I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải:
1. Kiến thức:
-Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc
- Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa
- Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc
2. Kĩ năng:
- Đọc và phân tích lược đồ Phân bố hoang mạc trên thế giới
- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
3. Thái độ:
- HS có hiểu biết thêm về thực tế.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên:
- Bản đồ các môi trường địa lí.
- Tranh, ảnh về hoang mạc ở các châu lục
2. Học sinh:
- Sgk, tài liệu liên quan
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 7A5 , 7A6
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Khởi động: Hoang mạc là nơi có khí hậu khô hạn và khắc nghiệt. Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và diện tích hoang mạc đang ngày càng mở rộng. Để hiểu hơn về đặc điểm phân bố của hoang mạc chúng ta cùng đi và bài học: Môi trường hoang mạc.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 21, Bài 19: Môi trường hoang mạc - Nguyễn Thị Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 25/10/2013
Tiết 21 Ngày dạy: 28/10/2013
CHƯƠNG III : MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC.
Bài 19. MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải:
1. Kiến thức:
-Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc
- Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa
- Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc
2. Kĩ năng:
- Đọc và phân tích lược đồ Phân bố hoang mạc trên thế giới
- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
3. Thái độ:
- HS có hiểu biết thêm về thực tế.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên:
- Bản đồ các môi trường địa lí.
- Tranh, ảnh về hoang mạc ở các châu lục
2. Học sinh:
- Sgk, tài liệu liên quan
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 7A5, 7A6
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Khởi động: Hoang mạc là nơi có khí hậu khô hạn và khắc nghiệt. Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và diện tích hoang mạc đang ngày càng mở rộng. Để hiểu hơn về đặc điểm phân bố của hoang mạc chúng ta cùng đi và bài học: Môi trường hoang mạc.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm môi trường hoang mạc (Cá nhân + Nhóm)
*Bước 1:
- Quan sát lược đồ H.19.1/ Tr.61 SGK kết hợp bản đồ các môi trường địa lí xác định vị trí các hoang mạc trên thế giới ?
- Nhận xét về nơi phân bố của các hoang mạc?
- HS xác định trên bản đồ. GV chuẩn xác kiến thức.
*Bước 2:
- Nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các hoang mạc?
- HS trả lời.GV giải thích các nhân tố hình thành hoang mạc.(vị trí gần chí tuyến, xa biển và có dòng biển lạnh chảy ven bờ)
*Bước 3:
- GV hướng dẫn HS quan sát 2 biểu đồ H 19.2 và 19.3/ Tr.62 SGK. GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận:
Phân tích biểu đồ, rút ra đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc? Giải thích?
+ Nhóm 1 +3: Phân tích biểu đồ Hình 19.2
+ Nhóm 2+ 4: Phân tích biểu đồ Hình 19.3
- HS làm việc theo nhóm, Đại diện nhóm trả lời, bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức.
GV giới thiệu về sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm trong hoang mạc
*Bước 4:
- Quan sát H.19.4, 19.5/ Tr.62 SGK mô tả cảnh sắc thiên nhiên của 2 hoang mạc ? Theo em, trong 2 ảnh trên, ảnh nào thuộc hoang mạc đới nóng, ảnh nào thuộc hoang mạc đới ôn hoà ? Tại sao?
- H 19.4 : Hoang mạc đới nóng
H 19.5 : Hoang mạc đới ôn hòa
- Nêu sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa?
- Em có nhận xét gì về quang cảnh thiên nhiên trong môi trường hoang mạc?
- Liên hệ Việt Nam có hoang mạc hay không ? Chủ yếu phân bố ở đâu ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thích nghi của thực vật, động vật ở môi trường hoang mạc (cặp )
*Bước 1:
- HS nghiên cứu sgk thảo luận theo cặp: Trong điều kiện khí hậu khô hạn và khắc nghiệt ở hoang mạc, động - thực vật muốn tồn tại và phát triển phải có đặc điểm cấu tạo như thế nào ?
- HS trả lời , bổ sung, GV chuẩn xác kiến thức.
* Bước 2:
- Kể tên một số loài động – thực vật đặc trưng ở hpang mạc ?( HS yếu)
- HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức.
1.Đặc điểm của môi trường.
- Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
- Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.
- Nguyên nhân: nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,
- Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
- Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.
2. Sự thích nghi của thực, động vật đối với môi trường.
Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
- lá biến thành gai, dự trữ nước trong thân:cây xương rồng
- bò sát, côn trùng vùi mình trong cát hoặc hốc đá
4. Đánh giá:
- GV hệ thống kiến thức nội dung bài học.
- Nêu đặc điểm của khí hậu hoang mạc?
- Thực vật và động vật thích nghi với môi trường hoang mạc như thế nào?
5. Hoạt động nối tiếp:
– HS học bài cũ, trả lời các CH trong sgk /tr.63
- Sưu tầm các tranh ảnh nói về hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc
IV. PHỤ LỤC:
V.RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_tiet_21_bai_19_moi_truong_hoang_mac_ngu.doc