạo ra những nét văn hoá - phong tục đa dạng ở khu vực này. Hệ thống lại kiến thức để chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về khu vực. Hoạt động của GV & HS Ghi bảng * Hoạt động 1: GV cho hs ôn tập lại những kiến thức của toàn chương học bằng cách đặt các câu hỏi cho từng hs trả lời. * Hoạt động 2: Gv gọi hs lần lượt làm các bài -> hs khác bổ sung -> gv kết luận. *Hoạt động 3: I. Lý thuyết. - Vị trí địa lí - Đặc điểm tự nhiên: Địa hình Khoáng sản Khí hậu Các đặc điểm khác - Dân cư – Xã hội: Lịch sử. Dân cư. Bùng nổ dân số. Xung đột tộc người. - Kinh tế Châu Phi: Ngành nông nghiệp: Trồng trọt. Chăn nuôi. Ngành công nghiệp. Ngành dịch vụ. Quá trình đô thị hoá. II. Chữa bài tập trong tập bản đồ. III. Luyện bài tập trắc nghiệm Bài 1 Điền tiếp vào chỗ chấm () Châu Phi có diện tích khoảng (1) đứng thứ 3 thế giới sau châu (2) và châu (3). Châu Phi có hình (4). Khổng lồ vì bờ biển (5) cắt xẻ ít đảo và bán đảo; địa hình châu Phi lại như một (6) đồ sộ cao trung bình (7) mét. 30 tr km2. 4. ít bị 2.Châu á 5. Cao nguyên 3.Châu Mĩ 6. 750m Bài 2 Hoàn thành bảng sau: Đồn điền Nương rẫy Người sở hữu Qui mô Kĩ thuật sản xuất. Đối tượng sản xuất. Mục đích sản xuất Bài 3 Dựa vào H29.1 SGK. Em hãy nêu khái quát phạm vi Những vùng có MĐDS trên 50 ng/km2. Những vùng có MĐDS từ 21 đến 50 ng/km2. . Những vùng có MĐDS từ 2 đến 20 ng/km2. .. Những vùng có MĐDS dưới 2 ng/km2. Bài 4 Chọn đáp án đúng: 4.1. Dạng địa hình chủ yếu của châu Phi là: a. Các dãy núi cao, trùng điệp. b. Núi và cao nguyên xen kẽ các bồn địa thấp. c. Bờ biển thẳng, ít khúc khuỷu. d. Đồng bằng. 4.2. Các môi trường ở châu Phi có vị trí khá đối xứng qua xích đạo vì: a. Đướng xích đạo đia qua gần giữa châu Phi, chia châu Phi thành 2 nửa khá cân xứng về vĩ độ. b. Châu Phi có dạng hình khối, diện tích rộng lớn. c. Châu Phi có rất ít đảo, bán đảo. 4.3. Nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển KT-XH ở châu Phi hiện nay là: a. Bùng nổ dân số. b. Xung đột sắc tộc. c. Đại dịch AIDS. d. Sự can thiệp của nước ngoài. 4.4. Hình thức trồng trọt phổ biến ở châu Phi là: a. Thâm canh. b. Làm nương rẫy. c. Sản xuất trong các đồn điền. IV. Dặn dò. Ôn tập lại kiến thức toàn chương. Củng cố các bài tập còn làm chưa chính xác. Bài 6 Hướng dẫn luyện tập Châu phi (tiếp) Lớp: Ngày dạy : I. Mục tiêu bài học. - Củng cố thêm các kiến thức đã học về châu Phi: kinh tế, các khu vực châu Phi, hoạt động kinh tế, tự nhiên của 3 khu vực châu Phi. - Rèn luyện các kĩ năng so sánh, nhận xét 3 khu vực. II. Phương tiện dạy học. - Bản đồ tự nhiên các khu vực châu Phi. - Bản đồ kinh tế khu vực châu Phi. III. Hoạt động trên lớp. 1. ổn định. 2. Bài mới. Vào bài: 3 khu vực châu Phi mặc dù cùng trên một lãnh thổ nhưng vẫn có những nét khác biệt với nhau. Chính sự khác biệt đó đã làm cho nền kinh tế của 3 khu vực cũng phát triển khác nhau. Vậy sự khác biệt đó như thế nào ta sẽ cùng ôn tập lại trong bài học này. Hoạt động của GV & HS Ghi bảng Gv chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm ôn tập lại 1 khu vực theo biểu bảng sau: I. Lý thuyết. 1. So sánh tự nhiên 3 khu vực châu Phi. Bắc Phi Trung Phi Nam Phi 1, Địa hình 2, Khí hậu 3, Thực vật So sánh KT – XH của 3 khu vực. Bắc Phi Trung Phi Nam Phi 1, Dân cư 2, Chủng tộc 3, Tôn giáo 4, Sự phát triển KT 5. Nhận xét chung GV gọi hs chữa bài trong tập bản đồ -> hs khác nhận xét bổ sung -> gv kết luận. Gv cần in sẵn đề cho hs hoặc cho hs làm trong vở bài tập địa lí. II. Luyện tập bài tập bản đồ. III. Bài tập trắc nghiệm. Bài 1 Điền các từ ( lạc hậu, Ma-la-uy, Mô-dăm-dich, chênh lệch, công nghiệp ) vào các chỗ trong câu sau cho đúng: Trình độ phát triển kinh tế của các nước khu vực Nam Phi rất (1). Cộng hoà Nam Phi là nước (2) phát triển bậc nhất của châu Phi trong khi đó, nhiều nước như , (3) lại là những nước nông nghiệp lạc hậu(4). Chênh lệch Công nghiệp Ma-la-uy, Mô-dăm-bích Lạc hậu. Bài 2 Dựa vào H26.1,27.1 trong SGK, giải thích tại sao phía Đông Nam Phi có khí hậu ẩm, mưa khá nhiều còn phía tây và nhất là trong nội đại Nam Phi lượng mưa giảm dần, khí hậu khô hạn. Bài 3 Dựa vào lược đồ H32.1 trang 102 SGK, hãy hoàn chỉnh sơ đồ sau để nêu sự khác biệt về hoạt động kinh tế giữa 2 khu vực Bắc Phi và Trung Phi. Hoạt động kinh tế Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp TRUNG PHI BắC PHI IV. Dặn dò. Ôn tập lại các kiến thức đã học. Đọc và chuẩn bị trước chương “Châu Mĩ” Bài 7 Hướng dẫn luyện tập: Châu Mĩ Lớp : Ngày dạy : I. Mục tiêu bài học. - Hệ thống lại kiến thức toàn chương đã học về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, dân cư, KT-XH, - Có sự so sánh giữa khu vực Bắc Mĩ & Trung Mĩ, Nam Mĩ. - Có sự so sánh giữa khu vực châu Mĩ với khu vực châu Phi. - Rèn luyện thêm các kĩ năng so sánh, phân tích, đánh giá đối chiếu số liệu. II. Phương tiện dạy học. - Bản đồ tự nhiên khu vực châu Mĩ. - Bản đồ dân cư – kinh tế châu Mĩ. III. Hoạt động trên lớp. 1. ổn định. 2. Bài mới. Vào bài: Tổng kết lại kiến thức của 1 chương đã học là điều vô cùng quan trọng. Qua đó ta có cái nhìn tổng thể, sâu sắc mọi vấn đề trong chương. Đối với 1 châu lục như châu Mĩ thì đó càng là điều quan trọng vì thiên nhiên, khí hậu ở đây có sự phân hoá phức tạp. Hoạt động của GV & HS Ghi bảng * Hoạt động 1: Gv có thể gợi mở để hs nhớ lại kiến thức bằng các câu hỏi hoặc có thể kẻ bảng phụ tổng hợp kiến thức toàn chương. I. Lý thuyết. Khu vực châu Mĩ Kinh tế- Xã hội Đặc điểm tự nhiên Dân cư Vị trí địa lí * Hoạt động 2: GV gọi hs làm những bài tập khó mà các em chưa làm được hoặc làm chưa đúng để chữa. * So sánh giữa khu vực Bắc Mĩ với Trung & Nam Mĩ. So sánh KV Bắc Mĩ KV Trung & Nam Mĩ 1. Vị trí địa lí 2. Đặc điểm tự nhiên. 3. Kinh tế 4. Dân cư II. Chữa bài tập bản đồ. III. Bài tập trắc nghiệm Bài 1 Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của 3 nước Hoa Kì, Canada, Mê-xi-cô dựa vào bảng số liệu SGK trang 124. 4% 68% 28% 5% 68% 27% 2% 72% 26% Biểu đồ cơ cấu GDP của 3 nước Bắc Mĩ. Chú giải: Bài 2 Nối cột A với cột B cho phù hợp A B CN khai thác, chế biến gỗ. CN cơ khí. CN chế tạo ô tô, lọc dầu. CN hoá chất. CN luyện kim màu & đen. Tập trung ở phía nam Hồ Lớn. Phân bố khắp nước Canada. Tập trung ven vịnh Mê-hi-cô. Tập trung ven biển Tây Nam Thái Bình Dương. Tập trung ở phía Bắc và Nam Hồ Lớn. Bài 3 So sánh đặc điểm địa hình khu vực Bắc Mĩ và Tây & Nam Mĩ. * Giống: * Khác: So sánh Bắc Mĩ Nam Mĩ - Phía Đông - ở giữa - Phía Tây Bài 4 Cho biết câu sau, câu nào là đúng nhất: 1. Cây lương thực được trồng chính ở Bắc Mĩ là: a). Lúa mì b). Ngô c). Lúa gạo d). Đậu tương IV. Củng cố và dặn dò. - Hoàn thiện các bài tập trong vở bài tập địa lí. Bài 8 Hướng dẫn luyện tập Châu Nam cực và châu Đại Dương. Lớp : Ngày dạy : I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức. - Tổng hợp các kiến thức của 2 chương 8 và 9. - Xem phần nào kiến thức còn thiếu, hạn chế của hs để bổ sung. - Có sự so sánh về vị trí địa lí: địa hình, khí hậu, khoáng sản ở 2 khu vực này. 2. Kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng so sánh, đối chiếu các yếu tố với nhau để phát hiện ra những điểm riêng khác biệt. II. Phương tiện dạy học. - Bản đồ tự nhiên châu Nam Cực. - Bản đồ tự nhiên, kinh tế châu Đại Dương. III. Hoạt động trên lớp. 1. ổn định. 2. Bài mới. Vào bài: Là 2 châu lục được phát hiện muộn hơn cả và không có nhiều dân cư sinh sống. Nhưng châu Đại dương và châu Nam cực được coi là 2 vùng đất đẹp và biểu trung của Trái đất. Đây là 2 châu lục có những điều kiện tự nhiên hết sức khác biệt và độc đáo. Hoạt động của GV & HS Ghi bảng * Hoạt động 1: Gv cho hs tự so sánh lại đặc điểm về vị trí địa lí, giới hạn, tự nhiên, dân cư – xã hội của 2 châu lục. * Hoạt động 2: Gv cho hs làm -> nhận xét bổ sung -> gv kết luận. I. Lý thuyết. So sánh Châu Nam Cực Châu Đại Dương Vị trí địa lí Diện tích Địa hình Khí hậu Khoáng sản Sinh vật Dân cư Kinh tế II. Luyện tập trong tập bản đồ. III. Bài tập trắc nghiệm. Bài 1 Điền các cụm từ : bị băng phủ, giá lạnh, 90,35, cao nguyên băng, thực vật; vào chỗ sao cho đúng: Do khí hậu (1) quanh năm, gần như toàn bộ lục địa Nam Cực (2) tạo thành các (3) khổng lồ. Thể tích băng ở đây lên tới trên (4) triệu km3, chiếm khoảng (5) % thể tích nước ngọt dự trữ của thế giới. Điều kiện khắc nghiệt đã làm cho trên lục địa Nam Cực (6) không thể tồn tại. Bài 2 Nối các ý ở cột bên trái với các ý ở cột phải sao cho đúng: Sự kiện Nối Mốc thời gian CNC được phát hiện. Các nhà thám hiểm đầu tiên đặt chân lên lục địa Nam Cực. Hiệp ước Nam Cực được kí. a. 01/12/1959 b. Đầu thế kỉ XX c. Cuối thế kỉ XIX Bài 3 Nối cột Các đảo, quần đảo Nối Nguồn gốc Pôlinêdi,Micronedi Niudilin Mêlanêdi Từ lục địa tách ra Núi lửa tạo thành San hô tạo thành. Bài 4 Chọn đáp án đúng 1) Châu Nam Cực có khí hậu lạnh là do: a. Có cực nam nằm trên lục địa. b. Gần toàn bộ lục địa trong phạm vi VCN. c. Bao quanh lục địa là các đại dương d. Tất cả. 2) Về mặt tự nhiên, châu Đại Dương là châu lục: a. Nhỏ nhất trong các châu lục trên thế giới. b. Giáp ít đại dương nhất. c. Nhiều loài động thực vật độc đáo nhất. d. Tỉ lệ diện tích là hoang mạc lớn nhất. e. Khí hậu nóng và khô nhất. g. Có địa hình phức tạp nhất. 3) Đại bộ phận lục địa Ôxtraylia là hoang mạc vì các nguyên nhân chủ yếu sau: a. Vị trí có đường chí tuyến chạy qua nên lục địa Ôxtraylia chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến khô nóng. b. Dọc phía đông có hệ thống núi cao (Trường Sơn) ngăn cản ảnh hưởng biển từ phía đông vào. c. Phía tây có dòng biển lạnh Tây Ôxtraylia. d. Tất cả. IV. Củng cố và dặn dò. Cho hs làm bài trên lớp thiếu thời gian về nhà hoàn thành nốt. Có thể cho hs làm thêm các bài chọn đáp án đúng. Bài 9 Hướng dẫn luyện tập Châu âu Lớp : Ngày dạy : I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức. - Tổng hợp lại kiến thức của toàn chương học về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, dân cư. - So sánh sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế – xã hội của 4 khu vực. 2. Kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu, tranh ảnh trên lược đồ, bản đồ. - Rèn luyện kĩ năng so sánh để đối chiếu các khu vực với nhau. II. Phương tiện dạy học. - Bản đồ tự nhiên châu Âu. - Bản đồ dân cư châu Âu. - Bản đồ kinh tế châu Âu. - Bản đồ tên các nước châu Âu. III. Hoạt động trên lớp. 1. ổn định. 2. bài mới Vào bài: là châu lục cuối cùng đi tìm hiểu trong chương trình địa lí 7, nhưng châu Âu lại là châu lục có lịch sử lâu đời và kinh tế phát triển nhất thế giới. Với điều kiện tự nhiên và con người năng động, châu Âu ngày nay vẫn đang là châu lục hàng đầu thế giới. Hoạt động của GV & HS Ghi bảng * Hoạt động 1: Gv gợi mở để hs nhắc lại các kiến thức cũ đã học. I. Lý thuyết. - Vị trí địa lí. - Điều kiện tự nhiên. - Dân cư. - Kinh tế – Xã hội. * So sánh 4 khu vực của châu Âu: So sánh Bắc Âu Đông Âu Nam Âu Tây&Trung Âu 1. Vị trí địa lí 2. Điều kiện tự nhiên 3. Kinh tế – xã hội * Hoạt động 2: Gv gọi hs chữa bài tập -> hs nhận xét, bổ sung -> gv kết luận. * Hoạt động 3: II. Luyện tập trong tập bản đồ. III. Bài tập trắc nghiệm. Bài 1 Nối các ý ở cột trái với các ý ở cột phải cho đúng. Môi trường Nối Phân bố Ôn đới hải dương Ôn đới lục địa Địa Trung Hải Núi cao a. Nam Âu, ven Địa Trung Hải b. Vùng núi cao Anpơ, Cacpat. c. Ven biển Tây Âu. d. Đông Âu. Bài 2 Cho biêt các câu sau là đúng hay sai: 1) Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc: a. Môngôlôit. b. ơrôpêôit c. Nêgrôít d. Người lai. 2) Phần lớn diện tích châu Âu có khí hậu ôn hoà vì: a. Vị trí phần lớn nằm trong vành đai ôn hoà. b. Châu Âu có 3 mặt giáp biển, đại dương lớn. c. Bờ biển cắt xẻ, nhiều bán đảo, vịnh biển ăn sâu vào đất liền. d. Phía Tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương. e. Không có nơi nào quá xa biển. g. Tất cả các ý trên. IV. Củng cố Gọi hs chữa bài tập trắc nghiệm. V. Dặn dò. Ôn tập lại điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân cư của châu Âu.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_bai_1_7_tran_thi_quyen.doc