I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần.
1. Kiến thức:
- Hiểu được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế
- Nhận biết được sự khác nhau cơ bản và sự phân bố ba chủng tộc lớn trên thế giới.
2. kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc bản đồ dân số, bản dồ tự nhiên thế giới.
- Nhận biết qua tranh ảnh và trên thực tế ba chủng tộc chính trên thế giới.
3. Thái độ;
Tinh thần đoàn kết quốc tế
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
- Bản đồ dân số thế giới.
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Tranh ảnh về ba chủng tộc lớn trên thế giới.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Bùng nổ dân số sảy ra khi nào. Nêu nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết?
3.Bài mới:
- Loài người đã xuất hiện cách đây hàng triệu năm. Ngày nay con người đã sinh sống ở hầu khắp trên thế giới. Có nơi dân cư tập trung đông nhưng có nơi hết sức thưa vắng điều đó phụ thuộc điều đó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và khả năng cải tạo tự nhiên của con người.
205 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Chương trình cả năm (Bản hay), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG
Tuần 1 Tiết 1 – Bài 1: DÂN SỐ
1. Mục tiêu:
- Sau bài học, học sinh cần đạt được:
a, Về kiến thức:
- Nắm được dân số, mật độ dân số, tháp tuổi.
- Nguồn lao động của một địa phương.
- Hiểu nguyên nhân của gia tăng dân số và bùng nổ dân số.
- Hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và cách giải quyết.
b, Về kĩ năng:
- Qua biểu đồ dân số nhận biết được gia tăng dân số và bùng nổ dân số.
- Rèn kĩ năng đọc khai thác thông tin từ biểu đồ dân số và tháp tuổi.
c, Về thái độ: Có thái độ học tập đúng đắn.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a, Chuẩn bị của GV: Biểu đồ H 1.1, H 1.2, H 1.3, H 1.4 Phóng to
b, Chuẩn bị của HS: SGK, đọc trước bài ở nhà
3. Tiến trình bài dạy:
a. Ổn định tổ chức: Sĩ số:
b. Kiểm tra bài cũ: (Không)
* Đặt vấn đề vào bài mới: (2’)
Ở lớp 6 chúng ta đã được tìm hiểu về những kiến thức đại cương của trái đất. Lên chương trình lớp 7 chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ba phần lớn đó là. Phần một: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG. Phần hai: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ. Phần ba: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC.
c. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
- GV: Hướng dẫn hs đọc thuật ngữ “dân số” trang 186 SGK. Hướng dẫn đọc nội dung phần 1
? Người ta điều tra dân số nhằn mục đích gì?
- HS: Kết quả điều tra dân số tại một thời điểm nhất định cho chúng ta biết tổng số người của một địa phương hoặc một nước, số người ở từng độ tuổi, tổng số nam và nữ, số người trong độ tuổi lao động, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đang làm và nghề nghiệp được đào tạo Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
- GV: Hướng dẫn hs H1.1 SGK dân số của mỗi quốc gia thường được thể hiện bằng một tháp tuổi
- GV: Giới thiệu tháp tuổi và cách đọc tháp tuổi ..
? Trong tổng số trẻ em ở độ tuổi từ 0 đến 4 tuổi ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái?
- HS: Ở tháp 1 có 5,5 tr bé trai và 5,5 tr bé gái
Ở tháp 2 có 4,5 tr bé trai và 4,8 tr bé gái
? Hãy so sánh số người trong độ tuổi lao động ở hai tháp?
- HS: Ở tháp 2 số người trong độ tuổi lao động nhiều hơn so với tháp 1
? Hãy nhận xét đặc điểm thân và đáy của hai tháp tuổi?
- HS: Ở tháp 1:Đỉnh nhọn ,thân hẹp, đáy rộng
Ở tháp 2: Thân và đáy gần bằng nhau
? Vậy tháp tuổi cho chúng ta biết đặc điểm gì?
- HS: Nhìn vào tháp tuổi, chúng ta biết được tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động của một địa phương, một nước.
? Nguồn lao động là gì?
- GV: Hướng dẫn hs nhận biết đặc điểm hình dạng của ba dạng tháp tuổi cơ bản.
+ Tháp dân số trẻ: Đáy rộng, thân thu hẹp nhanh, đỉnh nhọn.
+ Tháp tuổi ổn định: Đáy thu hẹp, thân rộng, đỉnh tròn.
+ Tháp tuổi già: Đáy hẹp, thân mở rộng, đỉnh tròn.
- GV: Hướng dẫn hs đọc từ “Các số liệu thống kê . Gia tăng dân số cơ giới”. Đọc thuật ngữ “tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử”
? Thế nào là gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ giới?
- HS: Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới
? Người ta điều tra dân số liên tục trong nhiều năm nhằm mục đích gì?
- HS: Các số liệu thống kê và điều tra dân số liên tục trong nhiều năm sẽ giúp chúng ta biết được quá trình gia tăng dân số của một địa phương, một nước hay trên toàn thế giới.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H 1.2 SGK
THẢO LUẬN NHÓM
? Nhận xét tốc độ gia tăng dân số theo hai mốc sau. Từ công nguyên đến 1804. 1805 đến 1999?
- HS: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm
* Từ công nguyên đến 1840: Dân số tăng từ 300tr đến 1tỉ ng (Tăng 700tr ng chậm)
* Từ 1805 đến 1999 là 195 năm tăng từ 1tỉ ng lên 6tỉ ng tăng 5 tỉ ng (tăng rất nhanh).
? Vậy nguyên nhân nào làm cho dân số tăng nhanh trong thế kỉ XX?
- GV: Vậy dân số thế giới tăng nhanh có ảnh hưởng như thế nào
- GV: Hướng dẫn hs đọc từ “Dân số thế giới tăng rất nhanh kinh tế chậm phát triển”
? Khi nào sự gia tăng dân số tự nhiên trở thành bùng nổ dân số?
- HS: Bùng nổ dân số xẩy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %
? Nguyên nhân nào dẫn đến bùng nổ dân số thế giới?
- HS: Dân số thế giới tăng nhanh và đột ngột từ những năm 50 của thế kỷ XX, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ la tinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát và phân tích hai hình H1.3 và H 1.4 SGK.
? Trong giai đoạn từ năm 1920 đến năm 2000 nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn. Tại sao?
- HS: Nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn nhóm nước phát triển
? Hậu quả và biện pháp khắc phục hiện tượng bùng nổ dân số là gì?
- HS: Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm. đã trở thành gánh nặng đối với các nước có nền kinh tế chậm phát triển.
Bằng các chính sách dân số và phát triển kinh tế - xã hội, nhiều nước đã đạt được tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hợp lí, Sự gia tăng dân số thế giới đang có xu thế giảm dần để tiến đến ổn định ở mức trên 1,0%. Dự kiến đến năm 2050, dân số thế giới sẽ là 8,9 tỉ người.
? Bằng hiêủ biết thực tế hãy cho biết Việt Nam nằm trong nhóm nước nào?
- HS: Việt Nam nằm trong nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
1. Dân số, nguồn lao động.
-Dân số là tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được tính ở một thời điểm nhất định.
-Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội
- Nhìn vào tháp tuổi, chúng ta biết được tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động của một địa phương, một nước.
2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và XX. (10’)
* Từ công nguyên đến 1840: Dân số tăng từ 300tr đến 1tỉ ng (Tăng 700tr ng chậm)
-Nguyên nhân: chiến tranh, đói kém, dịch bệnh
* Từ 1805 đến 1999 là 195 năm tăng từ 1tỉ ng lên 6tỉ ng tăng 5 tỉ ng (tăng rất nhanh).
- Nguyên nhân: có nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội và y tế.
-Hậu quả: khó giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, đi lại.
3. Bùng nổ dân số.
- Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %
- Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên không đều giữa nhóm nước đang phát triển và nhóm nước phát triển
c, Củng cố: (5’)
d, Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Về nhà làm bài tập 2 SGK. Làm bài tập trong tập bản đồ.
- Chuẩn bị trước bài 2 “Sự phân bố dân cư các chủng tộc trên thế giới”
***************************************
Tuần Tiết Bài 2 SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ.
CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần.
1. Kiến thức:
- Hiểu được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế
- Nhận biết được sự khác nhau cơ bản và sự phân bố ba chủng tộc lớn trên thế giới.
2. kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc bản đồ dân số, bản dồ tự nhiên thế giới.
- Nhận biết qua tranh ảnh và trên thực tế ba chủng tộc chính trên thế giới.
3. Thái độ;
Tinh thần đoàn kết quốc tế
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
- Bản đồ dân số thế giới.
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Tranh ảnh về ba chủng tộc lớn trên thế giới.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
? Bùng nổ dân số sảy ra khi nào. Nêu nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết?
3.Bài mới:
- Loài người đã xuất hiện cách đây hàng triệu năm. Ngày nay con người đã sinh sống ở hầu khắp trên thế giới. Có nơi dân cư tập trung đông nhưng có nơi hết sức thưa vắng điều đó phụ thuộc điều đó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và khả năng cải tạo tự nhiên của con người.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
- GV: Phân biệt cho hs hiểu rõ hai thuật ngữ dân cư, dân số.
- HS: Dân cư là tập hợp những người sống trên một lãnh thổ được đặc trưng bởi kết cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của việc phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ.
Dân số là tổng số người dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được tính ở một thời điểm nhất định. Được định lượng bằng mật độ dân số trung bình.
- GV: Hướng dẫn hs đọc thuật ngữ mật độ dân số trang 186 SGK.
- Là số dân cư trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ nhất định, thường là km2. Ví dụ: mật độ dân số châu Âu năm 2000 là 832 người /km2.
? Dựa vào khái niệm vừa đọc hãy tính mật độ dân số trung bình của Việt Nam?
- Dựa vào công thức: (Số dân : Diện tích) = Mật độ dân số trung bình
Việt Nam: Diện tích = 329.247 km2
Số dân = 80,9 tr ng.
- HS: Tính mật độ dân số trung bình.
- GV: Vậy dân cư trên thế giới phân bố như thế nào (GV treo bản đồ phân bố dân cư TG)
Hiện nay, dân số thế giới là trên 6 tỉ người. Tính ra, bình quân trên 1km2 Đất liền có hơn 46 người sinh sống. Tuy thế, không phải nơi nào trên bề mặt Trái Đất cũng đều có người ở
? Mỗi chấm đỏ tương ứng với bao nhiêu người?
- HS: Mỗi chấm đỏ tương ứng với 500.000 ng
? Hãy nhận xét sự phân bố các chấm đỏ trên bản đồ từ đó rút ra kết luận về sự phân bố dân cư trên thế giới?
- HS: Các chấm đỏ phân bố không đồng đều
? Những nơi tập trung nhiều và ít chấm đỏ cho ta biết đều gì?
- HS: Là những khu vực tập trung đông hoặc ít dân.(Mật độ dân số cao hay thấp)
? Nhìn vào mật độ dân số cho ta biết điều gì?
- HS: Căn cứ vào mật độ dân số có thể biết được nơi nào đông đân, nơi nào thưa dân.
? Dựa vào bản đồ hãy xác định những khu vực có mật độ dân số cao và thấp trên thế giới?
- HS: Thực hiện trên bản đồ
Dân cư tập trung đông ở các khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á, Tây Phi, Trung Đông, Tây và Trung Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Đông Nam Bra Xin.?
? Xác định trên bản đồ các khu vực có số dân đông nhất trên thế giới?
- HS: Đông Á và Nam Á.
- GV: Hướng dẫn hs xác định trên bản đồ tự nhiên và rút ra nhận xét vì sao lại có sự phân bố như vậy?
- HS: Xác định trên bản đồ treo tường (Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, độ thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà.đều có mật độ dân số cao. Ngược lại, những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo.đi lại khó khăn hoặc những vùng có khí hậu khắc nghiệt như vùng cực, vùng hoang mạc..thường có mật độ dân số thấp).
? Tại sao ngày nay con người lại có thể sinh sống ở khắp mọi nơi trên thế giới?
- HS: Với những tiến bộ về kĩ thuật, con ngưòi có thể khắc phục những trở ngại về điều kiện tự nhiên để sinh sống ở bất kỳ nơi nào trên Trái Đất.
- GV: Căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi...) các nhà khoa học đã chia dân cư trên thế giới thành ba chủng tộc chính
- GV:Hướng dẫn quan sát H2.2và nghiên cứu phần kênh chữ
THẢO LUẬN NHÓM
? Hãy nêu tên của ba chủng tộc, đặc điểm hình dạng bên ngoài, địa bàn sinh sống chủ yếu của các chủng tộc này?
- HS: Báo cáo kết quả thảo luận bằng hình thức điền vào bảng.
1. Sự phân bố dân cư.
- Dân cư phân bố không đồng đều trên thế giới
- Dân cư sinh sống chủ yếu ở những đồng bằng châu thổ trong các đô thị, thưa thớt ở vùng núi, vùng xa biển, vùng cực.
2. Các chủng tộc.
Tên chủng tộc
Đặc điểm hình dạng
Địa bàn cư trú
Môn-gô-lô-ít
(Da vàng)
Da vàng, mắt đen, tóc đen, mũi tẹt, hình dáng nhỏ thấp
Sinh sống chủ yếu ở Châu Á
Nê-Grô-ít
(Da đen)
Da mầu sẫm, tóc đen soăn, mắt đen to, mũi thấp, môi dày.
Sinh sống chủ yếu ở Châu Phi
Ơ-rô-pê-ô-ít
(Da trắng)
Da trắng tóc nâu hoặc vàng, mắt xanh hoặc nâu, mũi cao, dáng người cao to.
Sinh sống chủ yếu ở Châu Âu
- GV: Sự khác nhau về chủng tộc chỉ là hình thái bên ngoài do địa bàn cư trú và điều kiện tự nhiên mang lại. VD: những cư dân sống ở khu vực khí hậu lạnh thương có màu da sáng
- Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội loài người các chủng tộc đã dần chuyển cư sinh sống ở hầu khắp các nơi trên trái đất
IV. Củng cố:
PHIẾU HỌC TẬP
- Hãy khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau.
1. Nhân tô quyết định nhất tới sự phân bố dân cư nói chung là:
a. Điều kiện tự nhiên. b. Lịch sử khai thác.
c. Phương thức sản xuất. d. Trào lưu di cư.
2. Những khu vực thưa dân trên thế giới thường nằm ở.
a. Trung tâm các lục địa Á, Phi. b. Vùng này có nhiều động đất, núi lửa.
c. Các vùng nhiều bão tố, ven biển. d. Các đảo và quần đảo ngoài đại dương.
3. Nhìn chung, sự tập trung dân cư đông ở một nơi, chủ yếu là do sự tác động của.
a. Điều kiện khí hậu tốt.
b. Đất đai màu mỡ.
c. Tài nguyên khoáng sản dồi dào.
d. Điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho đời sống và sản xuất.
4. Yếu tố nào sau đây không tác động đến sự phân bố dâncư nói chung
a. Đất đai màu mỡ. b. Khí hậu tốt.
c. Khoáng sản dồi dào. d. Không có yếu tố nào trong số các yếu tố trên
5. Căn cứ vào mật độ dân số có thể biết:
a. Tổng số dân trên 1 đơn vị lãnh thổ.
b. Số người cư trú trung bình trên một đơn vị diện tích.
c. Số lao động trên một đơn vị diện tích.
d. Cả A, B, C đều đúng.
7. Đặc điểm để nhận biết các chủng tộc.
a. Hình dáng. b. Mắt. c. Mũi, màu da. d. Cả A,B,C đều đúng.
8. Dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc.
a. Môn-gô-lô-it. b. Nê-grô-it. c. Ơ-rô-pê-ô-it. d. Cả A, B, C.
? Hãy lên bảng xác định các khu vực tập trung đông dân cư trên bản đồ?
- HS: Xác định trên bản đồ treo tường.
V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK
- Làm bài tập 2 SGK. Làm bài tập trong tập bản đồ.
- Chuẩn bị trước bài 3 “Quân cư, đô thị hoá”
TUẦN Tiết BÀI 3 QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần
1. Kiến thức:
- Nắm được những đặc điểm của quần cư nông thôn và quần cư đô thị, sự khác nhau về lối sống, sinh hoạt của hai loại hình quần cư này.
- Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị.
2. Kĩ năng:
- HS nhận biết được quần cư nông thôn và quần cư đô thị qua ảnh chụp, qua tramh vẽ hoặc qua thực tế.
- Nhận biết được sự phân bố của 23 siêu đô thị đông dân nhất trên thế giới.
3. Thái độ;
Tinh thần đoàn kết
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị trên thế giới.
- Ảnh đô thị Việt Nam và một số thành phố lố trên thế giới.
III. Tiến trình tổ chức bài mới.
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới? tại sao dân cư trên thế giới lại có sự phân bố như vậy?
- Dân cư thế giới phân bố không đồng đều ( có nơi tập trung đông dân cư, có nơi thưa thớt).
+ Dân cư tập trung đông ở những vùng đồng bằng châu thổ ven biển, trong những đo thị, nơi có khí hậu tốt, điều kiện sinh sống, giao thôg thuận tiện.
+ Ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng cực,hoáng mạc dân cư thưa thớt, do điều kiện giao thông khó khăn trắc trở.
3. Bài mới:
- Từ xa xưa con người đã biết sống quây quần bên nhau để có đủ sức mạnh khai thác và cải tạo tự nhiên, từ đó các làng mạc, đô thị dần dần được hình thành theo sự phát triển của xã hội loài người. Vậy quá trình hình thành và phát triển này như thế nào? Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
- GV: hướng dẫn hs đọc thuật ngữ quần cư SGK trang 188.
- Ngày nay xã hội loàingười ngày một phát triển, quần cư không còn tồn tại dưới một hình thức nhất định.
? Bằng hiểu biết của mình hãy cho biết có mấy hình thức quần cư, đó là những hình thức quần cư nào?
- HS: Quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
GV: Hướng dẫn HS quan sát H 3.1 SGK.
? Miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp?
- HS: Nhà cửa, làng mạc nằm xen kẽ với đồng ruộng.
? Hoạt động kinh tế chủ yếu của người nông dân là gì?
- HS: Làm ruộng, chăn nuôi, làm nghề thủ công, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
? Rút ra nhận xét về mật độ dân số của hình thức quần cư nông thôn?
- HS: Mật độ dân số thấp.
? Vậy hình thức quần cư nông thôn có những đặc điểm gì?
- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 3.2 SGK.
? Miêu tả quang cảnh đô thị?
- HS: Nhà cửa san sát, cao tường, người đi lại đông đúc.
? Hoạt động kinh tế chủ yếu?
- HS: Sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
? Hình thức quần cư đô thị có những đặc điểm nào?
? Với hai hình thức quần cư như vậy, cách sống và lối sống của họ có gì giống và khác nhau?
- HS: Giống: Họ đều sống quây quần, tập trung.
Khác: Nghề nghiệp, cách sinh hoạt.
- GV: Trên thế giới tỷ lệ người sống trong các đô thị ngày càng tăng, tỷ lệ người sống ở nông thôn ngày càng giảm.
? Tại sao có đặc điểm đó?
- HS: Các đô thị ngày càng phát triển.
- GV: Các đô thị xuất hiện rất sớm, từ thời kỳ cổ đại và liên tục phát triển.
- GV: Hướng dẫn hs đọc thuật ngữ đô thị hoá.
? Dựa vào kiến thức đã học và SGK chứng minh sự phát triển của các đô thị trong các thời kỳ? Tại sao có những đặc điểm đó?
- HS: Thế kỷ XVIII, có gần 5% dân số sống trong các đô thị, năm 2001 có 46% dân số sống trong các đô thị.
- GV: Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng trở thành các siêu đô thị, dự kiến đến năm 2025 dân số đô thị là 5 tỷ người.
- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 3.3 SGK.
? Đọc tên các siêu đô thị trên thế giới? Xác định vị trí các siêu đô thị trên bản đồ?
- HS: Xác định trên bản đồ treo tường.
? Xác định trên bản đồ các châu lục có nhiều và ít siêu đô thị nhất?
- GV: Đô thị hoá là xu thế của thế giới hiện nay, nhưng cũng gây ra rất nhiều hậu quả.
? Vậy hậu quả của sự phát triển đô thị là gì?
1. Quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
* Quần cư nông thôn:
+M ĐDS thấp
+H ĐKTCY: Trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiẹp, nghề rừng
+Nhà ở thưa thớt, chủ yếu là nhà mái ngói
* Quần cư đô thị.
+M ĐDS cao
+H ĐKTCY:CN,DV
+Nhà ở san sát, chủ yếu nhà cao tầng
-
2. Đô thị hoá, các siêu đô thị.
- Đô thị xuất hiện từ rất sớm và phát triển mạnh nhất ở thế kỷ XIX. Ngày nay có 46% dân số thế giới sống trong các đô thị.
- Các đô thị và siêu đô thị phát triển tự phát để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
IV. Củng cố:
PHIẾU HỌC TẬP
- Hãy chọn và khoanh tròn vào đáp án trả lời đúng nhất trong những câu sau.
1. Đặc điểm của quần cư đô thị là:
a. Dân cư sống bằng các hoạt động công nghiệp hoặc dịch vụ.
b. Nhà cửa tập trung san sát thành phố xá.
c. Mật độ dân số cao.
d. Tất cả các đáp án trên.
2. Tính chất phân tán của quần cư nông thôn được biểu hiện thông qua:
a. Quy mô lãnh thổ (thường nhỏ hẹp).
b. Quy mô dân số (ít).
c. Mối liên hệ (chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc ngư nghiệp).
d. Tất cả các đáp án trên.
3. Sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn là:
a. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư đô thị là công nghiệp và dịch vụ, còn hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn là nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc ngư nghiệp.
b. Quần cư đô thị có mật độ dân số cao, còn quần cư nông thôn thường có mật độ dân số thấp.
c. Lối sống đô thị có những điểm khác biệt với lối sống nông thôn.
d. Tất cả các đáp án trên.
4. Đặc điểm của đô thị hoá là:
a. Số dân đô thị ngày càng tăng.
b. Các thành phố lớn và các siêu đô thị xuất hiện ngày càng nhiều.
c. Lối sống thành thị ngày càng được phổ biến rộng rãi.
d. Tất cả các đáp án trên.
5. Sự phát triển tự phát của nhiều siêu đô thị và đô thị mới là nguyên nhân dẫn tới:
a. Ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông.
b. Bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội, thất nghiệp.
c. Ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, thất nghiệp và tệ nạn xã hội.
d. Chất lượng nguồn lao động được cải thiện, điều kiện sống của dân cư được nâng cao.
V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập SGK.
- Học bài và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong tập bản đồ.
- Chuẩn bị bài 4 “ Thực hành”.
**************************************
TUẦN Tiết Bài 4 THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI.
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần.
1.Kiến thức:
- Củng cố cho học sinh kiến thức đã học trong toàn chương.
+ Khái niệm mật độ dân số và sự phân bố dân cư không đều trên thế giới.
+ Các khái niệm đô thị, siêu đô thị, sự phân bố các siêu đô thị ở Châu Á.
2. Kĩ năng:
- Củng cố, nâng cao thêm các kĩ năng: Nhận biết một số cách thể hiện mật độ dân số, phân bố dân cư, các siêu đô thị ở Châu Á.
- Đọc khai thác thông tin trên lược đồ dân số, sự biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi ở một địa phương qua tháp tuổi, nhận dạng tháp tuổi.
- Vận dụng để tìm hiểu dân số Châu Á, dân số Việt Nam.
3. Thái độ:
Tinh thần đoàn kết ,thưc hiện tốt chính sách dan số KHHGĐ
II. Các phương tiện dạy học cần thiết.
- Tháp tuổi phóng to.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bản đồ tự nhiên Châu Á.
- Bản đồ phân bố dân cư đô thị Châu Á.
III. Tiến tình tổ chức bài thực hành:
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong quá trình thực hành.
3. Bài mới:
- Qua bài thực hành giúp các em nắm chắc hơn các khái niệm mật độ dân số, sự phân bố dân cư không đồng đều. Khái niệm về đô thị, siêu đô thị, sự phân bố các siêu đô thị.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 4.2 và H 4.3.
? Hình dạng hai tháp tuổi có gì thay đổi?
- HS: Ở tháp tuổi 1989 đáy rộng, thân hẹp hơn so với tháp tuỏi 1999.
? Nhắc lại độ tuổi trong từng nhóm tuổi?
- HS:
+ Dưới tuổi lao động: 0- 14 tuổi.
+ Trong độ tuổi lao động: 15 – 59 tuổi.
+ Trên độ tuổi lao động: 60 tuổi trở lên.
? Nhóm tuổi nào tăng về tỷ lệ, nhóm tuổi nào giảm về tỷ lệ?
- HS: Nhóm tuổi trong độ tuổi lao động tăng về tỷ lệ, nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động giảm về tỷ lệ.
? Vậy em có nhận xét gì về tình hình dân số Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm qua?
- HS: Dân số của Thành phố Hồ Chí Minh sau 10 năm già đi.
- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 4.4 SGK, đọc bảng chú giải trên lược đồ.
? Những khu vực tập trung nhiều chấm đỏ nói lên điều gì?
- HS: Là nơi tập trung đông dân cư ( mật độ dân số cao).
- GV: Treo bản đồ phân bố dân cư đô thị Châu Á.
? Xác định và đọc tên các đô thị lớn và vừa ở Châu Á?
- HS: Xác định vị trí các đô thị trên bản đồ.
? Vị trí các đô thị lớn có đặc điểm chung gì?
- HS: Các đô thị lớn thường tập trung ở ven biển và các đại dương, ở trung và hạ lưu của các con sông lớn.
? Xác định trên bản đồ các siêu đô thị thuộc những quốc gia nào?
- HS: Xác định trên bản đồ treo tường.
2. Đọc, phân tích biểu đồ tháp tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh.
-Ở tháp tuổi 1989 đáy rộng, thân hẹp hơn so với tháp tuổi 1999.
-Nhóm tuổi trong độ tuổi lao động tăng về tỷ lệ, nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động giảm về tỷ lệ.
-Dân số của Thành phố Hồ Chí Minh sau 10 năm già đi.
3. Sự phân bố dân cư Châu Á.
-Nơi tập trung đông dân cư: Nam Á, ĐNA,ĐA
- Các đô thị lớn thường tập trung ở ven biển và các đại dương, ở trung và hạ lưu của các con sông lớn.
IV. Củng cố:
PHIẾU HỌC TẬP
- Hãy chọn và khoanh tròn vào đáp án trả lời đúng nhất trong những câu sau.
1. Mật độ dân số trung bình là:
a. Tổng số dân trên 1 đơn vị lãnh thổ.
b.Số người cư trú trung bình trên một đơn vị diện tích.
c. Số lao động trên một đơn vị diện tích.
d. Cả A,B, C đều đúng.
2. Quan sát 2 tháp tuổi TP Hồ Chí Minh ( 1989, 1999 ) cho biết sau 10 năm nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ.
a. Nhóm tuổi 15 - 60. b. Nhóm tuổi trên 60.
c. Nhóm tuổi 0 – 14. d. Cả A,B, đều đúng.
3. Quan sát 2 tháp tuổi TP Hồ Chí Minh ( 1989, 1999 ) cho biết sau 10 năm hình dáng tháp tuổi có gì thay đổi.
a. Đáy tháp tuổi thu hẹp, đỉnh mở rộng.
b. Đáy tháp mở rộng, đỉnh thu hẹp.
c. Đáy tháp thu hẹp, đỉnh mở rộng.
d. Đáy tháp mở rộng, đỉnh mở rộng.
4. Các đô thị lớn ở Châu Á thường phân bố ở đâu.
a. Đông Á, Đông Nam Á. b. Đông Á, Nam Á.
c. Đông Nam Á, Tây Á. d. Tất cả A, B, C đều đúng.
- GV: Nhận xét giớ thực hành, biểu dương những học sinh, nhóm thực hiện tốt trong giờ thực hành, qua đó đánh giá, cho điểm nhóm và các cá nhân.
V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.
- Làm bài tập trong tập bản đồ.
- Chuẩn bị trước bài 5. “Đới nóng. môi trường xích đạo ẩm”
- Ôn lại đặc điểm và ranh giới các đới khí hậu trên Trái Đất ở chương trình Địa lý lớp 6.
PHẦN HAI: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÝ
CHƯƠNG I: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG.
Tuần Tiết Bài ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM
I.Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
Học sinh cần:
- Xác định được vị trí đới nóng trên thế giới và các kiểu môi trường trong đới nóng.
- Nắm được đặc điểm môi trường xích đạo ẩm ( Nhiệt độ, lượng mưa cao quanh năm, có rừng rậm thường xanh quanh năm).
2. Kỹ năng.
- Đọc lược đồ khí hậu xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt rừng rậm xích đạo xanh quanh năm.
- Nhận biết được môi trường xích đạo ẩm qua mô tả các tranh ảnh.
3. Thái độ:
Yêu thiên nhiên quê hương đất nước
II. Chuẩn bị
- Bản đồ các kiểu môi trường trên Trái Đất.
- Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm, rừng ngập mặn.
- Biều đổ SGK phóng to.
III. Tiến trình bài mới.
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong quá trình giảng dạy bài mới.
3. Bài mới:
- Chúng ta đã tìm hiểu song phần I: Thành phần nhân văn của môi trường, hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu sang phần II: Các môi trường Địa lý.
- GV: Treo bản đồ các môi tửờng Địa lý, HS quan sát.
? Hãy quan sát trên bản đồ và cho biết Trái Đất có hững môi tửờng Địa lý nào?
- HS: 3 môi trường: Đới nóng, ôn hoà và đới lạnh.
Nội dung chương I: Tìm hiểu về môi trường đới nóng và những hoạt động kinh
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_chuong_trinh_ca_nam_ban_hay.doc