Giáo án Địa lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Hồ Thị Quyên

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á.

- Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.

- KT: Nắm được tên 2 kiểu khí hậu châu Á

2. Kĩ năng:

 - Nâng cao kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm của một số kiểu khí hậu tiêu biểu ở châu Á.

 - KNS: Phản hồi, lắng nghe tích cực, xử lí, ra quyết định

 II. Phương tiện dạy học:

- Lược đồ các đới khí hậu châu Á.

- Bảng phụ.

 III. Hoạt động dạy học: (45ph)

 1. Ổn định: (1ph)

2. Kiểm tra bài cũ: (5ph)

- Nêu đặc điểm vị trí, kích thước lãnh thổ châu Á? Địa hình của châu Á có đặc điểm gì nổi bật? Xác định các dạng địa hình châu Á trên bản đồ tự nhiên châu Á?

3. Bài mới:

Vào bài: (2ph)

 Vị trí địa lí, kích thước rộng lớn và cấu tạo địa hình phức tạp đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phân hoá đa dạng của khí hậu châu Á. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề đó.

 

doc153 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Hồ Thị Quyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Ngày soạn: 12/ 08/ 12 Ngày dạy: 15/ 08/ 12 PHẦN I: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (Tiếp theo) CHƯƠNG XI: CHÂU Á Tiết 1: Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được vị trí địa lí, giới hạn của Châu Á trên bản đồ. - Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á. - Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á. 2. Kĩ năng: - Củng cố phát triển kĩ năng đọc, phân tích, so sánh các yếu tố địa lí trên bản đồ. - Phát triển tư duy địa lí, giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên. - KNS: Phản hồi, lắng nghe tích cực, xử lí tình huống, ra quyết định II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ tự nhiên châu Á. - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: (45ph) 1. Ổn định: (1ph) 2. Kiểm tra dụng cụ học tập của HS: (2ph) 3. Bài mới: Vào bài: (2ph) Chúng ta tìm hiểu thiên nhiên, kinh tế - xã hội của một số châu lục qua chương trình địa lí lớp 7. Sang phần I địa lí lớp 8 ta sẽ tìm hiểu thiên nhiên, con người ở châu Á, châu lục rộng lớn nhất, có lịch sử phát triển lâu đời nhất mà cũng là quê hương của chúng ta. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu Á. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và kích thước châu lục (15ph) -G: Dựa vào lược đồ H1.1 SGK cho biết điểm cực B, N phần đất liền châu Á nằm ở vĩ độ nào? - Y: Châu Á giáp đại dương và châu lục nào? - Nơi rộng nhất của châu Á theo chiều B-N, Đ-T dài bao nhiêu km? Hỏi: Dựa vào SGK cho biết diện tích châu Á? So sánh với các châu lục khác? Giáo viên chỉ bản đồ chuẩn xác kiến thức: - Nơi rộng nhất từ Đ-T: 9200km, B-N: 8500km. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình và khoáng sản. (19ph) - Yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ “sơn nguyên” trang 157. Thảo luận nhóm: (5ph) - Dựa vào H1.2 và bản đồ tự nhiên châu Á, đọc tên các dãy núi chính? Phân bố? - Đọc tên các sơn nguyên, đồng bằng lớn? Phân bố? - Xác định hướng chính của núi? Nhận xét sự phân bố các núi, sơn nguyên đồng bằng? - Hãy nhận xét về các đặc điểm chung của địa hình? (hệ thống địa hình, hướng, sự phân bố) => GV kết luận. Hỏi: Dựa vào H1.2 và bản đồ tự nhiên CÁ, cho biết: - Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào? - Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào? Hỏi: Cho biết nhận xét của em về đặc điểm khoáng sản châu Á. HS quan sát trả lời - 77o44’B -1o16’B - Giáp ba đại dương: TBD, Ấn Độ Dương, Bắc BD - Giáp Châu Âu, châu Phi - Nơi rộng nhất từ Đ – T: 9200km , từ B – N: 8500km - Diện tích: 44,4 triệu km2 - Diện tích châu Á chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên trái đất, gấp rưỡi châu Phi, gấp 4 châu Âu Các nhóm thảo luận, báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung: - Đồng bằng: Trung Hoa, Ấn Hằng, Xibia - Hướng Đ-T, B-N - Nhiều hệ thống núi và cao nguyên cao, đồ sộ nhất thế giới. Phân bố chủ yếu ở trung tâm lục địa theo hướng Đ-T, B-N. - Nhiều đồng bằng rộng, phân bố ở rìa lục địa. - Nhiều hệ thống núi, sơn nguyên, đồng bằng nằm xen kẽ nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp. - Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, Crôm, kim loại màu. - Tây Nam Á, Đông Nam Á - Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú 1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục. - Nằm ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á- Âu. Trải rộng từ vùng xích đạo đến vùng cực Bắc. - Diện tích lớn nhất thế giới: 44,4 triệu km2 (kể cả đảo), trải dài từ 77o44’B-1o16’B (Phần đất liền ) - Phía Bắc giáp BBD, phía nam giáp ÂĐD, phía đông giáp TBD, phía tây giáp châu Âu, châu Phi, Địa Trung Hải. 2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản. a. Đặc điểm địa hình - Nhiều hệ thống núi và sơn nguyên cao, đồ sộ nhất thế giới. Phân bố chủ yếu ở trung tâm lục địa theo hai hướng chính: Đ-T, B-N. - Nhiều đồng bằng rộng, phân bố ở rìa lục địa. - Núi, sơn nguyên, đồng bằng nằm xen kẽ nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp. b. Đặc điểm khoáng sản - Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn, tiêu biểu là dầu mỏ, khí đốt, than, kim loại màu, Crôm, 4. Củng cố và bài tập: (5ph) - Yêu cầu học sinh lên xác định các điểm cực B, N, Đ, T của châu Á? Châu Á kéo dài bao nhiêu vĩ độ? (76 vĩ độ) - Châu Á giáp biển, đại dương, châu lục nào? - Xác định các dạng địa hình của châu Á trên bản đồ? Bài tập: Khu vực tập trung nhiều dầu mỏ, khí đốt ở châu Á: Đông và Bắc Á. Nam Á. Trung Á. Đông Nam Á.* Tây Nam Á.* 5. Dặn dò: (1’) - Học bài, làm bài tập. - Chuẩn bị bài mới: Bài 2: “Khí hậu châu Á” Tìm hiểu vị trí, địa hình châu Á ảnh hưởng tới khí hậu như thế nào? * Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TUẦN 2 Ngày soạn: 19/ 08/ 12 Ngày dạy: 22/ 08/ 12 Tiết 2: Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á I. Mục tiêu bài học: Kiến thức: - Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á. - Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á. - KT: Nắm được tên 2 kiểu khí hậu châu Á 2. Kĩ năng: - Nâng cao kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm của một số kiểu khí hậu tiêu biểu ở châu Á. - KNS: Phản hồi, lắng nghe tích cực, xử lí, ra quyết định II. Phương tiện dạy học: - Lược đồ các đới khí hậu châu Á. - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: (45ph) 1. Ổn định: (1ph) Kiểm tra bài cũ: (5ph) - Nêu đặc điểm vị trí, kích thước lãnh thổ châu Á? Địa hình của châu Á có đặc điểm gì nổi bật? Xác định các dạng địa hình châu Á trên bản đồ tự nhiên châu Á? Bài mới: Vào bài: (2ph) Vị trí địa lí, kích thước rộng lớn và cấu tạo địa hình phức tạp đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phân hoá đa dạng của khí hậu châu Á. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề đó. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu châu Á. (16ph) Hỏi: Quan sát H2.1và lược đồ các đới khí hậu, cho biết: - Dọc theo kinh tuyến 80oĐ từ vùng cực đến xích đạo có những đới khí hậu nào? - Mỗi đới nằm ở vĩ độ bao nhiêu? G: Tại sao khí hậu châu Á phân thành nhiều đới khác nhau? Hỏi: Dựa vào H2.1 cho biết trong các đới khí hậu có những kiểu khí hậu gì? Đới nào phân hoá nhiều nhất? - Xác định các kiểu khí hậu thay đổi từ duyên hải vào nội địa. - Tại sao khí hậu châu Á có nhiều kiểu khí hậu? Hỏi: Theo H2.1 có đới khí hậu nào không phân hoá thành các kiểu khí hậu? Vì sao? GV: + Đới XĐ có khối khí xích đạo nóng ẩm quanh năm. + Đới cực có khối khí khô, lạnh quanh năm. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu châu Á (15ph) Thảo luận nhóm: (5ph) Hỏi: Dựa vào bài tập 1 SGK trang 9 - Xác định những địa điểm trên nằm trong các kiểu khí hậu nào? - Nêu đặc điểm về nhiệt, mưa. - Giải thích? => Giáo viên chuẩn xác kiến thức. - Y: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Thuộc kiểu khí hậu gì? Hỏi: Nêu đặc điểm chung khí hậu lục địa? Nơi phân bố? - G: Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là do đâu? - KT: Cho biết tên 2 kiểu khí hậu châu Á? - Đới cực và cận cực từ VCB – vùng cực. - Đới khí hậu ôn đới từ 40oB – VCB. - Đới cận nhệt từ CTB – 40oB. - Đới nhiệt từ CTB – 5oN. - Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực đến xích đạo nên châu Á có nhiều đới khí hậu. - HS quan sát, trả lời - Đới cận nhiệt phân hoá nhiều nhất - Do kích thước, đặc điểm địa hình, ảnh hưởng của biển - Đới cận cực và đới xích đạo không bị phân hoá Các nhóm thảo luận, báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung: Y-an-gun: Nhiệt đới gió mùa. E-ri-at: NĐ khô. U-lan-bato: ÔĐ lục địa - Nằm trong đới khí hậu nhiệt đới thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. + Mùa đông: Khô, rất lạnh + Mùa hè: Khô, rất nóng. Biên độ nhiệt ngày, năm rất lớn, cảnh quan hoang mạc phát triển. Phân bố: Vùng nội địa và Tây Nam Á. - Do kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển - HS trả lời 1. Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng - Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực đến xích đạo nên châu Á có nhiều đới khí hậu. - Ở mỗi đới lại phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau tùy theo vị trí gần hay xa biển, địa hình cao hay thấp. 2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa a. Khí hậu gió mùa - Đặc điểm: 1 năm có 2 mùa: + Mùa đông: khô, lạnh, ít mưa. + Mùa hè: nóng ẩm, mưa nhiều. - Phân bố: + Gió mùa nhiệt đới: Nam Á, ĐNÁ. + Gió mùa cận nhiệt và ôn đới: Đông Á. b. Kiểu khí hậu lục địa - Đặc điểm: + Mùa đông: khô, rất lạnh. + Mùa hè: khô, rất nóng, biên độ nhiệt ngày, năm rất lớn, cảnh quan hoang mạc phát triển. - Phân bố: chiếm diện tích lớn vùng nội địa và Tây Nam Á. => Sự khác nhau giữa 2 kiểu khí hậu trên là do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển 4. Củng cố và bài tập: (5ph) - Châu Á có những đới khí hậu nào? Xác định giới hạn các đới khí hậu trên bản đồ? - Trình bày sự phân hoá các đới khí hậu? Giải thích nguyên nhân? Bài tập: 1. Yếu tố nào tạo nên sự đa dạng của khí hậu Châu Á: Do diện tích rộng lớn. Do địa hình cao, đồ sộ. Vị trí trải dài từ 77o44’B – 1o16’B* Do châu Á nằm giữa 3 đại dương lớn. 2. Điền vào bảng dưới đây đặc điểm chủ yếu của các liểu khí hậu chính ở châu Á: Các kiểu khí hậu Phân bố Mùa đông Mùa hè Các kiểu khí hậu gió mùa Các kiểu khí hậu lục địa 5. Dặn dò: (1ph) - Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới: “Sông ngòi và cảnh quan châu Á” * Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TUẦN 3 Ngày soạn: 27/ 08/ 12 Ngày dạy: 29/ 08/ 12 Tiết 3: Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á - Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn. -Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan. - Biết được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên châu Á. - KT: Biết được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên châu Á. 2. Kĩ năng: - Biết sử dụng bản đồ để tìm hiểu đặc điểm sông ngòi và cảnh quan của châu Á. - Xác định trên bản đồ vị trí cảnh quan tự nhiên và hệ thống sông lớn. - Xác lập mối quan hệ giữa khí hậu, địa hình với sông ngòi và cảnh quan tự nhiên. - KNS: Phản hồi, lắng nghe tích cực, xử lí, ra quyết định, thể hiện sự tự tin II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ tự nhiên châu Á. - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: (45ph) 1. Ổn định: (1ph) 2. Kiểm tra bài cũ: (5ph) - Châu Á có những đới khí hậu nào? Xác định giới hạn các đới khí hậu trên bản đồ? - Trình bày sự phân hoá phức tạp của đới khí hậu cận nhiệt, giải thích nguyên nhân? 3. Bài mới: Vào bài: (2ph) Chúng ta đã biết được địa hình, khí hậu của châu Á rất đa dạng. Vậy sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của châu Á có chịu ảnh hưởng của địa hình và khí hậu không? Chúng có những đặc điểm gì? Đó là những câu hỏi chúng ta cần trả lời trong bài hôm nay. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi châu Á (12ph) Hỏi: Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á nêu nhận xét chung về mạng lưới và sự phân bố của sông ngòi châu Á? G: Dựa vào H1.2 và bản đồ tự nhiên châu Á, xác định và đọc tên các sông lớn của khu vực Bắc Á, Đông Á, Tây Nam Á. Nơi bắt nguồn, nơi đổ ra biển. Thảo luận nhóm: (5ph) Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á và kiến thức đã học cho biết: - Đặc điểm sông ngòi 3 khu vực trên (Sự phân bố, chế độ nước, giải thích nguyên nhân) => Giáo viên chuẩn xác kiến thức qua bản đồ. (Cần nhấn mạnh ảnh hưởng của địa hình, khí hậu đối với sông ngòi của từng khu vực) -G: Giáo viên gọi học sinh lên bảng xác định 1 số sông lớn của từng khu vực? Sông Mê Kông chảy qua những nước nào? - Xác định 1 số hồ nước mặn, nước ngọt của châu Á trên bản đồ? + Hồ Bai Can nổi tiếng trên thế giới + Hồ chết mặn - Nêu giá trị kinh tế của sông và hồ châu Á? Giáo viên nêu một số nhà máy thuỷ điện liên hệ với Việt Nam. Hoạt động 2: Tìm hiểu các đới cảnh quan tự nhiên (11ph) Hỏi: Dựa vào H3.1 cho biết: - Châu Á có những đới cảnh quan tự nhiên nào? - Dọc theo theo kinh tuyến 80oĐ từ B – N có các đới cảnh quan nào? Theo vĩ tuyến 40oB từ T – Đ có những đới cảnh quan nào? Hỏi: Nêu tên cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa, khu vực khí hậu lục địa khô hạn. - Tên các cảnh quan thuộc khí hậu ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới? G: Cho biết nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan. Hoạt động 3: Phân tích những thuận lợi, khó khăn của thiên nhiên châu Á. (8ph) Y: Dựa vào kiến thức đã học nêu thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với sản xuất và đời sống? - MT: Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. - KT: Cho biết những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên châu Á. - Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển nhưng phân bố không đều, chế độ nước phức tạp. - HS xác định trên bản đồ. Các nhóm thảo luận, báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung: + Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông đóng băng, mùa xuân có lũ. + Tây Nam Á, Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước cho sông là nước băng tan, lượng nước giảm dần về hạ lưu. + Đông Nam Á, Đông Á: nhiều sông, lượng nước lên xuống theo mùa. - HS xác định trên bản đồ. sông MêKông bắt nguồn từ Tây Tạng Trung Quốc qua Mi-an-ma, Lào,Thái Lan, Cam-Pu-Chia, Việt Nam đổ ra vịnh Bẵc Bộ. - Sản xuất, đời sống, văn hóa, du lịch - Đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cây bụi và lá cứng, cảnh quan núi cao, xavan, cây bụi, rừng nhiệt đới ẩm - Rừng cây lá cứng, thảo nguyên, hoang mạc, nửa hoang mạc, núi cao, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng - Khí hậu gió mùa phân bố ven biển phía đông, đông nam và nam Á - Khí hậu lục địa khô hạn phân bố ở trung tâm và phía tây -Tài nguyên đa dạng trữ lượng lớn. -Thiên nhiên đa dạng - Địa hình: khó khăn giao thông, xây dựng - Khí hậu nhiều biến động thất thường - Động đất, núi lửa, bão lụt - HS trả lời 1. Đặc điểm sông ngòi. - Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nít-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn Hằng) nhưng phân bố không đều. - Chế độ nước phức tạp: + Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan. + Tây và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước cho sông là nước băng tan, lượng nước giảm dần về hạ lưu. + Khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á: Nhiều sông lớn, lượng nước lên xuống theo mùa. - Giá trị kinh tế của sông ngòi: Giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản 2. Các đới cảnh quan tự nhiên - Cảnh quan châu Á phân hóa đa dạng với nhiều loại: + Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới. + Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đơi ẩm có ở Đông Nam Á, Nam Á. + Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao. - Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: Do sự phân hóa của các đới, các kiểu khí hậu 3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á a. Thuận lợi - Tài nguyên đa dạng, phong phú, trữ lượng lớn (dầu khí, than, sắt). - Thiên nhiên đa dạng. b. Khó khăn - Địa hình núi cao, hiểm trở. - Khí hậu khắc nghiệt. - Thiên tai bất thường. Củng cố và bài tập: (5ph) 1. Hoàn thành nội dung trong bảng sau: Tên sông lớn Lưu vực đại dương ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Bắc Băng Dương Thái Bình Dương Ấn Độ Dương 2. Chọn câu trả lời đúng Cảnh quan tự nhiên ở châu Á phân hóa đa dạng gồm: a. 7 đới b.8 đới c.9 đới d.10 đới * 3. Giải thích nguyên nhân vì sao cảnh quan phân hóa đa dạng? 5. Dặn dò: (1ph) - Học bài, làm bài tập. Chuẩn bị bài mới: Bài 4: Thực hành. - G: Phân tích, giải thích đặc điểm 3 hệ thống sông ở châu Á? * Rút kinh nghiệm: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TUẦN 4 Ngày soạn: 03/ 09/ 12 Ngày dạy: 05/ 09/ 12 Tiết 4: Bài 4: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á I. Mục tiêu bài học: Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu nguồn gốc hình thành và sự đổi hướng gió của khu vực gió mùa châu Á. - Tìm hiểu nội dung loại bản đồ mới: Bản đồ phân bố khí áp và hướng gió. 2. Kĩ năng: - Nắm kĩ năng đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên bản đồ. - KNS: Phản hồi, lắng nghe tích cực, xử lí thông tin, thể hiện sự tự tin II. Phương tiện dạy học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: (45ph) 1. Ổn định: (1ph) 2. Kiểm tra bài cũ: (5ph) - Cho biết đặc điểm sông ngòi châu Á? Xác định các sông lớn trên bản đồ? - Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á? 3. Bài mới: Vào bài: (2ph) Bề mặt TĐ chịu sưởi nóng và hoá lạnh theo mùa, khí áp trên lục địa cũng như ngoài đại dương thay đổi theo mùa nên thời tiết cũng có những đặc tính biểu hiện riêng biệt của mỗi mùa trong năm. Bài thực hành giúp các em làm quen, tìm hiểu và phân tích các lược đồ khí áp và hướng gió chính về mùa đông, mùa hạ châu Á. Hướng dẫn thực hành: (32ph) 1. Giáo viên giới thiệu khái quát các khối khí trên bề mặt Trái Đất. 2. Giáo viên giới thiệu chung về lược đồ H4.1, H4.2 - HS quan sát, theo dõi. * Các yếu tố địa lí thể hiện trên lược đồ yêu cầu học sinh đọc chỉ dẫn. * Giải thích các khái niệm: - Trung tâm khí áp (biểu thị bằng các đường đẳng áp) - Đường đẳng áp là gì? (là đường nối các điểm có trị số khí áp bằng nhau) - Ý nghĩa các số thể hiện trên các đường đẳng áp: (khu áp cao trị số đẳng càng vào trung tâm càng cao, khu áp thấp càng vào trung tâm càng giảm) 3. Bài 1: Phân tích hướng gió về mùa đông dựa vào H4.1: - Y: Xác định và đọc tên các trung tâm áp thấp và áp cao? ( Áp thấp: A-lê-ut, Ai-xơ-len, xích đạo Áp cao: Xi-bia, Nam Ấn Độ Dương ) - G: Xác định các hướng gió chính theo khu vực về mùa đông? ( + Khu vực Đông Á: hướng TB + Khu vực Đông Nam Á: hướng ĐB hoặc B + Khu vực Nam Á: hướng ĐB ) - GV dùng lược đồ H4.1 chuẩn xác lại kiến thức. Bài 2: Phân tích hướng gió về mùa hạ. Thảo luận nhóm: (4ph) Dựa vào H4.2,xác định và đọc tên các trung tâm áp cao, áp thấp, xác định các hướng gió chính theo từng khu vực về mùa hạ. - Các nhóm thảo luận, báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. - GV kết luận nội dung. (trên bảng phụ): + Khu vực Đông Á: Hướng gió ĐN, thổi từ áp cao Ha-oai đến AT lục địa. + ĐNA: Hướng gió TN biến tính ĐN, từ AC Ôxtrâylia, nam ÂĐD vào lục địa. + NA: Hướng gió TN, từ C: ÂĐD đến T: Iran. G: Qua phân tích hoàn lưu gió mùa cho biết điểm khác nhau nhau cơ bản về tính chất giữa gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ là gì? Vì sao? (- Gió mùa mùa đông lạnh, khô, xuất phát từ áp cao lục địa. - Gió mùa mùa hạ mát, ẩm, thổi từ đại dương vào.) * Hai loại gió có ảnh hưởng như thế nào tới thời tiết và sinh hoạt, sản xuất trong khu vực 2 mùa. GV: + Mùa đông: khối khí lạnh từ Xibia (Bắc Á) di chuyển xuống nước ta, do di chuyển chặng đường dài nên bị biến tính, yếu dần khi vào miền bắc nước ta, chỉ đủ gây ra thời tiết tương đối lạnh trong thời gian vài ngày, sau bị đồng hoá với khối khí địa phương nên yếu dần rồi tan. + Mùa hạ: Hướng gió thổi từ biển vào-> thời tiết nóng ẩm, có mưa nhiều. * MT: GD học sinh bảo vệ môi trường. 4. Củng cố, dặn dò: (5ph) - Cho biết sự khác nhau về hoàn lưu gió mùa châu Á ở mùa đông, mùa hạ? - Sự khác nhau về thời tiết ở mùa hạ, mùa đông có ảnh hưởng như thế nào tới sinh hoạt và sản xuất của con người trong khu vực? - Về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài 5: Đặc điểm dân cư- xã hội châu Á. * Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TUẦN 5 Ngày soạn: 10/09/12 Ngày dạy: 12/09/12 Tiết 5: Bài 5: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: -Học sinh trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư- xã hội châu Á.(Mật độ, chủng tộc, văn hóa) - KT: Biết được đa số nước ta thuộc chủng tộc Mongoloit 2. Kĩ năng: - Rèn luyện, củng cố kĩ năng so sánh số liệu về dân số giữa các châu lục để thấy rõ sự gia tăng dân số. - Kĩ năng quan sát và phân tích lược đồ để hiểu được địa bàn sinh sống các chủng tộc trên lãnh thổ và sự phân bố các tôn giáo lớn. - KNS: Phản hồi, lắng nghe tích cực, xử lí, ra quyết định, thể hiện sự tự tin 3. Thái độ: Tôn trọng tôn giáo và có ý thức bảo vệ hòa bình, bảo vệ đất nước. II. Phương tiện dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: (45ph) 1. Ổn định: (1ph) 2. Kiểm tra bài cũ: (2ph) GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: Vào bài: ( 2ph) Châu Á là một trong những nơi có người cổ sinh sống và là cái nôi của những nền văn minh lâu đời trên TĐ. Châu Á còn được biết đến bởi một số đặc điểm nổi bật của dân cư- xã hội. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân số châu Á (14ph) - Đọc bảng 5.1 SGK nêu nhận xét: + Số dân châu Á so với châu lục khác? + Số dân châu Á chiếm bao nhiêu % dân số thế giới? + Diện tích chiếm bao nhiêu % diện tích thế giới? Hỏi: Cho biết nguyên nhân của sự tập trung dân cư đông ở châu Á? Thảo luận nhóm: (4ph) Hỏi: Dựa vào số liệu bảng 5.1 SGK - Tính mức gia tăng tương đối dân số các châu lục và thế giới trong 50 năm (1950 (100%) -> 2000) GV hướng dẫn cách tính cụ thể: VD: Châu Á năm 2000: 3683 x 100 = 262.7% 1402 => GV kết luận bảng phụ: - Châu Á có số dân đông nhất. - Chiếm 61% dân số thế giới. - 23,4% diện tích thế giới - Nhiều đồng bằng lớn, màu mỡ. - Các nhóm thảo luận, báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. 1. Một châu lục đông dân nhất thế giới. - Châu Á có số dân đông nhất: 3766 triệu người (2002 ) - Chiếm 61% dân số thế giới. - Mật độ dân cư cao, phân bố không đều. 2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc. - Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là chủng tôc Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it. - Các chủng tộc chung sống bình đẳng trong hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội 3. Nơi ra đời của các tôn giáo - Châu Á có văn hóa đa dạng, là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Thiên chúa giáo - Các tôn giáo đều khuyên răn tín đồ làm việc thiện, tránh điều ác. Châu Mức tăng dân số 1950 – 2000 (100%) Á Âu Đại Dương Mĩ Phi Toàn thế giới 262,7 133,2 233,8 244,5 354,7 240,1 G: Nhận xét mức độ tăng ds của châu Á so với các châu lục và thế giới qua bảng trên.Qua bảng 5.1 cho biết tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so với các châu lục khác và thế giới? - Nguyên nhân nào từ một châu lục đông dân nhất mà hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số giảm đáng kể? => Liên hệ Việt Nam Hoạt động 2: Tìm hiểu dân cư thuộc nhiều chủng tộc.(9ph) Hỏi: Quan sát H5.1 cho biết: - Châu Á có những chủng tộc nào? Phân bố? - So sánh thành phần chủng tộc của châu Á và châu Âu? - KT: Em thuộc chủng tộc nào? Hoạt động 3: Tìm hiểu nơi ra đời của các tôn giáo. (11ph) Thảo luận bàn: (2ph) Hỏi: Dựa vào hiểu biết kết hợp quan sát H5.2SGK cho biết: - Địa điểm 4 tôn giáo lớn ở châu Á? Thời điểm ra đời các tôn giáo? Thần linh được tôn thờ? Khu vực phân bố? GV bổ sung: - Việt Nam có nhiều tôn giáo, nhiều tín ngưỡng cùng tồn tại. Hiến pháp Việt Nam qui định quyền tự do tín ngưỡng của từng cá nhân. - Tín ngưỡng Việt Nam mang màu sắc dân gian, tôn thờ vị thánh có công: Đức Thánh Trần, Thánh Gióng, Bà Chúa Kho - Tôn giáo du nhập: Thiên chúa, Phật - Đạo do người việt sáng lập: Cao đài, Hoà hảo. -Y: Vai trò tích cực, tiêu cực của tôn giáo? *GDHS: (Bạo loạn ở T Nguyên), tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo nhưng phải đề phòng kẻ xấu + Đứng thứ 2 sau châu Phi, cao hơn so với thế giới. + Giảm ngang mức trung bình thế giới 1,3% - Quá trình CNH và đô thị hoá ở các nước châu Á, chính sách dân số. TL: - Dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tôc Môngôlôit, Ơrôpêôit, Ôxtralôit. - Phức tạp, đa dạng hơn - HS trả lời Các bàn thảo luận, báo cáo kết quả, nhận xét, b

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_ho_thi_quyen.doc