SKKN Nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học Cơ sở thông qua: Tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động với thiết bị dạy học Địa lí Lớp 7

Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tích cực

hoá hoạt động của học sinh (HS) có nghĩa là đổi mới phương pháp dạy ( cách dạy ) của thầy và phương pháp học của trò, phải “dạy cách tự học” cho học sinh. Từ đó, từng bước hình thành ở học sinh năng lực tự học để học sinh có thể tự bổ sung kiến thức và học thường xuyên suốt đời.

 Người thầy cần hiểu rõ vấn đề “tích cực hóa hoạt động của học sinh” trong đổi mới PPDH là tích cực trong hoạt động nhận thức, tích cực trong tư duy, tích cực một cách chủ động. Điều đó có nghĩa là học sinh chủ động trong toàn bộ quá trình phát hiện, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên (GV), dựa trên nguyên tắc : GV giúp học sinh tự khám phá trên cơ sở tự giác và được tự do ( Tự suy nghĩ và tranh luận, đề xuất vấn đề đang được giải quyết).

Nói cách khác, dạy học tích cực hoá là dạy học thông qua việc tổ chức hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác và được tự do, chủ động trong hoạt dộng học tập với các phương tiện dạy học (PTDH) (bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh.). Nhằm khai thác chúng như một nguồn kiến thức Địa lí, từ đó HS vừa có kiến thức vừa rèn luyện kĩ năng địa lí, phương pháp học tập Địa lí về lâu dài hình thành cho học sinh năng lực tự học.

 

doc17 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học Cơ sở thông qua: Tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động với thiết bị dạy học Địa lí Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần I - Đặt vấn đề I – Cơ sở lí luận : Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh (HS) có nghĩa là đổi mới phương pháp dạy ( cách dạy ) của thầy và phương pháp học của trò, phải “dạy cách tự học” cho học sinh. Từ đó, từng bước hình thành ở học sinh năng lực tự học để học sinh có thể tự bổ sung kiến thức và học thường xuyên suốt đời. Người thầy cần hiểu rõ vấn đề “tích cực hóa hoạt động của học sinh” trong đổi mới PPDH là tích cực trong hoạt động nhận thức, tích cực trong tư duy, tích cực một cách chủ động. Điều đó có nghĩa là học sinh chủ động trong toàn bộ quá trình phát hiện, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên (GV), dựa trên nguyên tắc : GV giúp học sinh tự khám phá trên cơ sở tự giác và được tự do ( Tự suy nghĩ và tranh luận, đề xuất vấn đề đang được giải quyết). Nói cách khác, dạy học tích cực hoá là dạy học thông qua việc tổ chức hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác và được tự do, chủ động trong hoạt dộng học tập với các phương tiện dạy học (PTDH) (bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh...). Nhằm khai thác chúng như một nguồn kiến thức Địa lí, từ đó HS vừa có kiến thức vừa rèn luyện kĩ năng địa lí, phương pháp học tập Địa lí về lâu dài hình thành cho học sinh năng lực tự học. II – Cơ sở thực tiễn: Tuy nhiên cũng không ít giáo viên còn chưa thật quan tâm tới việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh khi tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động với các phương tiện dạy học. Giáo viên còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền thụ kiến thức, là người “độc quyền” sử dụng các phương tiện dạy học. Nên học sinh thụ động tiếp thu kiến thức. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng dạy học Địa lỉ trong nhà trường. Xuất phát từ vấn đề trên tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm :“Nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở thông qua: Tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động với thiết bị dạy học Địa lí – lớp 7” Phần II – những vấn đề khó và mới I ) Những vấn đề khó - Học sinh lớp 7 tư duy trừu tượng phát triển chưa nhiều mà thiên về tư duy cụ thể. Do vậy khó có thể nắm bắt, nhận biết được các biểu tượng, khái niệm tốt nhất mà phải qua hệ thống thiết bị dạy học. Hơn nữa đa số các em thích học và dành nhiều thời gian cho môn Toán , Văn , Anh và đã bắt đầu coi Địa lí là môn phụ. - Thiết bị dạy học còn thiếu chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. - Bản thân giáo viên dạy địa lí còn chưa chuẩn bị kĩ đồ dùng trước khi dạy, chưa biết khai thác sử dụng thiết bị dạy học : hình vẽ, tranh ảnh , bản đồ ...có hiệu quả. Vì vậy ,chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh trong các tiết học . - Theo tôi cả hai nguyên nhân cơ bản trên cần khắc phục ngay nhất là nguyên nhân thứ hai. Nguyên nhân này sẽ dược khắc phục như thế nào?Hiệu quả ra sao?Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên. Mỗi giáo viên trước và trong khi dạy dều phải có sự chuẩn bị và cách khai thác đồ dùng dạy học khác nhau để gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh tích cực chủ động lĩnh hội tri thức , rèn kĩ năng khai thác kiến thức mới. 2) những vấn đề mới Việc sử dụng phương tiện giảng dạy trong phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm chưa được coi trọng, phương tiện chỉ được coi như là minh hoạ cho lời giảng của giáo viên , tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh .Nhưngđiểm mới hiện nay , thiết bị , phương tiện dạy học được sử dụng như một nguồn thông tin dẫn học sinh đến với những tri thức mới. Phương tiện dạy học hiện đại gồm nhiều loại , được giáo viên quan tâm , vận dụng giúp cho giáo viên và học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo tién độ phù hợp với trình độ của mình. phần III – nội dung và phương pháp tiến hành I – những vấn đề cần giải quyết : Với kinh nghiệm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trường trung học cơ sở : Thông qua tổ chức và hướng dẫnhọc sinh hoạt động với các phương tiện dạy học địa lí lớp 7. Giáo viên cần tổ chức hướng dẫn học singh tiến hành các hoạt động học tập nhằm khai thác và lĩnh hội kiến thức với các phương tiện dạy học địa lí chủ yếu sau đây : Tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động với bản đồ, lược đồ. Nội dung cơ bản và biện pháp thực hiện tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động với biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. Tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động với tranh ảnh Địa Lí. II – nội dung cơ bản, biện pháp thực hiện. - Lớp 7a dạy theo yêu cầu cơ bản của vấn đề nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học thông qua tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động với các phương tiện dạy họcđịa lí lớp 7. - Lớp 7b cũng dạy theo yêu cầu của lớp 7a, nhưng khi thực hiện còn một số hạn chế. Trong việc giảng dạy địa lí ở các khối lớp nói chung và ở lớp 7 nói riêng, giáo viên cần chú ý nhiều hơn đến hức năng và nguồn kiến thức của các thiết bị dạy học,đồng thời cũng cần tạo điều kiện để học sinh làm việc với thiết bị dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập. Điều dó cũng có nghĩa là không chỉ dùng các thiết bị dạy học để minh hoạ nhằm làm cho học sinh dễ dàng lĩnh hộ kiến thức qua lời giảng của giáo viên, mà giáo viên cần tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động với từng thiết bị dạy học địa lí ( bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh ...). 1 – tổ chức và hướng dẫn cho học sinh hoạt động với bản đồ, lược đồ : Đối với việc dạy học địa lí, bản đồ là nguồn kiến thức quan trọng và được coi như quyển sách giáo khoa địa lí thứ hai của học sinh, tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ theo các bước sau : đọc bản đồ và lược đồ. Đọc bản đồ để biết nội dung ( đối tượng địa lí ) được thể hiện trên bản đồ là gì ? vd : bản đồ tự nhiên một châu lục ( Châu á, Châu âu, Châu Mĩ.....) thì nội dung địa lí được thể hiện trên bản đồ chủ yếu là : vị trí địa lí, các dạng địa hình và sự phân bố của chúng , khoáng sản , cảnh tự nhiên, sông ngòi, các dòng biển nóng lạnh...các bản đồ khí hậu của các châu thì đối tượng địa lí thể hiện chủ yếucủa bản đồ là các kiểu khí hậu, gió, dòng biển , đường đẳng nhiệt.... Đọc chú giải để biết cách người ta thể hiện nội dung đó trên bản đồ như thế nào ? bằng các kí hiệu gì ? bằng màu sắcgì ? bởi các kí hiệu quy ước trên bản đồ là những biểu trưng của các đối tượng , hiện tượng Địa Lí trong hiện thực khách quan , vì vậy giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết thông qua những kí hiệu đó mà rút ra nhận xét về tính chất , đặc điểm của các nội dung địa lí được thể hiện trên bản đồ . Tìm xem từng kí hiệu , từng màu sắc xuất hiện ở những vị trí nào trên bản đồ . phân tích biểu đồ : Phân tích biểu đồ là tìm ra các mối quan hệ giữa các loại kí hiệu với nhau và với nội dung của bản đồ , đó là : Xác định những kí hiệu đó có ở những địa danh nào, khu vực nào trên bản đồ. Tại sao chúng lại ở đó mà không có ở khu vực khác? Những điều kiện nào làm cho chúng xuất hiện ( hoặc không có ) ở đó , hoặc ảnh hưởng tác động tới chúng? như vậy giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh dựa vào bản đồ kết hợp với kiến thức địa lí , vận dụng thao tác tư duy ( so sánh , phân tích , tổng hợp ...) để phát hiện các mối quan hệ địa lí không thể hiện trực tiếp trên bản đồ : như mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên , các yếu tố kinh tế với nhau, giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế. nhằm giải thích sự phân bốcũng như đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí. Hiểu các thông tin trên bản đồ . Từ đọc được bản đồ, phân tích được những nội dung thể hiện trên bản đồ chúng ta có thể hiểu được những thông tin chứa đựng trong một bản đồ. Hiện tượng sự vật địa lí đó phân bố ở những nơi nào trên bản đồ. Tại sao chúng lại phân bố ở đó ? Có mối quan hệ gì với những sự vật hiện tượng nào khác không ? VD : Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thưc từ bản đồ ( lược đồ ) phân bố lượng mưa Châu Phi vào dạy mục 3 khí hậu của bài 27 : Thiên Nhiên Châu Phi ( tiếp theo ) Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào hình 27 . 1 sách giáo khoa học sinh rút ra nhận xét : Quan sát hình 27 . 1, học sinh so sánh phần đất liền giữa hai chí tuyến của Châu Phi với phần đất liền của chí tuyến Bắc đến bờ biển Địa Trung Hải và phần đất liền từ chí tuyến Nam đến bờ biển phía nam Châu Phi và rút ra nhận xét : Phần lớn lãnh thổ Châu Phi nằm giữa hai chí tuyến , nên Châu Phi là lục điạ nóng . Quan sát hình 27. 1, học sinh quan sát hình dạng lãnh thổ , đường bờ biển và kích thước Châu Phi , rút ra nhận xét : bờ biển Châu Phi không bị cắt xẻ nhiều . Châu Phi là một lục địa hình khối . Kích thước Châu Phi rất lớn . ảnh hưởng của biển không vào sâu vào trong phần đất liền nên Châu Phi là lục địa khô. Quan sát hình 27 . 1, học sinh quan sát vị trí đường chí tuyến Bắc , vị trí lục địa Châu á- Châu Âu so với Châu Phi , rút ra nhận xét : Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến , thời tiết rất ổn định , không có mưa . Phía Bắc của Bắc Phi là lục địa á - Âu, một lục địa lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa á - Âu thổi vào, á - Âu một lục địa lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa á - Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo , khó gây ra mưa. Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn , lại có độ cao trên 200 m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền . Từ đó , học sinh rút ra kết luận : khí hậu Châu Phi khô , hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới ( hoang mạc Xa Ha Ra ). Quan sát hình 27.1 , học sinh có thể rút ra nhận xét về sự phân bố lượng mưa ở Châu Phi: Lượng mưa lớn nhất trên 2000 mm tập trung ở bờ biển Tây Phi quanh vịnh Ghi – nê và ven xích đạo. Lượng mưa từ 1000 mm đến 2000 mm phân bố ở hai bên xích đạo, từ bờ Tây lục địa Châu Phi đến danh giới phía tây của vùng núi và cao nguyên Đông Phi. Lượng mưa từ 200 đến 1000 mm có giới hạn phía bắc là hoang mạc Xa – ha – ra , phía Đông là bờ biển ấn Độ Dương , phía nam là hoang mạc Ca – na – ha – ri. Ngoài ra , còn có giải ven biển Địa Trung Hải Và ven biển cực nam Châu Phi . - Lượng mưa dưới 200 mm chủ yếu ở hoang mạc Xa – ha – ra. Từ đó , học sinhcó thể rut ra kết luận : Lượng mưa ở Châu Phi phân bố rất không đều. Học sinh làm việc theo nhóm để xác định nguyên nhân phân bố lượng mưa không đều ở Châu Phi là : vị trí địa lí , hình dạng lãnh thổ , đường bờ biển , sự vận động của các khối khí. Chứng minh các dòng biển nóng , lạnh có ảnh hưởng tới lượng mưa của các vùng ven biển Châu Phi. Dòng biển lạnh Ca – na – ri chảy ven bờ biển Tây Bắc Châu Phi, dòng biển lạnh Ben – Ghê – la chảy ven bờ biển Tây Nam Châu Phi, lượng mưa ở ven biển dưới 200 mm Dòng biển nóng Ghi – nê chảy ven vịnh Ghi – Nê , lượng mưa vùng ven biển trên 2000 mm. Dòng biển nóng Xô - ma – li , dòng biển nóng Mô - dăm – bích , dòng biển nóng Mũi Kim chảy ven bờ biển Đông Châu Phi, lượng mưa vùng ven biển từ 1000 mm đến 2000 mm. 2. tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động với biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trước tiên là đọc lần lượt đường cong biểu diễn nhiệt độ trong năm và các cột mưa thể hiện sự phân bố lượng mưa trong một nămcủa một địa điểm để thu thập các thông tin về khí hậu ở nơi đó . Bước 1 : Đọc biểu đồ nhiệt độ và khai thác các thông tin dưới đây : - Nhiệt độ tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là bao nhiêu ? Tháng nóng nhất là tháng nào ? Tháng lạnh nhất là tháng nào ? Tuyết rơi vào tháng nào hay tháng nào có nhiệt độ <00 C? Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất ( biên độ nhiệt trong năm ) là bao nhiêu ? Các thông tin trên giúp cho chúng ta biết được đặc điểm của chế độ nhiệt của địa phương thuộc kiểu khí hậu nào ? Trong trường hợp sự phân chia các vạch nhiệt độ và lượng mưa theo công thức 10 C = 20 C (hay T = 2p) thì có thể biết được tháng nào là tháng khô hạn trong năm , như biểu đồ khí hậu ( b) của bài Thực Hành 18 Địa Lí 7 Bước 2 : Đọc biểu đồ lượng mưa và khai thác các thông tin sau: - Mưa nhiều nhất vào tháng nào ? Mưa ít nhất vào tháng nào? - Các tháng có mưa nhiều vào mùa nào ? Các tháng có mưa ít hay không mưa vào mùa nào ? Sự phân bố mưa trong năm như thế nào ? Mưa đều trong năm hay mưa tập trung vào một số tháng trong năm ? Tổng lượng mưa trong cả năm là bao nhiêu ? Tổng lượng mưa của những tháng mư anhiều chiếm bao nhiêu phần trăm tổng lượng mưa cả năm ? Các thông tin trên về tổng lượng mưa và sự phân bố mưả trong năm, giúp biết được đặc điểm của chế độ mưa của nơi đó thuộc kiểu khí hậu nào ? VD : Mưa vào mùa thu đông là đặc điểm của khí hậu Địa Trung Hải Bước 3 : So sánh và phân tích biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa để tìm ra tính chất khí hậu của địa phương. Việc so sánh các đặc điểm của biểu đồ nhiệt độ với biểu đồ mưa của một địa phương là hết ắc quan trọng và chỉ khi nào cả hai biểu đồ này cùng thể hiện đúng các đặc trưngcủa mọt kiểu khí hậu nào đó , chúng ta mới có thể biết được địa phương đó thuộc kiểu khí hậu gì. VD : Dạy bài 12 .Thực hành nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng . Qua việc tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động với các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở bài tập 4 của bài . Để giúp học sinh lựa chọn ra một biểu đồ thuộc đới nóngvà cho biết lí do chọn , giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sau : Bước 1 : Học sinh xác định các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa . Giúp học sinh xác định bằng phương pháp loại trừ cụ thể như sau : - Với biểu đồ A : Có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp dưới 150 C vào mùa hạ nhưng lại vào mùa mưa : không phải của đới nóng , loại bỏ . - Với biểu đồ B : Nóng quanh năm trên 200Cvà có hai lần lên cao trong năm , mưa nhiều vào mùa hạ : đúng là của đới nóng. - Với biểu đồ C : Có tháng cao nhất mùa hạ không quá 200 C, mùa đông ấm áp xuống không quá 50 C , mưa quanh năm : không phải của đới nóng , loại bỏ . Với biểu đồ D : Có mùa đông lạnh -50 C : không phải của đới nóng , loại bỏ. Với biểu đồ E : Có mùa hạ nóng trên 250 C , mùa đông mát dưới 150 C, mưa rất ít và mưa vào mùa đông : không phải của đới nóng , loại bỏ. Bước 2 : Học sinh tìm hiểu và phân loại biểu đồ khí hậu B. Biểu đồ B có nhiệt độ quanh năm trên 25 0C , mưa trên 1500 mm với một mùa mưa vào mùa hạ và một mùa khô vào mùa đông . Đó là đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa . Bước 3 : Xác định biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa B là biểu đồ của nhiệt đới gió mùa . 3 . Tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động với tranh ảnh Địa Lí Việc khai thác kiến thức từ tranh ảnh Địa Lí được tiến hành theo các bước : Bước 1 :Nêu tên bức tranh ( hoặc ảnh ) nhằm xác định xem bức tranh hay ảnh đó thể hiện cái gì ( đối tượng Địa Lí nào ) ở đâu ? Bước 2 : Chỉ ra những đặc diểm , thuộc tính của đối tượng Địa Lí được thể hiện trên bức tranh ( bức ảnh ) Bước 3 : Nêu biểu tượng và khái niệm Địa Lí trên cơ sở những đặcđiểm và thuộc tính đó . Tuy nhiên tranh ảnh chỉ có tác dụng giúp học sinh khai thác được một số đặc điểm và thuộc tính nhất định về đối tượng .Vì vậy giáo viên cần gợi ý học sinh dựa vào kiến thức địa lí đã học , kết hợp với bản đồ , biểu đồ các tư liệu địa lí khác để giải thích đặc điểm , thuộc tính cũng như sự phân bố ( vị trí ) của đối tượng Địa Lí được thể hiện trên bức tranh ( hoặc ảnh ) đó . VD : Khi tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động với tranh ảnh Địa Lí ở mục 2 : Sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường ( Bài 21 : Môi trường đới lạnh ) tiến hành như sau : Bước 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lần lượt ảnh 21.6, 21.7 - đọc tên ảnh và theo sự mô tả của giáo viên. ảnh 21.6 cho thấy cảnh đài nguyên Bắc Âu vào mùa hạ với vài đám rêu và địa y đang nở hoa đỏ và vàng . Phía xa , ở ven bờ hồ là các cây thông lùn . ảnh 21.7 cho thấy cảnh đài nguyên Bắc Mĩ vào mùa hạ với thực vật nghèo nàn thưa thớt hơn . Chỉ vài đám địa y mọc lác đác đang nở hoa đỏ , ở đây không có những cây thông lùn như ảnh ở Bắc Âu . Toàn cảnh cho ta thấy đài nguyên Bắc Mĩ có khí hậu lạnh hơn Đài Nguyên Bắc Âu .Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra nhận xét : ? Cây cỏ ở đài nguyên đới lạnh : Số lượng cây , loài cây , độ cao của cây ? ? Vì sao cây cỏ chỉ phát triển vào mùa hạ ? Giáo viên bổ sung kiến thức bằng cách mô tả cụ thể về thế giới thực vật trên các đài nguyên đới lạnh vào mùa hạ , về cách thích nghi với khí hậu lạnh của các cây thông lùn , liễu lùn (giảm chiều cao để chống bão tuyết mạnh và có tán lá lớn để giữ ẩm ) của các bụi cỏ , rêu , địa y (thường ra hoa trước khi tuyết tan , ra lá sau cho kịp với thời gian nắng ấm ngắn ngủi vào mùa hạ ). Bước 2 : Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát 3 ảnh 21.8 ; 21.9 ; 21.10 , đọc tên ảnh và nêu các con vật sống ở đới lạnh . Giáo viên cho biết : Tuần Lộc sống dựa vào cây cỏ , rêu , địa y , của đài nguyên , Chim cánh cụt , Hải cẩu sống dựa vào cá tôm dưới biển dẫn đến cách thích nghi , cách sinh hoạt của 3 loài cây này vào mùa đông ( ngủ đông hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn ). Bước 3 : Giáo viên nêu rõ : Các loài thực vật , động vật sống ở đới lạnh : Động vật phong phú hơn thực vật nhờ có nguồn thức ăn dưới biển dồi dào. Cách thích nghi củat thực vật và động vật với khí hậu khắc nghiệt . Phần IV – Kết quả . Tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động với thiết bị dạy học Địa Lí lớp 7 : Bản đồ , biểu đồ , tranh ảnh Địa Lí ... Đối với lớp 7A , tôi dạy theo yêu cầu cơ bản của vấn đề tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động với thhiết bị dạy học Địa Lí lớp 7 như : Bản đồ , biểu đồ , tranh ảnh Địa Lí ... Lớp 7B cũng dạy theo yêu cầu của lớp 7A ở trên , tuy nhiên còn một số hạn chế .Sau đó tôi tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng đạt được kết quả như sau : Điểm% Lớp 1 - 2 3 – 4 5 - 6 7 – 8 9 –10 TB trở lên 7A 39 HS 0 0% 0 0% 20 51.3% 11 28..2% 8 20.5% 39 100% 7B 41 HS 3 7.3% 8 19.5% 23 56.1% 7 17.1% 0 0% 30 73.2% Qua chất lượng kiểm tra khảo sát đưa ra ở trên cho thấy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tạo điều kiện để học sinh tự tìm tòi khai thác kiến thức , thì việc tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động với thiết bị dạy học ( Bản đồ , Biểu đồ , tranh ảnh Địa Lí ...) sẽ góp phần quan trọng cho việc đổi mới phương pháp dạy học . Vì học sinh biết sử dụng và khai thác các thiét bị dạy học dưới sự chỉ dạo của giáo viên , sẽ vừa có kiến thức , vừa có kĩ năng Địa Lí , từ đó nâng cao được chất lượng dạy và học của thầy và trò trong nhà trường trung học cơ sở. Phần V – Kết luận I – Bài học kinh nghiệm Qua 6 năm làm quen với chương trình Địa Lí lớp 7( cả sách cũ và mới ) và thực hiện đè tài này tôi thấy sử dụng phương tiện dạy học : Bản đồ , lược đồ , biểu đồ , tranh ảnh Địa Lí ...là hết sức cần thiết , đặc biệt là vấn đề sử dụng khi nào ? Cách khai thác chúng ra sao ?Mỗi giáo viên nên nắm vững phương pháp sử dụng này để giờ dạy đạt kết quả như mong muốn . Theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học trong việc sử dụng phương tiện dạy học : Bản đồ , lược đồ , biểu đồ , tranh ảnh Địa Lí ...sẽ phát huy tốt vai trò và tác dụng của nó khi : Giáo viên nhận thức đúng về chức năng của thiết bị dạy học Địa Lí lớp 7 cũng như các lớp khác , như chú ý tới chức năng và nguồn kiến thức của các thiết bị dạy học ( Bản đồ , lược đồ , biểu đồ , tranh ảnh Địa Lí ...) Trước khi sử dụng người giáo viên phải trả lời được câu hỏi : Sử dụng thiết bị dạy học như thế nào ? Khi nào ? Nhằm mục đích gì ? Cách khai thác ra sao ? Khi tổ chức hướng dẫn cho học sinh hoạt động với thiết bị dạy học , thầy cần hướng dẫn , tạo điều kiện và thời gian cho học sinh làm việc với chúng , sẽ phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh , các em tự lực khai tác và lĩnh hội kiến thức , rèn luyện kĩ năng . Sau mỗi lần sử dụng thiết bị dạy học giáo viên đánh giá kỹ năng lực của học sinh bằng cách cho học sinh quan sát kỹ các sự vật , hiện tượng trong đời sống thực tế , lắng nghe các thông tin , khai thác thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng từ đó thêm say mê , yêu thích học Địa Lí , yêu thiên nhiên , quê hương đất nước... Giáo viên nắm chắc đặc trưng về nội dung , phương pháp nghiên cứu , phương pháp dạy học và thiết bị dạy học chủ yếu của bộ môn lớp 7 , để tổ chức , hướng dẫn các em hoạt động với thiết bị dạy học nhằm đạt được kết quả cao nhất . Bản thân giáo viên phải có lòng say mê nghề nghiệp ,yêu bộ môn địa lí nên có ý thức đầu tư thời gian cho bài dạy , tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn , học tập đồng nghiệp... góp phần nâng cao chất lượng cho giờ dạy và học địa lí trong nhà trường. II - Điều kiện áp dụng . 1 - Đối tượng áp dụng : Với kinh nghiệm nêu ra và thực hiện ở trên thì giáo viên có thể áp dụng cho các lớp còn lại như các lớp 6,8,9 của bộ môn địa lí đều được .vì hệ thống thiết bị dạy học của các lớp này về cơ bản cũng có bản đồ , lược đồ , biểu đồ , tranh ảnh Địa Lí ....Nên việc tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động với chúng là nhằm hướng dẫn các em khai thác thiết bị dạy học như một nguồn kiến thức và rèn luyện các kĩ năng Địa Lí , sẽ góp phần thu hút học sinh vào các hoạt đông học tập một cách tích cực và chủ động dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên. 2 – Thời gian áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm ( nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học trong việc sử dụng phương tiện dạy học môn Địa Lí lớp 7 ) được áp dụng trong nhiều năm học tiếp theo , đề tài này có giá trị thời gian lâu dài , bởi lẽ kiến thức Địa Lí cơ bản ở lớp 7 sẽ không hề thay đổi và việc sử dụng phương tiện dạy học bản đồ , lược đồ , biẻu đồ , tranh ảnh Địa Lí ... sẽ không thể bỏ được trong dạy học Địa Lí nói chung và dạy học Địa Lí lớp 7 nói riêng III – Tài liệu tham khảo Sách giáo khoa Địa Lí lớp 7 Sách giáo viên Địa Lí lớp7 Tập bản đồ Địa Lí lớp7 IV – Những vấn đề còn hạn chế Bộ môn Địa Lí chưa được học sinh hứng thú học tập như môn Toán, môn Ngữ Văn, môn Hoá , mon Lí ...nên vẫn còn một số học sinh chưa chă m học nên khi sử dụng thiết bị dạy học còn lúng túng.Trong giảng dạy còn gặp khó khăn trong việc cân đối thời gian vì tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động với thiết bị dạy học nhất là đối tượng học sinh yếu mất nhiều thời gian. V- Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trường trung học cơ sở thông qua : Tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động với thiết bị dạy học địa lí lớp 7 được trình bày ở các phần trên và được tôi áp dụng vào giảng dạy Địa Lí ở các lớp còn lại là lớp 6, 8 ,9 Kết quả học tập của học sinh được cuốn hút vào các hoạt động học tập , hoạt động chủ động tích cực với các thiết bị dạy học để tìm tòi , khai thác kiến thức và rèn luyện kĩ năng Địa Lí dưới sự tổ chức chỉ đạo của giáo viên , từ đó hình thành được PPHT bộ môn Địa Lí. Vì thế tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm về tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động với thiét bị dạy học Địa Lí lớp 7 để các đồng chí tham khảo . Rất mong sự góp ý chân thành của các đồng chí để vấn đề trên được hoàn thiện hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn ! Tứ Dân , Ngày 10 tháng 1 năm 2008 Người thực hiện Nguyễn Thị Hoa xác nhận của nhà trường ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_o_truong.doc