Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Hương

2.1. Hoạt động 1: Biển và đảo Việt Nam ( 10 phút)

a) Mục tiêu:

- Biết được tên và vị trí của các đảo và quần đảo lớn.

- Phân tích ý nghĩa của biển, đảo đối với an ninh quốc phòng.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

 Nội dung chính:

I. Biển và đảo Việt Nam

1. Vùng biển nước ta

- Bờ biển dài 3260km ,vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2.

- Vùng biển VN là một bộ phận của Biển Đông. Cả nước có 28/63 tỉnh, thành phố giáp biển.

2. Các đảo và quần đảo

- Trong biển nước ta cĩ hơn 3000 đảo lớn nhỏ, gồm đảo ven bờ và đảo xa bờ

- Hệ ven bờ 2800 đảo, phân bố theo các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang

- Ven bờ có các đảo lớn: Đảo Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quí, Lí Sơn .

- Xa bờ có đảo Bạch Long Vĩ, Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi

- HS quan sát hình 38.1 và nêu các bộ phận, giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta.

- Đặc điểm vùng biển nước ta:

+ Có đường bờ biển dài 3260 km

+ Vùng biển rộng 1 triệu km2

 + Là 1 bộ phận của biển Đông

- Tên các đảo và quần đảo nước ta: HS dựa vào lược đồ hoặc Atlat để thực hiện nhiệm vụ.

 

docx6 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 44 – BÀI 38: TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Đọc được tên, vị trí của các đảo và một số quần đảo quan trọng trên bản đồ. - Trình bày được hoạt động của các ngành kinh tế biển: Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản và du lịch biển – đảo. - Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Xác định được vị trí, phạm vi vùng biển Việt Nam. - Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê để nhận biết tiềm năng kinh tế biển, đảo Việt Nam. - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích được nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta; Đề xuất một số biện pháp bảo vệ tài nguyên biển, đảo. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta, ý thức bảo vệ môi trường biển đảo - Chăm chỉ: Trình bày được hoạt động của các ngành kinh tế biển: Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản và du lịch biển – đảo. - Nhân ái: Thông cảm sẽ chia với những khu vực thường xuyên gặp khó khăn do thiên tai từ biển. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Sơ đồ cắt ngang của vùng biển Việt Nam. - Lược đồ một số đảo và quần đảo Việt Nam 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. - Xác định được các vùng kinh tế giáp biển. b) Nội dung: HS quan sát lược đồ để xác định vị trí các vùng kinh tế giáp biển c) Sản phẩm: - HS nêu được các vùng KT giáp biển: TDVMNBB; ĐBSH, BTB, DHNTB; ĐNB, ĐBSCL. ( Trừ Tây Nguyên) - Các ngành kinh tế từ biển: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, dầu mỏ, muối, du lịch, giao thông, d) Cách thực hiện: Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Quan sát lược đồ một số đảo và quần đảo Việt Nam kết hợp với những kiến thức đã học, hãy: - Kể tên các vùng kinh tế giáp biển ở nước ta? - Nêu những hoạt động kinh tế biển nổi bật ở nước ta? Bước 2: HS quan sát lược đồ và bằng hiểu biết để trả lời. Bước 3: HS báo cáo kết quả (một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét) Bước 4: GV dẫn dắt vào bài 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Biển và đảo Việt Nam ( 10 phút) a) Mục tiêu: - Biết được tên và vị trí của các đảo và quần đảo lớn. - Phân tích ý nghĩa của biển, đảo đối với an ninh quốc phòng. b) Nội dung: - HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi. Nội dung chính: I. Biển và đảo Việt Nam 1. Vùng biển nước ta - Bờ biển dài 3260km ,vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2. - Vùng biển VN là một bộ phận của Biển Đông. Cả nước có 28/63 tỉnh, thành phố giáp biển. 2. Các đảo và quần đảo - Trong biển nước ta cĩ hơn 3000 đảo lớn nhỏ, gồm đảo ven bờ và đảo xa bờ - Hệ ven bờ 2800 đảo, phân bố theo các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang - Ven bờ có các đảo lớn: Đảo Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quí, Lí Sơn. - Xa bờ có đảo Bạch Long Vĩ, Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi - HS quan sát hình 38.1 và nêu các bộ phận, giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta. - Đặc điểm vùng biển nước ta: + Có đường bờ biển dài 3260 km + Vùng biển rộng 1 triệu km2 + Là 1 bộ phận của biển Đông - Tên các đảo và quần đảo nước ta: HS dựa vào lược đồ hoặc Atlat để thực hiện nhiệm vụ. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ vùng biển nước ta, đọc phần phụ lục nói rõ: đường cơ sở, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và trả lời các câu hỏi. - Quan sát hình 38.1 nêu các bộ phận vùng biển nước ta? Giới hạn từng bộ phận? - Đặc điểm vùng biển nước ta là gì? - Quan sát lựơc đồ đọc tên các đảo và quần đảo nước ta? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS Bước 3: Đại diện một số HS lên bảng xác định và trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2.2. Hoạt động 2: Phát triển tổng hợp kinh tế biển ( 25 phút) a) Mục tiêu - Trình bày được hoạt động của các ngành kinh tế biển: Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản và du lịch biển – đảo. - Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng. b) Nội dung: - Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi. Nội dung chính: II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển 1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản a. Khai thác - Trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn, sản lượng khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn. - Hải sản với hàng nghìn loại cá, hàng trăm loại tôm – cua - mực và nhiều đặc sản, trong đó có nhiều loại ngon, chất lượng cao, giá trị xuất khẩu lớn. b. Nuôi trồng - Tiềm năng rất lớn, hiệu quả còn hạn chế. - Các khu vực có ngành nuôi trồng thuỷ sản mạnh: Hạ Long, Bái Tử Long, Trung Bộ, Cà Mau,Rạch Giá - Hà Tiên. c. Chế biến - Phương pháp hiện đại với các sản phẩm sấy khô, đông lạnh, đóng hộp. - Phương pháp truyền thống với các loại mắm, sơ chế hải sản. - Các khu vực phát triển về chế biến hải sản:Hạ Long, Hải Phòng, Các tỉnh Nam Trung Bộ, Cà Mau, Kiên Giang, Phú Quốc. 2. Du lịch biển - đảo - Tiềm năng thiên nhiên của du lịch biển- đảo vô cùng lớn,xây dựng các khu du lịch và nghĩ dưỡng, song chủ yếu là hoạt động tắm biển - Phương hướng : + Phát triển nhiều loại hình du lịch + Tăng cường cơ sở hạ tầng, chống ô nhiễm môi trường biển. + Quảng bá du lịch c) Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập. Ngành Tiềm năng Tình hình phát triển Phương hướng Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản - Vùng biển rộng, biển ấm - Trữ lượng hải sản lớn - Nhiều loài hải sản quý - Sản lượng khai thác lớn và tăng liên tục - Hoạt động nuôi trồng phát triển mạnh - Chế biến hiện đại với các sản phẩm sấy khô, đông lạnh, đóng hộp - Đẩy mạnh khai thác xa bờ - Tăng diện tích nuôi trồng - Mở rộng thị trường Du lịch biển – đảo Bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều bãi biển đẹp, phong cảnh đẹp - Có nhiều trung tâm du lịch biển - Lượng khách du lịch ngày càng tăng - Đa dạng các hình thức du lịch - Nâng cao chất lượng lịch vụ d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát lược đồ và yêu cầu các nhóm HS hoàn thành các câu hỏi. * Nhóm 1, 3: Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản. * Nhóm 2, 4: Ngành du lịch biển đảo. Ngành Tiềm năng Tình hình phát triển Phương hướng Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản Du lịch biển – đảo Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục tiêu: - Học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án. c) Sản phẩm: HS đưa ra đáp án dựa vào lược đồ và Atlat d) Cách thực hiện: Bước 1: GV cho HS hoạt động theo 2 nhóm thi đua nội dung sau. Kể tên các tỉnh/ thành phố ven biển; các đảo và quần đảo, các vùng kinh tế giáp biển; các huyện đảo; các bãi biển, Bước 2: HS có 2 phút để kể tên theo nhóm và viết lên bảng. Bước 3: GV tổng kết trò chơi và chốt lại kiến thức của bài. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục tiêu: Hệ thống lại kiến thức về vùng biển Việt Nam b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Sưu tầm các tư liệu khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_9_bai_38_phat_trien_tong_hop_kinh_te_va_b.docx
Giáo án liên quan