I. MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Tập hợp và sử dụng các tư liệu, để tìm hiểu địa lí một quốc gia
- Trình bày lại kết quả làm việc bằng văn bản
2. Kĩ năng:
Đọc, phân tích, xác định vị trí, nhận xét các mối quan hệ
3.Thái độ:
Có ý thức làm việc tự giác tích cực
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bản đồ các nước ĐNA
2. Học sinh: sgk, tập bản đồ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
8A4.8A5.8A6.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
*Bước1: Gv chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm có quyền tìm hiểu Lào hoặc Cam - Pu - Chia
*Bước2: Gv hướng dẫn các nhóm tìm hiểu theo các nội dung về: Vị trí, điều kiện tự nhiên
*Bước3: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung, Gv chuẩn xác lại kiến thức
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 22, Bài 18: Thực hành tìm hiểu Lào và Cam-Pu-chia - Nguyễn Thị Kim Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 NS: 03/01/2014
Tiết 22 ND: 06/01/2014
BÀI 18: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU LÀO VÀ CAM-PU-CHIA
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Tập hợp và sử dụng các tư liệu, để tìm hiểu địa lí một quốc gia
- Trình bày lại kết quả làm việc bằng văn bản
2. Kĩ năng:
Đọc, phân tích, xác định vị trí, nhận xét các mối quan hệ
3.Thái độ:
Có ý thức làm việc tự giác tích cực
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bản đồ các nước ĐNA
2. Học sinh: sgk, tập bản đồ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
8A4............................................8A5........................................8A6.........................................
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
*Bước1: Gv chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm có quyền tìm hiểu Lào hoặc Cam - Pu - Chia
*Bước2: Gv hướng dẫn các nhóm tìm hiểu theo các nội dung về: Vị trí, điều kiện tự nhiên
*Bước3: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung, Gv chuẩn xác lại kiến thức
I.Vị trí địa lí
Cam pu chia
Lào
Diện tích
181.000 km2
- Phía Đ, DDN: giáp VN
- Phía ĐB: giáp Lào
- Phía TB, B: giáp Thái lan
- Phía TN: giáp vịnh Thái lan
236.800 km2
- Phía Đ: giáp VN
- Phía B: giáp TQ, Mianma
- Phía T: giáp Thái lan
- Phía N: giáp Campuchia
Khả năng liên hệ với nước ngoài
Bằng tất cả các loại đường giao thông
Đường bộ, sông, hàng không
II. Điều kiện tự nhiên
Địa hình
75% là đồng bằng, núi cao ven biên giới, cao nguyên phía ĐB, Đ
90% là núi, cao nguyên
Các dãy núi cao tập trung phía B, cao nguyên dài từ B ->N
Khí hậu
Nhiệt đới gió mùa, gần xích đạo nóng quanh năm
Mùa hạ(4-10) gió TN từ vịnh biển cho mưa
Mùa đông (11-3) gió ĐB khô, lạnh
Nhiệt đới gió mùa
Mùa hạ: gió TN từ biển vào cho mưa
Mùa đông: gió ĐB từ lục địa nên khô, lạnh
Sông ngòi
Mê Công, Tông Lê Sáp và biển hồ
Mê Công( 1 đoạn chảy trong Lào)
Thuận lợi đối với nông nghiệp
- KH nóng quanh năm -> phát triển các ngành trồng trọt
- Sông ngòi, hồ cung cấp nước, cá
- Đồng bằng chiếm diện tích lớn, đất màu mỡ
- KH ấm áp quanh năm ( trừ vùng phía bắc )
- S Mê Công là nguồn nước thủy lợi
- Đồng bằng đất màu mở, rừng còn nhiều
Khó khăn
Mùa khô thiếu nước
Mùa mưa gây lũ lụt
Diện tích đất nông nghiệp ít
Mùa khô thiếu nước
4. Đánh giá:
GV nhận xét kết qua, thái độ làm việc cho điểm thực hành các nhóm
5. Hoạt động nối tiếp:
Ôn lại: Vai trò của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
IV. PHỤ LỤC:
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................................
................................................................................................................................................
Tuần 21 NS: 08/01/2014
Tiết 23 ND: 11/01/2014
PHẦN HAI: ĐỊA LÍ VIỆT NAM
BÀI 22: VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Biết vị trí của VN trên bản đồ thế giới
- Biết VN là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á.
2. Kĩ năng:
- Xác định vị trí nước ta trên bản đồ thế giới
3. Thái độ:
- Nâng cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bản đồ các nước trên thế giới. Bản đồ khu vực Đông Nam Á
2. Học sinh: sgk, tập bản đồ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
8A4.........................................8A5.........................................8A6..........................................
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Khởi động: Những bài học địa lý Việt Nam mang đến cho các em những hiểu biết cơ bản về thiên nhiên và con người ở Tổ quốc mình. Bài học hôm nay là bài mở đầu cho một phần mới: Việt Nam – Đất nước con người
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NÔI DUNG CHÍNH
1. Hoạt động 1:(Cá nhân/cặp)
Tìm hiểu VN trên bản đồ thế giới
*Bước1: Gv giới thiệu
*Bước2: Gv xác định vị trí VN trên bản đồ thế giới và khu vực ĐNA?
*Bước3: HS lên xác định trên bản đồ
- VN gắn liền với châu lục nào, đại dương nào?
(dành cho HS yếu kém)
- VN có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào ?
2. Hoạt động 2: (nhóm)
Phân tích VN mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của ĐNA
*Bước1: HS đọc đoạn văn từ "Những bằng chứngkhu vực Đông Nam Á" trang 78
*Bước2: Qua các bài học về ĐNA hãy tìm ví dụ để chứng minh cho nhận xét trên:
- N1: Thiên nhiên
- N2: Văn hóa
- N3: Lịch sử
* Bước 3: Các nhóm trình bày
GV chuẩn xác lại kiến thức
3. Hoạt động 3:( cả lớp)
Tìm hiểu VN trên con đường xây dựng và phát triển
*Bước1: Dựa vào mục 2 sgk kết hợp với kiến thức thực tế thảo luận theo gợi ý:
Công cuộc đổi mới toàn diện nền KT từ 1986 ở nước ta đạt kết quả ntn ?
Sự phát triển các ngành KT ? ( NN, CN)
Cơ cấu phát triển theo chiều hướng nào ?
Đời sống nhân dân được cải thiện ra sao ?
*Bước2: Nêu nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu KT qua bảng 2.1 ?
- Liên hệ sự đổi mới của địa phương mình?
1. VN trên bản đồ thế giới
- VN là 1 quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời
- VN gắn liền với lục địa Á- Âu, nằm phía đông bán đảo đông dương và gần trung tâm ĐNA
- Phía Bắc giáp: TQ
Tây giáp: Lào, Cam-pu-chia
Đông giáp: biển đông
2. VN là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của ĐNA
- Thiên nhiên: mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Văn hoá: có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc, ngôn ngữ gắn bó với các nước trong khu vực
- Lịch sử: là lá cờ đầu trong khu vực chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc.
- Là thành viên của ASEAN từ năm 1995. VN tích cực góp phần xây dựng ASEAN ổn định, tiến bộ, thịnh vượng
3. VN trên con đường xây dựng và phát triển
+ Nền KT có sự tăng trưởng
+ Cơ cấu KT ngày càng cân đối hợp lý, chuyển dịch theo hướng tiến bộ: KT thị trường có định hướng XHCN
+ Đời sống nhân dân được cải thiên rõ rệt
4. Đánh giá:
- Xác định vị trí của VN trên bản đồ thế giới
- Hãy chứng minh VN là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của ĐNA
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.
5. Hoạt động nối tiếp:
- Làm các bài tập 1, 2, 3.
- Chuẩn bị bài vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ VN.
IV. PHỤ LỤC:
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................
.................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_tiet_22_bai_18_thuc_hanh_tim_hieu_lao_v.doc