I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
HS cần hiểu:
- Các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên của Châu lục ở Cực Nam của Trái đất.
- Một số nét đặc trưng vế quá trình khám phá và nghiên cứu Châu Nam cực.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ địa lý ở các vùng cực.
3. Thái độ
- Giáo dục cho các em tinh thần dũng cảm,không ngại nguy hiểm,gian khổ trong nghiên cứu,thám hiểm địa lý.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học:
- Máy chiếu.
- Một số hình ảnh :Trạm nghiên cứu,chim cánh cụt,hải cẩu,cá voi xanh,băng trôi
- Hình 47.1; 47.2;47.3 phóng to.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)
3. Bài mới
Vào bài: Những tiết học trước chúng ta đã được đi tìm hiểu về các châu lục như: châu Phi,châu Mĩ Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu và khám phá về một châu lục ở rất xa chúng ta, đó là nơi duy nhất trên Trái đất không có dân cư sinh sống thường xuyên,là xứ sở của băng tuyết vĩnh cửu. Đó chính là Châu Nam Cực.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Bài 47: Châu Nam Cực. Châu lục lạnh nhất thế giới - Nguyễn Thị Trà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Kim Đồng.
GVHD: Cô Vũ Thị Hương.
GSTT: Nguyễn Thị Trà
Lớp: 7A7.
Ngày: 14/3/2008.
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
Chương VIII- CHÂU NAM CỰC
Bài 47: CHÂU NAM CỰC- CHÂU LỤC LẠNH NHẤT
THẾ GIỚI.
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
HS cần hiểu:
- Các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên của Châu lục ở Cực Nam của Trái đất.
- Một số nét đặc trưng vế quá trình khám phá và nghiên cứu Châu Nam cực.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ địa lý ở các vùng cực.
3. Thái độ
- Giáo dục cho các em tinh thần dũng cảm,không ngại nguy hiểm,gian khổ trong nghiên cứu,thám hiểm địa lý.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học:
- Máy chiếu.
- Một số hình ảnh :Trạm nghiên cứu,chim cánh cụt,hải cẩu,cá voi xanh,băng trôi
- Hình 47.1; 47.2;47.3 phóng to.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)
3. Bài mới
Vào bài: Những tiết học trước chúng ta đã được đi tìm hiểu về các châu lục như: châu Phi,châu MĩTiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu và khám phá về một châu lục ở rất xa chúng ta, đó là nơi duy nhất trên Trái đất không có dân cư sinh sống thường xuyên,là xứ sở của băng tuyết vĩnh cửu. Đó chính là Châu Nam Cực.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1:
? Dựa vào Hình 47.1 hãy xác định vị trí giới hạn của Châu Nam Cực?
? Diện tích là bao nhiêu?
GV chiếu lại Hình 47.1 trên máy xác định lại vị trí giới hạn.
GV nói về cách xác định phương hướng ở Châu Nam Cực: - Đứng ở Cực Nam thì dưới chân là cực Nam nhìn về bất cứ hướng nào cũng là hướng Bắc.
- Không xác định được hướng Đông- Tây.Chỉ xác định được phần Đông và Tây của châu lục dựa vào đường kinh tuyến 00 và 1800.
GV Chuyển ý: Với vị trí độc đáo trên có ảnh hưởng gì đến khí hậu của châu lục. vào mục b.
* Hoạt động 2:
- Nhóm 1: Tìm hiểu khí hậu:Phân tích 2 biểu đồ nhiệt độ ở Hình 47.2 cho biết:
+ Tháng có nhiệt độ cao nhất?Bao nhiêu độ C
+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất?Bao nhiêu độ C.
? Rút ra nhận xét về chế độ nhiệt ở châu Nam Cực?
? Với đặc điểm khí hậu như thế thì có Tên loại gió hoạt động ở châu lục?Có đặc điểm gì nổi bật?Vận tốc? Vì sao?
- Nhóm 2: Quan sát lát cắt H47.3 cho biết đặc điểm nổi bật của bề mặt lục địa Nam Cực?
GV chỉ trên máy giải thích thêm về địa hình: Châu Nam Cực có đủ các dạng địa hình như các châu lục khác nhưng bị băng bao phủ hoàn toàn.
Cho học sinh quan sát một số hình ảnh về băng trôi,núi băng ở Châu Nam Cực.
? Ảnh hưởng của sự tan băng đối với đời sống của con người?
GV liên hệ việc con tàu Titanic bị đắm cho học sinh thấy được sự nguy hiểm do băng tan
- Nhóm 3: Tìm hiểu sự ảnh hưởng của khí hậu đối với sinh vật ở châu Nam Cực?
Giải thích thêm vì sao với khí hậu giá lạnh như thế mà động vật ở đây khá phong phú: Do có đặc điểm thích nghi, do nguồn gốc hình thành.
GV: Cho học sinh xem một số hình ảnh về các loài động vật.
-Nhóm 4: Tìm hiểu khoáng sản ở châu Nam Cực?So sánh với Châu Phi và Châu Mĩ.
Chuyển ý: Với khí hậu giá lạnh,khắc nghiệt như thế thì lịch sử nghiên cứu và dân cư ở đây như thế nào.Chúng ta tìm hiểu mục 2.
? Con người phát hiện ra Châu Nam Cực từ khi nào?Việc nghiên cứu được xúc tiến mạnh mẽ vào năm vào?
? Với khí hậu giá lạnh như vậy thì dân cư ở đây có đặc điểm gì?
? Kể tên những quốc gia có trạm nghiên cứu ở Nam Cực?
Cho học sinh quan sát hình ảnh trạm nghiên cứu trên máy chiếu.
? “Hiệp ước Nam Cực” qui định việc gì?
Làm việc cá nhân.
àChỉ trên bản đồ vị trí giới hạn.
àDiện tích 14,1 triệu km2.
Làm việc theo nhóm
HS điền vào bảng sau:(bảng phụ)
Trạm Lít-tơn A-mê-ri-can
Trạm Vô-xtốc
Nhiệt độ thángcao nhất?Bao nhiêu độ?
Tháng 1 (-100)
Tháng 1 (-370)
Nhiệt độ thángthấp nhất?Bao nhiêu độ?
Tháng 9 (-420)
Tháng 10 (-700)
Nhận xét
< 00
<00
àNhiệt độ quanh năm dưới 00C.Gía lạnh.
àGío Đông cực từ trung tâm lục địa toả ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ..
àVận tốc >60km/giờ.
àVì:- Đây là vùng khí áp cao
- Không có vật cản
Băng bao phủ toàn bộ châu lục
àQuan sát hình ảnh trên máy chiếu.
àBăng tan nước biển dâng lên,diện tích đất liền giảm đinguy hiểm cho tàu bè qua lại
- Thực vật không có.
- Động vật có khả năng chịu rét giỏi: chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, báo biển,sống ven lục địa.
àQuan sát trên hình ảnh trên máy.
àCó các loại: than đá,dầu mỏ,khí tự nhiên
àKhoáng sản ít hơn so với Châu Phi và Châu Mĩ
àCon người phát hiện ra Châu Nam Cực từ cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20.
àTừ năm 1957 việc nghiên cứu được tiến hành mạnh mẽ và toàn diện.
à Chưa có dân cư sinh sống thường xuyên.
àHoa Kỳ,Nhật,Pháp,Anh,Nga.
àQuan sát trên hình ảnh trên máy.
àKhảo sát Nam Cực chỉ giới hạn trong mục đích vì hoà bình và không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ,tài nguyên ở Châu Nam Cực.
1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí,giới hạn
- Vị trí: Từ vòng cực Nam đến cực Nam của Trái đất.
- Giới hạn: Bao gồm phần lục địa trong vòng cực Nam và các đảo ven lục địa.
- Diện tích: 14,1 triệu km2.
b. Khí hậu.
- Rất giá lạnh- “Cực lạnh” của Trái đất.
- Nhiệt độ quanh năm dưới 00 C.
- Nhiều gió bão nhất thế giới. Vận tốc gió thường trên 60mk/giờ
c. Địa hình.
- Là một cao nguyên băng khổng lồ, cao trung bình 2600 m.
d. Thực - động vật:
- Thực vật không có.
- Động vật có khả năng chịu rét giỏi: chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, báo biển,sống ven lục địa.
e. Khoáng sản:
- Giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên.
2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực:
- Châu Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất.
- Chưa có dân cư sinh sống thường xuyên.
- Hiện nay nhiều quốc gia đã nghiên cứu về Châu Nam Cực.
4. Củng cố
Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm trên máy:
Câu 1: Châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt vì:
Do vị trí ở vùng cực nên mùa đông đêm địa cực kéo dài.
Mùa hè ngày kéo dài, cường độ bức xạ yếu nên khả năng tích trữ năng lượng nhiệt của lục địa kém.
Là một lục địa rộng, băng nhiều nên nhiệt độ quanh năm thấp.
Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Tự nhiên châu Nam Cực có đặc điểm nổi bật:
Là nơi gió bão nhiều nhất thế giới.
Là “Cực lạnh” của thế giới và không có dân cư sinh sống thường xuyên.
Chiếm 90% thể tích nước ngọt dự trữ của thế giới.
Thực vật nghèo nàn nhất so với các khu vực khác trên thế giới.
Tất cả các đáp án trên.
5.Dặn dò:
Chuẩn bị bài 48- Thiên nhiên châu Đại Dương..
Học bài cũ.
Làm bài tập trong tập bản đồ.
Trường THCS Kim Đồng.
GVHD: Cô Vũ Thị Hương.
GSTT: Hoàng Thị Thuỳ Linh.
Lớp: 7A6.
GIÁO ÁN
Chương IX: CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Bài 48: THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG.
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức: HS cần nắm được:
- Vị trí địa lý,giới hạn Châu Đại Dương gồm 4 quần đảo và lục địa Ôxtrâylia.
- Đặc điểm tự nhiên của lục địa Ôxtrâylia v à c ác qu ần đ ảo
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_bai_47_chau_nam_cuc_chau_luc_lanh_nhat.doc