Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 5: Đặc điểm dân cư xã hội châu Á - Nguyễn Thị Ngọc Ánh

I/ Mục tiêu :

1-Kiến thức :Biết so sánh số liệu để nhận xét sự gia tăng dân số các châu lục , biết được châu Á có số dân đông nhất so với các châu lục khác , mức độ tăng dân số châu Á đạt mức trung bình của thế giới . Tên các tôn giáo lớn , sơ lược về sự ra đời các tôn giáo này.

2-Kĩ năng: Quan sát ảnh và lược đồ nhận xét sự đa dạng của các chủng tộc cùng chung sống trên lãnh thổ châu Á .

II/Trọng tâm kiến thức :

-Nhận biết : châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới, dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc. Châu Á là cái nôi của nền văn minh lâu đời , là nơi phát sinh các tôn giáo lớn hiện nay trên thế giới .

-Hiểu :dân cư châu Á đông do lãnh thổ rộng lớn, có nhiều đồng bằng lớn, có khí hậu gió mùa, lịch sử phát triển kinh tế và xã hội lâu đời .

-Vận dụng :giải thích về chính sách dân số của nước ta .

III/Chuẩn bị của thầy và trò :

–Đồ dùng dạy học của thầy : Bản đồ các nước trên thế giới .

–Tư liệu của trò : Sách GK

IV/ Các bước tiến hành :

1/ On định lớp :

2/ Kiểm tra bài cũ :

Vẽ các hướng gío mùa trên bản đồ thế giới .Ở VN , gió mùa thổi theo các hướng nào ?

3/ Phần định hướng : châu Á có người cổ sinh sống , là cái nôi của những nền văn minh lâu đời . Châu Á còn có những đặc điểm nổi bật về dân cư mà hôm nay các em sẽ có điều kiện để tìm hiểu .

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 5: Đặc điểm dân cư xã hội châu Á - Nguyễn Thị Ngọc Ánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 Bài 5 : ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ , XÃ HỘI CHÂU Á . I/ Mục tiêu : 1-Kiến thức :Biết so sánh số liệu để nhận xét sự gia tăng dân số các châu lục , biết được châu Á có số dân đông nhất so với các châu lục khác , mức độ tăng dân số châu Á đạt mức trung bình của thế giới . Tên các tôn giáo lớn , sơ lược về sự ra đời các tôn giáo này. 2-Kĩ năng: Quan sát ảnh và lược đồ nhận xét sự đa dạng của các chủng tộc cùng chung sống trên lãnh thổ châu Á . II/Trọng tâm kiến thức : -Nhận biết : châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới, dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc. Châu Á là cái nôi của nền văn minh lâu đời , là nơi phát sinh các tôn giáo lớn hiện nay trên thế giới . -Hiểu :dân cư châu Á đông do lãnh thổ rộng lớn, có nhiều đồng bằng lớn, có khí hậu gió mùa, lịch sử phát triển kinh tế và xã hội lâu đời . -Vận dụng :giải thích về chính sách dân số của nước ta . III/Chuẩn bị của thầy và trò : –Đồ dùng dạy học của thầy : Bản đồ các nước trên thế giới . –Tư liệu của trò : Sách GK IV/ Các bước tiến hành : 1/ Oån định lớp : 2/ Kiểm tra bài cũ : Vẽ các hướng gío mùa trên bản đồ thế giới .Ở VN , gió mùa thổi theo các hướng nào ? 3/ Phần định hướng : châu Á có người cổ sinh sống , là cái nôi của những nền văn minh lâu đời . Châu Á còn có những đặc điểm nổi bật về dân cư mà hôm nay các em sẽ có điều kiện để tìm hiểu . 4/ Phần nội dung thực hiện và các bước tiến hành : Hoạt động GV và HS Nội dung bài ghi Rút kinh nghiệm Hoạt động 1 :thảo luận nhóm Yêu cầu dựa vào bảng 5.1 trong SGK sHãy nhận xét số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so với các châu khác và so với thế giới ? (GV hướng dẫn HS cách tính tỉ lệ % dân số của châu Á so với thế giới trong từng giai đoạn 1950, 2000, 2002 ). sVì sao châu Á có số dân đông nhất thế giới ? ( Giáo viên hướng dẫn HS xem xét những yếu tố về mặt tự nhiên, lịch sử phát triển kinh tế xã hội để giải thích , trong quá trình hướng dẫn cần so sánh với lục địa châu Phi mà các em đã học vì ở châu lục này tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn châu Á, có lịch sử phát triển xã hội và nền văn minh lâu đời như châu Á nhưng số dân không đông như châu Á ) s Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa cho biết những nước nào hiện nay ở châu Á đang thực hiện chính sách dân số một cách tích cực ? Tại sao ? Hệ quả ? Hoạt động 2 :hoạt động cá nhân Dựa vào lược đồ hình 5.1 . sDân cư châu Á thuộc những chủng tộc nào ? Mỗi chủng tộc thường sống tập trung ở đâu tại khu vực nào ?Chủng tộc nào là chiếm số lượng chủ yếu Hoạt động 3:thảo luận nhóm Yêu cầu : dựa vào thông tin trong sách giáo khoa s Trên thế giới có bao nhiêu tôn giáo lớn ? hình thành ở đâu ? Châu lục nào được xem là nơi ra đời của tôn giáo đó? sQuan sát hình 5.2 cho biết kiến trúc nơi làm lễ của mỗi tôn giáo như thế nào ? Mang nét đặc trưng của kiến thức ở khu vực nào ? GV chốt ý :kiến trúc nơi hành lễ mang nét văn hoá của các khu vực phổ biến tín ngưỡng của tôn giáo giáo đó, nhà thờ Hồi giáo và chùa Phật giáo mang nét kiến trúc của châu Á thể hiện cho thấy đây là 2 tôn giáo được tín ngưỡng nhiều ở châu Á . 1/ Một châu lục đông dân nhất thế giới : Châu Á có số dân đông nhất so với các châu khác , luôn chiếm hơn ½ dân số toàn thế giới . Ngày nay do áp dụng tích cực chính sách dân số nên tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm đáng kể (1.3% , ngang với mức trung bình năm của thế giới ) . 2/ Dân cư thuộc nhiều chủng tộc : Dân cư châu Á chủ yếu thuộc các chủng tộc Môn – gô – lô- ít , Ơ – rô – pê –ô Ít và một số ít thuộc chủng tộc Ô – xtra – lô – ít 3/ Nơi ra đời của các tôn giáo lớn : Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn : Phật giáo , Hồi giáo , Ki tô giáo và Hồi giáo . Mỗi tôn giáo đều có 01 tín ngưỡng riêng nhưng đều mang mục tiêu hướng thiện đến với loài người . Củng cố : - Đánh dấu X vào ¨ đứng trước câu trả lời câu hỏi có ý đúng 1-Châu Á có số dân đông nhất thế giới do tốc độ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới (xem bảng 5.1) ¨ Đúng ¨ Sai 2-Dân cư châu Á có nhiều chủng tộc , đặc điểm phân bố các chủng tộc này là: ¨ a-Sống tập trung thành các khu vực riêng biệt cho mỗi chủng tộc . ¨ b-Các chủng tộc cùng sống chung với nhau trên cùng một khu vực . ¨ c-Các chủng tộc có sự hợp huyết nên không còn khu vực chủng tộc riêng biệt ¨ d- câu b và c đều đúng . -Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ về gia tăng dân số châu Á theo số liệu trang 18 SGK. Dăn dò : -Hoàn thành các bài tập trong SGK. -Xem trước nội dung bài thực hành . --------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_bai_5_dac_diem_dan_cu_xa_hoi_chau_a_ngu.doc