Giáo án Địa lí Lớp 7 - Bài 28-62

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HV cần:

- Thấy được sự phân chia Châu Phi thành 3 khu vực: Bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi.

- Nắm vững các đặc điểm tự nhiên và kinh tế của khu vực Bắc Phi, Trung Phi.

 2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích lược đồ, bản đồ, quan sát tranh ảnh và so sánh.

II. Thiết bị dạy học:

- Bản đồ kinh tế Châu Phi. Bản đồ 3 khu vực kinh tế Châu Phi.

- Một số hình ảnh về văn hoá, tôn giáo các nước Bắc Phi, Trung Phi.

III. Tiến trình thực hiện bài học:

1. Ổn định tổ chức: (1/)

 2. Giới thiệu: (1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài.

 3. Các hoạt động dạy và học:

 

doc70 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Bài 28-62, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14/Tiết 28 Ngày soạn: 03/07/2006 Bài 26: THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ KINH TẾ CHÂU PHI. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HV cần: Hiểu và nắm vững hơn các đặc điểm của nền kinh tế châu Phi. Trình bày tình hình phân bố của ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của châu Phi. Kĩ năng: Biết cách phân tích bản đồ kinh tế châu Phi. Xác lập mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên với kinh tế, giữa các ngành kinh tế với nhau. II. Thiết bị dạy học: Bản đồ kinh tế Châu Phi. III. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức và KTBC: (4/) 2. Giới thiệu: (1/) GV nêu yêu cầu của tiết ôn tập. 3. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: GV cho HV quan sát hình 30.1. H: Các ngành nông nghiệp được phân bố như thế nào ? HV trả lời, xác định trên bản đồ. GV chuẩn xác về sự phân bố các loại cây trồng và vật nuôi. GV tổ chức HV thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: H: Vì sao khu vực Trung Phi trồng nhiều cây nhiệt đới? Các vùng cực Bắc và cực Nam châu Phi trồng nhiều nho, cam, chanh, ô lưu? Đồng bằng sông Nin trồng nhiều bông? Dê, cừu được chăn thả ở nhiều nơi ? HV thảo luận, GV quan sát và hướng dẫn. Cho các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp và chuẩn xác. Hoạt động 2: Cho HV quan sát hình 30.2 SGK. H: Cho biết châu Phi có những ngành công nghiệp chủ yếu nào ? HV trả lời. GV chuẩn xác kiến thức. Cho HV quan sát hình 30.2 và nhận xét về sự phân bố công nghiệp của châu Phi ? HV nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp và chuẩn xác theo bảng trang 96 SGK. Hoạt động 3: Cho HV quan sát hình 31.1 SGK. H: Châu Phi xuất và nhập khẩu những mặt hàng nào là chủ yếu ? HV trả lời, nhận xét. GV xác định trên bản đồ. H: Nhận xét về sự phân bố các tuyến đường sắt ở châu Phi ? Vì sao lại có sự phân bố như vậy ? H: Nêu tên các cảng biển lớn ở châu Phi ? Các quốc gia có các dịch vụ khác thu ngoại tệ lớn ? HV trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi trên. HV trình bày, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức. Cho HV xác định các quốc gia trên bản đồ. GV tổng kết bài thực hành. 15/ 10/ 10/ 1. Phân tích lược đồ nông nghiệp. 2. Phân tích lược đồ công nghiệp. - Các ngành công nghiệp chủ yếu: khai thác khoáng sản, luyện kim màu, sản xuất ô tô, hoá chất, dệt 3. Phân tích lược đồ phân bố ngành dịch vụ. - Các đường sắt: đều nối với cảng biển để xuất khẩu. - Các cảng lớn: An Giê, Caxablan Ca, Abít Gian, La Gốt, Kếp Tao, Đuốc Ban, Mom Ba Xa - Các dịch vụ thu ngoại tệ lớn: + Thu lệ phí qua kênh đào Xuyê: Ai Cập. + Dịch vụ du lịch: Ai Cập, Kênia. 4. Củng cố:(4/) Cho HV nêu lại nội dung bài học. 5. Dặn dò:(1/) Học bài. Chuẩn bị trước bài 32 SGK. Tuần 15/Tiết 29 Ngày soạn: 09/07/2006 BÀI 27: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI Mục tiêu: 1. Kiến thức: HV cần: Thấy được sự phân chia Châu Phi thành 3 khu vực: Bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi. Nắm vững các đặc điểm tự nhiên và kinh tế của khu vực Bắc Phi, Trung Phi. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích lược đồ, bản đồ, quan sát tranh ảnh và so sánh. II. Thiết bị dạy học: Bản đồ kinh tế Châu Phi. Bản đồ 3 khu vực kinh tế Châu Phi. Một số hình ảnh về văn hoá, tôn giáo các nước Bắc Phi, Trung Phi. III. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức: (1/) 2. Giới thiệu: (1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài. 3. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: Cho HV quan sát hình 32.1 và bản đồ treo tường. H: Châu Phi được chia ra mấy khu vực? Đó là những khu vực nào? HV trả lời. GV chuẩn xác. GV cho HV xác định các khu vực của Châu Phi trên bản đồ. Hoạt động 2: Cho HV đọc phần a. khái quát tự nhiên trong SGK. GV cho HV thảo luận nhóm với yêu cầu: “Tìm những đặc điểm tự nhiên cơ bản của Bắc Phi?” GV quan sát và hướng dẫn: Tìm xem ở các phía Bắc, Tây, Đông, Nam của Bắc Phi có những dạng địa hình nào và đặc điểm cảnh quan của các dạng địa hình, khí hậu tương ứng. Cho các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV bổ xung và chuẩn xác kiến thức. GV cho HV quan sát hình 32.1 H: Nêu tên các nước ở khu vực Bắc Phi ? HV trả lời. GV chuẩn xác và cho HV xác định trên bản đồ. H: Dân cư Bắc Phi là người gì? Thuộc chủng tộc nào? Tôn giáo của họ là gì? HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV chuẩn xác. Cho HV quan sát hình 32.2 GV giảng giải sơ qua về nhà thờ Hồi giáo. Cho HV quan sát hình 32.3 GV giải thích các kí hiệu. H: Các ngành kinh tế chính và đặc điểm chung của kinh tế Bắc Phi ? HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV bổ xung, giảng trên bản đồ và chuẩn xác. Cho HV dựa vào hình 32.3 nêu giá trị của sông Nin, tên các cây công nghiệp GV bổ xung và kết luận. Hoạt động 3: Cho HV đọc mục a phần 2 trong SGK. Yêu cầu HV thảo luận với nội dung: “Tìm những đặc điểm cơ bản của tự nhiên Trung Phi?” HV thảo luận. GV quan sát và hướng dẫn. Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV bổ xung và chuẩn xác. Cho HV quan sát hình 32.1 H: Nêu tên các nước ở Trung Phi ? HV trả lời, GV bổ xung và cho HV xác định trên bản đồ. H: Dân cư Trung Phi là người gỉ? Thuộc chủng tộc nào? Tôn giáo gì ? HV trả lời, bổ xung. GV chuẩn xác. Cho HV quan sát hình 32.3 H: Các ngành kinh tế chính của Trung Phi ? HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV chuẩn xác. H: Nhận xét chung về kinh tế Trung Phi ? HV trả lời, nhận xét. GV bổ xung và chuẩn xác. Cho HV quan sát hình 32.3 H: Nêu tên các cây công nghiệp chủ yếu ở Trung Phi? Nông nghiệp ở Trung Phi phát triển ở những khu vực nào? Tại sao lại như vậy? GV hướng dẫn HV trả lời: Ở ven vịnh Ghinê, hồ Víchtoria Vì đây là khu vực mưa nhiều, khí hậu xích đạo và cận xích đạo. GV sơ kết bài học. 5/ 17/ 16/ 1. Các khu vực của Châu Phi. Châu Phi chia thành 3 khu vực: Khu vực Bắc Phi. Khu vực Trung Phi. Khu vực Nam Phi. 2. Khu vực Bắc Phi. a. Khái quát tự nhiên. - Địa hình: *. Phía Bắc: núi trẻ Át lát, đồng bằng ven Địa Trung Hải, Đại Tây Dương. *. Phía Nam: hoang mạc nhiệt đới Xa ha ra. - Khí hậu: *. Phía Bắc: Địa Trung Hải mưa nhiều *. Phía Nam: Nhiệt đới rất khô và nóng - Thực vật: *. Phía Bắc: Rừng lá rộng rậm rạp phát triển trên sườn đón gió. *. Phía Nam: Xavan cây bụi nghèo nàn, ốc đảo cây cối xanh tốt, chủ yếu là chà là. b. Khái quát kinh tế – xã hội. - Dân cư chủ yếu là người Ả rập và Béc be thuộc chủng tộc Ơrôpêôít, theo đạo Hồi. - Các ngành kinh tế chính : *. Khai thác, xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt. *. Du lịch. *. Lúa mì, cây công nghiệp nhiệt đới, bông, ngô, ôliu, cây ăn quả Þ Kinh tế tương đối phát triển, xuất hiện nhiều đô thị mới ở những nơi hoang vắng. 3. Khu vực Trung Phi. a. Khái quát tự nhiên. - Địa hình: *. Phía Tây: Bồn địa. *. Phía Đông: sơn nguyên và hồ kiến tạo. - Khí hậu: *. Phía Tây: xích đạo ẩm, nhiệt đới. *. Phía Đông: Gió mùa xích đạo. - Thực vật: *. Phía Tây: Rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa và xa van. *. Phía Đông: Xa van công viên trên các cao nguyên, rừng rậm trên sườn đón gió. b. Khái quát kinh tế – xã hội. - Dân cư chủ yếu là người Ban tu, thuộc chủng tộc Nêgrôít. Đây là khu vực đông dân nhất Châu Phi, tập trung nhiều ở xung quanh Hồ Lớn. Tôn giáo rất đa dạng. - Công nghiệp chưa phát triển. - Kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu. Þ Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu xuất khẩu nông sản. 4. Củng cố: (4/) GV cho HV nhắc lại nội dung bài học. GV hướng dẫn HV làm các câu hỏi, bài tập. 5. Dặn dò: (1/) Học bài, hoàn thiện các câu hỏi bài tập. Chuẩn bị trước bài 33. Tuần 15/Tiết 30 Ngày soạn: 10/07/2006 BÀI 27: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (Tiếp theo) Mục tiêu: 1. Kiến thức: HV cần: Nắm vững các đặc điểm tự nhiên và kinh tế của khu vực Nam Phi. Nắm vững những nét khác nhau giữa các khu vực Bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích lược đồ, bản đồ, quan sát tranh ảnh và so sánh. Thái độ, tình cảm: Có thái độ, ý thức đúng đắn về vấn đề phân biệt chủng tộc ở Nam Phi II. Thiết bị dạy học: Bản đồ 3 khu vực kinh tế Châu Phi. Bản đồ kinh tế Châu Phi. III. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức và KTBC: (4/) 2. Giới thiệu: (1/) GV dẫn dắt HV đi từ bài 32 để vào bài 33. 3. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: Cho HV quan sát bản đồ tự nhiên, kinh tế chung Châu Phi. GV giải thích các kí hiệu. H: Xác định ranh giới tự nhiên của khu vực Nam Phi? HV lên xác định trên bản đồ. H: Quan sát bản đồ tự nhiên, cho biết địa hình chung của Nam Phi ? HV trả lời, nhận xét. GV bổ xung và chuẩn xác. Cho HV xác định vị trí khu vực Nam Phi trên bản đồ tự nhiên. H: Khu vực Nam Phi nằm trong môi trường nào ? HV trả lời, nhận xét. GV bổ xung và chuẩn xác. GV chia nhóm HV thảo luận với yêu cầu: “Nêu tên các dòng biển nóng phía Đông Nam Phi? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu? Sự thay đổi lượng mưa từ Đông sang Tây? Vai trò của dãy Đrêkenbéc đối với lượng mưa ở 2 bên sườn núi này? Sự thay đổi của thảm thực vật từ Đông sang Tây của khu vực Nam Phi?” GV quan sát và hướng dẫn HV thảo luận. Cho các nhóm lên trình bày, nhận xét, bổ xung. GV bổ xung và chuẩn xác. H: Nguyên nhân của sự thay đổi đó ? Cho HV trả lời. GV hướng dẫn: Do ảnh hưởng kết hợp của dòng biển nóng, lạnh, địa hình Hoạt động 2: GV cho HV quan sát hình 32.1 kết hợp với bản đồ. Yêu cầu HV đọc tên các quốc gia thuộc khu vực Nam Phi. Cho HV làm việc cá nhân, tìm hiểu SGK. H: So sánh thành phần chủng tộc của 3 khu vực Châu Phi ? HV trả lời. GV hướng dẫn và chuẩn xác về dân cư khu vực Nam Phi. H: Tôn giáo chủ yếu của Nam Phi là gì ? HV trả lời. GV chuẩn xác kiến thức. GV giảng giải về chế độ phân biệt chủng tộc (Apác thai) ở Nam Phi. GV nhấn mạnh nạn phân biệt chủng tộc đã bị xoá bỏ, là kết quả phong trào đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động. Cho HV quan sát hình 32.3 H: Nêu sự phân bố các loại khoáng sản chính ở Nam Phi? Cho HV xác định trên bản đồ. GV chuẩn xác. H: Nhận xét chung vè kinh tế của khu vực Nam Phi? HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV chuẩn xác. GV cho HV quan sát bản đồ và yêu cầu HV nêu tên các ngành kinh tế của cộng hoà Nam Phi. GV kết luận toàn bài. 15/ 20/ 3. Khu vực Nam Phi. a. Khái quát tự nhiên. - Địa hình chủ yếu là cao nguyên và bồn địa. Độ cao trung bình > 1000 m. - Khu vực Nam Phi phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới. Riêng phần phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải. - Thảm thực vật thay đổi theo chiều từ Đông sang Tây, lần lượt là rừng rậm nhiệt đới, xa van, hoang mạc. b. Khái quát kinh tế – xã hội. - Nam Phi chủ yếu là người thuộc chủng tộc Nêgrôít, Ơrôpêô ít, người lai,Môngô lôít. Þ Thành phần chủng tộc đa dạng. - Phần lớn dân cư theo đạo Thiên chúa giáo. - Kinh tế ở Nam Phi phát triển rất chênh lệch. - Phát triển nhất là cộng hoà Nam Phi với nhiều ngành kinh tế. 4. Củng cố: (4/) GV cho HV dựa vào bản đồ tự nhiên và kinh tế để nêu các đặc điểm cơ bản của tự nhiên, kinh tế ở Nam Phi trên bản đồ. GV hướng dẫn HV làm câu hỏi, bài tập ở cuối bài. 5. Dặn dò: (1/) Học bài, làm các câu hỏi, bài tập. Chuẩn bị trước bài 34. Tuần 16/Tiết 31 Ngày soạn: 16/07/2006 BÀI 28: THỰC HÀNH: SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA BA KHU VỰC CHÂU PHI Mục tiêu: 1. Kiến thức: HV cần: Nắm được sự khác biệt trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở Châu Phi. Nắm vững sự khác biệt trong nền kinh tế của 3 khu vực Bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, quan sát, tính toán và so sánh. II. Thiết bị dạy học: Lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước Châu Phi. III. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức và KTBC: (4/) 2. Giới thiệu: (1/) GV nêu mục tiêu của bài thực hành. 3. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: (20/) Phân tích thu nhập bình quân đầu người (năm 2000). Cho HV quan sát H. 34.1 trong SGK. Chia nhóm thảo luận theo yêu cầu của bài thực hành 1. Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả và nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, nhận xét, bổ xung và chuẩn xác kiến thức theo bảng sau. Khu vực Bắc Phi Trung Phi Nam Phi Thu nhập trên 2500 USD/người/năm Li bi Ga bông Bốt xoa na, Nam Phi Thu nhập từ 1001 – 2500 USD/người/năm Ma rốc, Angiêri, Ai cập Namibia Thu nhập từ 2000 – 1000 USD/người/năm Xarauy, Môritani, Mali, Xu đăng Xênêgan, Ghinê, Libêria, Cốtđivoa, Gana, Nigiêria, Camơrun, Trung Phi, Cônggô, CHDC Cônggô, Kênia, Tandania Angôla, Dămbia, Dimbabuê, Môdăm bích, Mađagaxca Thu nhập < 200 USD/người/năm Nigiê, Sát Buốckina, Phaxô, Êtiôpia, Xômali, Êritơria Þ Nhận xét về sự phân hoá thu nhập giữa 3 khu vực: Thu nhập bình quân đầu người không đều giữa 3 khu vực: Nam Phi cao nhất rồi đến Bắc Phi, cuối cùng là Trung Phi. Thu nhập bình quân giữa các quốc gia cũng không đều. Hoạt động 2: (15/) So sánh đặc điểm kinh tế của 3 khu vực Châu Phi. GV kẻ bảng và cho HV nghiên cứu, làm việc cá nhân. HV lên bảng điền vào bảng so sánh. Cả lớp nhận xét, bổ xung. GV chuẩn xác lại kiến thức. Khu vực Đặc điểm chính của nền kinh tế Bắc Phi Kinh tế tương đối phát triển trên cơ sở các ngành dầu khí và du lịch. Trung Phi Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng sản và trồng cây công nghiệp xuất khẩu. Nam Phi Các nước trong khu vực có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch. Phát triển nhất là CH Nam Phi, còn lại là những nước nông nghiệp lạc hậu. 4. Củng cố: (4/) Cho HV nêu tên các quốc gia có thu nhập theo bảng ở mục1. Cho HV nêu đặc điểm kinh tế chính của 3 khu vực Châu Phi. 5. Dặn dò: (1/) Học bài, ôn tập lại kiến thức từ đầu năm để tiết sau ôn tập. Tuần 16/Tiết 32 Ngày soạn: 17/07/2006 ÔN TẬP HỌC KÌ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HV cần: Nắm lại các kiến thức cơ bản từ bài 1 đến hết bài 31, bao gồm: Dân số, sự phân bố dân cư, các chủng tộc, quần cư, đô thị hoá trên thế giới. Các đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của đới nóng, ôn hoà, lạnh, hoang mạc, vùng núi. Các đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội của Châu Phi. Kĩ năng: Củng cố và nâng cao thêm một bước kĩ năng tính toán, phân tích, so sánh, quan sát, tư duy. II. Thiết bị dạy học: Bản đồ các môi trường tự nhiên, dân số, kinh tế Châu Phi. Bản đồ các môi trường tự nhiên, dân số thế giới. III. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức và KTBC: (4/) 2. Giới thiệu: (1/) GV nêu yêu cầu của tiết ôn tập. 3. Các hoạt động ôn tập: (35/) GV nêu qua các kiến thức cơ bản của phần một và phần hai cho HV nắm lại. Cho HV nhắc lại những kiến thức từ bài 25 đến hết bài 31, bao gồm: Các lục địa, châu lục. Sự phân chia các nhóm nước trên thế giới. Vị trí địa lí của Châu Phi. Địa hình, khoáng sản, khí hậu Châu Phi. Các đặc điểm của các môi trường tự nhiên ở Châu Phi. Dân cư, xã hội Châu Phi. Kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của Châu Phi. Tiếp theo GV cho HV hoạt động cá nhân tìm xem những nội dung nào còn chưa hiểu, chưa nắm chắc, đặt câu hỏi để các bạn HV cùng GV giải đáp. 4. Củng cố: (4/) HV trình bày nội dung chính của Châu Phi từ bài 26 đến bài 31. 5. Dặn dò: (1/) Ôn tập kĩ chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kì I. Tuần 17/Tiết 33 Ngày soạn: 23/07/2006 KIỂM TRA HỌC KÌ I Mục tiêu: Nắm 1 cách chính xác các kiến thức đã học trong học kì I. Kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức của HV để có kế hoạch dạy, học tiếp theo. II. Chuẩn bị: GV: Ra đề kiểm tra. HV : Ôn tập, học bài. III. Tiến trình thực hiện tiết kiểm tra. GV ổn định tổ chức lớp. Phát đề và hướng dẫn cách làm. GV coi HV làm bài, dặn HV làm bài nghiêm túc, chính xác, cẩn thận. Hết giờ GV thu bài, kiểm tra số lượng bài, xem HV có ghi đầy đủ tên, lớp hay không. GV dặn HV chuẩn bị bài 35. (ĐỀ KIỂM TRA) Trường THCS: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2005 - 2006 Họ và tên:..; Lớp: 7. THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 ĐIỂM) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất . Câu 1: Đới Ôn hoà có vị trí như thế nào ? (1đ) a. Nằm giữa Đới nóng và Đới lạnh, từ chí tuyến đến vòng cực ở bán cầu Bắc. Nằm giữa Đới nóng và Đới lạnh, từ chí tuyến đến vòng cực ở bán cầu Nam. Nằm giữa Đới nóng và Đới lạnh, từ chí tuyến đến vòng cực ở cả 2 bán cầu. Nằm giữa Đới nóng và Đới lạnh, từ xích đạo đến vòng cực ở cả 2 bán cầu. Câu 2: Nền nông nghiệp tiên tiến của đới Ôn hoà áp dụng biện pháp nào ? (0,5đ) a. Tuyển chọn giống cây trồng vật nuôi để đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường. Tổ chức sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo kiểu công nghiệp. Chuyên môn hoá sản xuất một vài cây trồng, vật nuôi có ưu thế của từng vùng. Cả a, b, c đều đúng. Câu 3: Vùng công nghiệp là gì ? (1đ) a. Nhiều trung tâm công nghiệp tập trung ở một vùng lãnh thổ, hình thành vùng công nghiệp. Nhiều khu công nghiệp tập trung trên một vùng lãnh thổ, hình thành vùng công nghiệp. Nhiều nhà máy liên quan với nhau tập trung gần nhau, hình thành vùng công nghiệp. Nhiều trung tâm công nghiệp tập trung ở hai vùng lãnh thổ, hình thành vùng công nghiệp. Câu 4: Quy hoạch các đô thị theo hướng “Phi tập trung” là gì ? (0,5đ) Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh; c. Đô thị hoá nông thôn; Chuyển dịch công nghiệp và dịch vụ đến các vùng mới; d. Cả a, b, c đều đúng; Câu 5: Lục địa là gì ? (1đ) Là khối đất liền rộng lớn có biển, đảo và đại dương bao quanh. Là khối đất liền rộng lớn có biển và đại dương bao quanh. Là khối đất liền rộng lớn không có biển và đại dương bao quanh. Là khối đất liền rộng lớn chỉ có biển và đảo bao quanh. B. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (6 ĐIỂM). (Học viên làm ở mặt sau của giấy kiểm tra) Câu 1: Nêu các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ở đới Ôn hoà ? (2đ) Câu 2: Trình bày đặc điểm đô thị hoá ở Châu Phi ? Nêu nguyên nhân và hậu quả của quá trình đô thị hoá nhanh ở Châu Phi ? (2đ) Câu 3: Nêu sơ lược lịch sử của Châu Phi ? (2đ) Bài làm Chương VII. CHÂU MĨ Tuần 17/Tiết 34 Ngày soạn: 24/07/2006 BÀI 29: KHÁI QUÁT CHÂU MĨ. TÍNH ĐA DẠNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN BẮC MĨ. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HV cần: Nắm vững vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, kích thước để hiểu rõ Châu Mĩ là 1 lãnh thổ rộng lớn. Hiểu rõ Châu Mĩ là một lãnh thổ của dân nhập cư từ Châu Âu và quá trình nhập cư này gắn liền với sự tiêu diệt thổ dân. Phân tích được tính đa dạng của thiên nhiên Bắc Mĩ, qua cấu trúc địa hình và sự phân hoá của khí hậu. 2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng quan sát lược dồ, bản đồ, kĩ năng phân tích, nhận xét. Thái độ, tình cảm: Có ý thức đúng đắn về vấn đề tiêu diệt thổ dân da đỏ và phân biệt chủng tộc ở Châu Mĩ. II. Thiết bị dạy học: Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ. Bản đồ dân nhập cư vào Châu Mĩ. III. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức: (1/) 2. Giới thiệu: (1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài. 3. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: Cho HV quan sát hình 35.1 và bản đồ treo tường. GV chia nhóm thảo luận với yêu cầu: “Tại sao nói Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây? Xác định vị trí của Châu Mĩ ?” Cho HV thảo luận. GV quan sát và hướng dẫn HV tìm hiểu các đường kinh vĩ tuyến. Các nhóm trình bày. GV bổ xung và chuẩn xác. GV cho HV quan sát hình 35.1 và bản đồ. Cho HV làm việc cá nhân để xác định giới hạn của Châu Mĩ. GV hướng dẫn: giáp với đại dương nào? Cho HV trả lời, bổ xung. GV bổ xung, chuẩn xác. GV giảng: Do vị trí nằm tách biệt ở nửa cầu Tây, các đại dương lớn bao bọc nên đến thế kỉ XV người Châu Âu mới biết đến Châu Mĩ. H: Quan sát hình 35.1 xác định vị trí kênh đào Panama và cho biết ý nghĩa kinh tế của nó ? Cho HV trả lời. GV bổ xung và nêu ý nghĩa của kênh đào. H: Châu Mĩ có diện tích như thế nào? Đứng thứ mấy trên thế giới ? HV trả lời. GV chuẩn xác. Hoạt động 2: H: Cư dân Châu Mĩ trước thế kỉ XV là người gì ? HV trả lời. GV chuẩn xác. Cho HV hoạt động cá nhân tìm hiểu sự phân bố và phương thức sinh sống của người Anh điêng và người Exkimô. Cho HV trình bày kết quả thảo luận, nhận xét. GV bổ xung, giảng giải trên bản đồ và chuẩn xác H: Quan sát hình 35.2 nêu các luồng nhập cư vào Châu Mĩ ? GV cho HV trả lời trên bản đồ. GV chuẩn xác. H: Thành phần chủng tộc của Châu Mĩ như thế nào ? HV trả lời, GV chuẩn xác. Hoạt động 3: GV cho HV quan sát hình 36.1 và 36.2 H: Địa hình Bắc Mĩ được phân hoá như thế nào ? HV trả lời, nhận xét. GV bổ xung, chuẩn xác Cho HV quan sát hình 36.1, 36.2 H: Xác định độ cao trung bình, sự phân bố các dãy núi và các cao nguyên của hệ thống Coocđie? HV trả lời, nhận xét. GV bổ xung, xác định trên bản đồ và cho HV xác định lại. GV chuẩn xác kiến thức. H: Hệ thống Coocđie có những khoáng sản nào ? HV trả lời, xác định trên bản đồ. GV chuẩn xác. Cho HV đọc mục b. H: Nêu những đặc điểm chính của miền đồng bằng ở giữa ? HV trả lời. GV chuẩn xác trên bản đồ và cho HV xác định lại. Cho HV quan sát lược đồ hình 36.2 H: Nêu đặc điểm địa hình phía Đông Bắc Mĩ ? Cho HV trả lời, nhận xét. GV chuẩn xác trên bản đồ và cho HV xác định lại. Cho HV quan sát hình 36.3 GV chia nhóm thảo luận theo nội dung: “Chứng minh sự phân hoá khí hậu ở Bắc Mĩ theo chiều Tây Đông?” GV quan sát HV thảo luận và hướng dẫn. Cho đại diện các nhóm lên trình bày, nhận xét, bổ xung. GV bổ xung và chuẩn xác. H: Dựa vào hình 36.3 cho biết kiểu khí hậu nào ở Bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất ? Cho HV trả lời. GV chuẩn xác. H: Quan sát hình 36.2, 36.3 giải thích tại sao lại có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía Tây và phần phía Đông kinh tuyến 1000T của Hoa Kỳ ? GV hướng dẫn: Dựa vào độ cao của địa hình. HV trả lời. GV chuẩn xác và kết luận toàn bài. 8/ 12/ 18/ 1. Một lãnh thổ rộng lớn. a. Vị trí. - Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây. - Lãnh thổ trải dài từ vòng cực Bắc đến vùng cực Nam. b. Giới hạn. Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương. Phía Đông giáp Đại Tây Dương. Phía Tây giáp Thái Bình Dương. c. Diện tích. - Châu Mĩ rộng 42 triệu km2. 2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng. - Chủ nhân của Châu Mĩ là người Anh điêng và người Exkimô thuộc chủng tộc Môngôlôít. - Người Anh điêng phân bố rải rác khắp châu lục, sinh sống bằng nghề săn bắn và trồng trọt. - Người Exki

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_bai_28_62.doc