I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Qua bài học, HS phải:
1. Kiến thức:
- Phân tích đánh giá được tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ.
- Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngành khai thác.
3. Thái độ:
- HS có ý thức học tập nghiêm túc, hiểu biết về tài nguyên khoáng sản của đất nước.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1. Giáo viên:
- Bản đồ (lược đồ) tự nhiên, kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Học sinh: Atlat địa lí Việt Nam
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định :Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1 ., 9A2 .,9A3.
9A4., 9A5., 9A6.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
- Gọi Học sinh làm bài tập 3/ Sgk/ T.69
3. Bài mới:
Khởi động: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản, đó là cơ sở để phát triển công nghiệp khai khoáng. Để củng cố thêm kiến thức này các em cùng phân tích thêm trong tiết học này.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 21: Thực hành đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ - Nguyễn Thị Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 27/10/2013
Bài 19. THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ.
Tiết 21 Ngày dạy: 31/10/2013
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Qua bài học, HS phải:
1. Kiến thức:
- Phân tích đánh giá được tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ.
- Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngành khai thác.
3. Thái độ:
- HS có ý thức học tập nghiêm túc, hiểu biết về tài nguyên khoáng sản của đất nước.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1. Giáo viên:
- Bản đồ (lược đồ) tự nhiên, kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Học sinh: Atlat địa lí Việt Nam
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định :Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1.., 9A2.,9A3.........................
9A4............................., 9A5.............................., 9A6.....................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
- Gọi Học sinh làm bài tập 3/ Sgk/ T.69
3. Bài mới:
Khởi động: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản, đó là cơ sở để phát triển công nghiệp khai khoáng. Để củng cố thêm kiến thức này các em cùng phân tích thêm trong tiết học này.
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( cá nhân)
* Bước 1:
- Em hãy nhắc lại đặc điểm tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
* Bước 2:
- HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức, nhấn mạnh về nguồn tài nguyên khoáng sản của vùng.
Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng địa lí ( cá nhân)
1. Xác định vị trí các mỏ khoáng sản:
*Bước 1:
- GV treo bản đồ tự nhiên Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.Gọi HS xác định trên bản đồ tự nhiên vị trí các mỏ khoáng sản : than, sắt, mangan, thiếc, Bôxit, apatit, đồng, chì, kẽm.
*Bước 2:
- HS lên bảng xác định trên bản đồ.GV chuẩn kiến thức .
Hoạt động 3: 2.Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ ( nhóm)
*Bước 1:
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 4 ý trong SGK.
+ Nhóm 1+2 thảo luận ý a,b.
+ Nhóm 3+4 thảo luận ý c;d.
*Bước 2:
- HS: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm 1,2 báo cáo kết qủa thảo luận nhóm 3,4 nhận xét.
- GV: Chuẩn xác kiến thức.
a. Một số ngành công nghiệp khai thác có điều kiện phát triển mạnh là than sắt, apatít vì :
+ Chất lượng, trữ lựơng quặng khá tốt cho phép đầu tư khai thác công nghiệp.
VD: than ở Quảng Ninh. Apatít ở Lào Cai chất lượng tốt trữ lượng lớn.
+ Điều kiện khai thác tương đối thuận lợi.
b.Nghành công nghiệp luyện kim đen sử dụng nguyên liệu tại chỗ:
- Sắt ở Ttrại Cau cách Thái Nguyên 7 Km.
- Than: + Khánh Hoà (cách thái nguyên 10 Km).
+ Phấn Mễ (Cách thái nguyên 17 Km ).
c. Vị trí vùng mỏ than Quảng Ninh, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, cảng xuất khẩu than Cửa Ông học sinh xác định trên bản đồ.
d. Vẽ sơ đồ:
Than Quảng Ninh
Nhiệt
điện
(Phả Lại,
Uông
Bí )
SX
than
tiêu
dùng
trong
nước
Xuất khẩu
TQ
EU
Nhật Bản
Cu Ba
4 . Đánh giá:
- GV nhận xét ưu, khuyết điểm trong giờ học, tuyên dương, ghi điểm cho các HS tích cực có nhiều câu trả lời đúng, nhắc nhở những HS chưa chú ý làm bài nghiêm túc.
5. Hoạt động nối tiếp:
- Gv dặn HS về nhà hoàn thành bài thực hành, xem trước vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Hồng.
IV.PHỤ LỤC
V. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_9_tiet_21_thuc_hanh_doc_ban_do_phan_tich.doc