I. MỤC TIÊU BÀI HOC:
1. Kiến thức:
- Biết vị trí của đới ôn hòa trên bản đồ tự nhiên thế giới
- Trình bày và giải thích về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới ôn hòa
2. Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí của đới ôn hòa
- Phân tích ảnh và bản đồ địa lí, bồi dưỡng kỹ năng nhận biết các kiểu khí hậu ôn hòa qua biểu đồ, tranh ảnh
3.Thái độ:
Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1.Giáo viên: Lược đồ các yếu tố gây biến động thời tiết ở đới ôn hòa
2.Học sinh: Thước kẻ, bút chì, tập bản đồ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học: Trả bài kiểm tra 1 tiết, kiểm tra sĩ số lớp học
7A1 . 7A2 . 7A3 . 7A4 . .
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Khởi động: Đới ôn hòa chiếm 1 nữa diện tích đất nổi trên trái đất.Với vị trí trung gian, môi trường đới ôn hòa có những nét khác biệt với các môi trường khác như thế nào.
Ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 13: Môi trường đới ôn hòa - Phan Văn Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: 04/10/2013
Tiết 15 Ngày dạy: 07/10/2013
Chương II MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA
Bài 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
I. MỤC TIÊU BÀI HOC:
1. Kiến thức:
- Biết vị trí của đới ôn hòa trên bản đồ tự nhiên thế giới
- Trình bày và giải thích về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới ôn hòa
2. Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí của đới ôn hòa
- Phân tích ảnh và bản đồ địa lí, bồi dưỡng kỹ năng nhận biết các kiểu khí hậu ôn hòa qua biểu đồ, tranh ảnh
3.Thái độ:
Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1.Giáo viên: Lược đồ các yếu tố gây biến động thời tiết ở đới ôn hòa
2.Học sinh: Thước kẻ, bút chì, tập bản đồ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học: Trả bài kiểm tra 1 tiết, kiểm tra sĩ số lớp học
7A1 . 7A2 . 7A3 .. 7A4....
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Khởi động: Đới ôn hòa chiếm 1 nữa diện tích đất nổi trên trái đất.Với vị trí trung gian, môi trường đới ôn hòa có những nét khác biệt với các môi trường khác như thế nào.
Ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
1.Hoạt động 1: ( Cá nhân)
Tìm hiểu đặc điểm khí hậu của đới ôn hòa
*Bước 1:
HS quan sát H13.1 rồi GV hướng dẫn trên bản đồ thế giới về vị trí của đới ôn hòa.
Phần lớn diện tích đất nổi đới Ôn Hòa nằm ở bán cầu nào?
( Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
*Bước 2:
GV hướng dẫn hs phân tích bảng số liệu sgk để thấy t/c trung gian của khí hậu đới ôn hòa.
( Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
Biểu hiện tích chất trung gian của đới khí hậu ôn hòa?
*Bước 3:
- Quan sát H13.1 cho biết mũi tên biểu thị yếu tố gì?
- Các yếu tố trên có ảnh hưởng tới thời tiết của
đới nóng như thế nào?
- T/c trung gian thể hiện ở yếu tố nào?
(Đới nóng 27O B, lạnh 650B -510 B )
- T/c trung gian thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm như thế nào?
*Bước 4:
Nguyên nhân nào làm cho khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian?
2. Hoạt động 2: (Nhóm)
Tìm hiểu sự phân hóa của môi trường
*Bước 1:
HS quan sát mùa đông ở H13.3: mùa xuân - hạ - thu /59, 60 sgk
*Bước 2:
Sự biến đổi đó khác với thời tiết Việt Nam như thế nào?
( VN có thời tiết thay đổi theo mùa gió)
- Sự phân bố của môi trường thể hiện như thế nào?
( Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Quan sát H13.3 hãy nêu tên các kiểu môi trường ở đới nóng?
- Xác định vị trí của các kiểu mt này từ T–> Đ?
- Các dòng biển nóng và gió tây có ảnh hưởng đến môi trường chúng chảy qua như thế nào?
- Châu Á đi từ B -> N có các kiểu môi trường nào?
Thực vật thay đổi ra sao?
- Như vậy mt còn biến đổi theo chiều hướng nào?
- Trong đới ôn hòa có mấy môi trường chính
*Bước 3:
Thảo luận nhóm: 3 nhóm 5’ ( mỗi nhóm 1 biểu đồ)
Quan sát 3 biểu đồ trang 44 sgk – hoàn thành phiếu học tập:
Đại diện nhóm báo cáo kết quả
Nhóm khác nhận xét bổ sung
*Bước 4:
Gv chuẩn xác lại kiến thức theo bảng
Hướng dẫn hs đối chiếu với 3 ảnh bên
- Vì sao ở mt ôn đới hải dương lại có nhiều rừng lá rộng?
- Vì sao ở mt ôn đới lục địa có rừng lá kim?
- Vì sao ở MT ĐTH lại có nhiều rừng cây bụi, gai?
*Bước 5:
Kết luận: Do đặc điểm khí hậu trung gian của môi trường đới ôn hòa nên ta thấy rừng ôn đới không rậm rạp như rừng ở đới nóng.
* Vị trí địa lí:
- Nằm trong khoảng từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam
- Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hòa nằm ở nửa cầu Bắc.
1. Khí hậu.
- Mang tích chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh.
- Biểu hiện: Không nóng và mưa nhiều như đới nóng, không lạnh và ít mưa như đới lạnh, thời tiết có nhiều biến động thất thường do:
- Nguyên nhân: Vị trí trung gian
2. Sự phân hóa của môi
trường.
- Phân hóa theo thời gian: Thể hiện ở cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo 4 mùa xuân-hạ-thu-đông.
- Phân hóa theo không gian: Thiên nhiên thay đổi từ Bắc- Nam theo vĩ độ và từ Tây – Đông theo ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió tây ôn đới.
4. Đánh giá:
Trình bày và giải thích 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản: (Tính chất trung gian, sự thay đổi của thiên nhiên) của mt đới ôn hòa ?
5. Hoạt động nối tiếp:
- Tìm hiểu cách khắc phục thời tiết thất thường gây ra cho sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hò
- Đặc điểm khí hậu 3 môi trường chính của đới ôn hòa
IV. PHỤ LỤC:
Biểu đồ khí hậu
Nhiệt độ
Lượng mưa
Kết luận chung
Tháng1
Tháng7
Tháng1
Tháng7
Ôn đới hải dương
6
16
133
62
Mùa hè mát,
Đông ấm, mưa quanh năm
Ôn đới lục địa
-10
19
31
74
Mùa đông rét, hè mát- mưa nhiều
Địa trung hải
10
28
69
9
Mùa hè nóng, mưa ít
Đông mát, mưa nhiều
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.......
File đính kèm:
- giao_an_dia_ly_lop_7_bai_13_moi_truong_doi_on_hoa_phan_van_t.doc