I) Mục tiêu:
1) Kiến thức:- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng sau khi học xong nội dung: Thành phần nhân văn của môi trường, Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng, (chủ đề các môi trường địa lí và hoạt động kinh tế của con người).
- Củng cố các kiến thức khái quát về dân số thế giới và các môi trường địa lí.
- Các mối quan hệ địa lí giữa vị trí - khí hậu, khí hậu,sông ngòi,cảnh quan
2) Kỹ năng:
Củng cố kỹ năng: Phân tích các mối quan hệ địa lí để giải thích đặc điểm tự nhiên
3)Thái độ:
Nghiêm túc trong kiểm tra
II) Chuẩn bị của GV và HS:
1)Giáo viên: -Chuẩn bị nội dung đề kiểm tra theo quy định
- Photo đầy đủ theo số lượng học sinh
2) Học sinh: - Các đồ dùng học tập cần thiết.- Ôn tập các kiến thức kỹ năng cơ bản.
III) Hoạt động trên lớp:
1) Ổn định và phổ biến quy chế kiểm tra.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 13: Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Tiết 13: KIỂM TRA I TIẾT
I) Mục tiêu:
1) Kiến thức:- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng sau khi học xong nội dung: Thành phần nhân văn của môi trường, Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng, (chủ đề các môi trường địa lí và hoạt động kinh tế của con người).
- Củng cố các kiến thức khái quát về dân số thế giới và các môi trường địa lí.
- Các mối quan hệ địa lí giữa vị trí - khí hậu, khí hậu,sông ngòi,cảnh quan
2) Kỹ năng:
Củng cố kỹ năng: Phân tích các mối quan hệ địa lí để giải thích đặc điểm tự nhiên
3)Thái độ:
Nghiêm túc trong kiểm tra
II) Chuẩn bị của GV và HS:
1)Giáo viên: -Chuẩn bị nội dung đề kiểm tra theo quy định
- Photo đầy đủ theo số lượng học sinh
2) Học sinh: - Các đồ dùng học tập cần thiết.- Ôn tập các kiến thức kỹ năng cơ bản.
III) Hoạt động trên lớp:
1) Ổn định và phổ biến quy chế kiểm tra.
2)Tiến hành kiểm tra:
Phát đề - Nội dung đề kiểm tra 45 phút:
3) Học sinh làm bài
Ma trận
Chủ đề /Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Thành phần nhân văn của môi trường
- Trình bày được tình hình gia tăng dân số thế giới
Nguyên nhân và hậu quả của gia tăng dân số thế giới
So sánh quần cư nông thôn và quần cư đô thị
1 câu = 1 đ
1 câu = 1 đ
1 câu =3 đ
Môi trường đới nóng
và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
Nêu được các kiểu môi trường ở đới nóng. Trình bày được đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa
Nêu ví dụ về tính chất thất thường của kí hậu nhiệt đới gió mùa
Giải thích được diện tích sa van và hoang mạc ngày càng tăng
2 câu = 2 đ
1 câu = 1đ
1 câu = 3 đ
1 câu = 2 đ
Tổng số câu: 7
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ:100%
3 câu . 3đ = 30%
2 câu .2 đ = 20%
1 câu. 3đ = 30%
1 câu. 2 đ = 20%
Đề bài
Câu 1 (2 điểm)-Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? hậu quả, phương hướng giải quyết?
Câu 2( 3 điểm) So sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn với quần cư đô thị?
Câu 3(3,0 điểm) Đới nóng có những kiểu môi trường nào?Nêu đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa?Cho ví dụ về tính chất thất thường của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Câu 4.(2 điểm) Giải thích tại sao diện tích sa van và hoang mạc ngày càng mở rộng ở đới nóng.
Đáp án
Câu 1 .+ dân số thế giới bùng nổ khi tỉ lệ gia tăng bình quân hằng năm là 2,1 %.Dân số thế giới tăng nhanh vào những năm 50 của thế kỷ XX.
+ Hậu quả.: Vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc ở,học hành và việc làm...Trở thành gánh nặng đối với các nước có nền kinh tế chậm phát triển.
+ Phương hướng giải quyết:Có chính sách dân số và phát triển kinh tế - xã hội tích cực để khắc phục bùng nổ dân số.
Câu 2 a) Quần cư nông thôn:
- Hoạt động sản xuất: nông, lâm và ngư nghiệp. (0,5 điểm)
- Mật độ dân số: phân tán, mật độ dân số khá thấp. (0,5 điểm)
- Cách thức tổ chức cư trú: làng mạc, thôn xóm xen với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước. (0,5 điểm)
b) Quần cư đô thị:
- Hoạt động sản xuất: công nghiệp và dịch vụ. (0,5 điểm)
- Mật độ dân số: tập trung, mật độ dân số cao. (0,5 điểm)
- Cách thức tổ chức cư trú: các khu phố, dãy nhà xen lẫn với một số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh... (0,5 điểm)
Câu 3. + Các kiểu môi trường ở đới nóng:- Môi trường xích đạo ẩm
- Môi trường nhiệt đới
- Môi trường nhiệt đới gió mùa
- Môi trường hoang mạc
+ Đặc điểm môi trường nhiệt đới gió mùa:Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa gió và tính chất thất thường. Nhiệt độ trung bình trên 200C. Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm nhưng thay đổi theo vị trí gần biển hay xa biển sường đón gió hay khất gió.
+ Ví dụ tính chất thất thường thể hiện: Có năm mưa nhiều , có năm mưa ít.
4) Thu bài: Kiểm tra số lượng bài
5. nhận xét, rút kinh nghiệm: Ý thức làm bài.
---------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_tiet_13_kiem_tra_1_tiet.doc