Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 31: Vùng Tây Nguyên (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Lợi

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải:

1. Kiến thức:

- Trình bày tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng

- Nêu các trung tâm kinh tế lớn và các chức năng chủ yếu của từng trung tâm

2. Kĩ năng:

- Xác định trên bản đồ, lược đồ các trung tâm kinh tế, sự phát triển của một số cây công nghiệp

- Phân tích bản đồ Kinh tế vùng Tây Nguyên , số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: - Lược đồ kinh tế vùng Tây Nguyên.

2. Học sinh: - Tập atlát địa lí Việt Nam, sgk

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9 A1 , 9A2 , 9A3., 9A4., 9A5., 9A6.

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Nêu vị trí và ý nghĩa của vị trí của vùng Tây Nguyên trên bản đồ?

 - Vẽ biểu đồ bài tập 3/105

3.Bài mới:

 Khởi động: Nhờ thành tựu đổi mới mà hiện nay Tây Nguyên đang có nhiều bước phát triển trên nhiều lĩnh vực, cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, Để thấy rõ điều này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 29.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 31: Vùng Tây Nguyên (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Ngày soạn: 2/12/2013 Tiết 31 Ngày dạy: 5/12/2013 Bài 29. VÙNG TÂY NGUYÊN (tiếp) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải: 1. Kiến thức: - Trình bày tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng - Nêu các trung tâm kinh tế lớn và các chức năng chủ yếu của từng trung tâm 2. Kĩ năng: - Xác định trên bản đồ, lược đồ các trung tâm kinh tế, sự phát triển của một số cây công nghiệp - Phân tích bản đồ Kinh tế vùng Tây Nguyên , số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: - Lược đồ kinh tế vùng Tây Nguyên. 2. Học sinh: - Tập atlát địa lí Việt Nam, sgk III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9 A1, 9A2, 9A3................................., 9A4......................................, 9A5..............................., 9A6.................................... 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu vị trí và ý nghĩa của vị trí của vùng Tây Nguyên  trên bản đồ? - Vẽ biểu đồ bài tập 3/105 3.Bài mới: Khởi động: Nhờ thành tựu đổi mới mà hiện nay Tây Nguyên đang có nhiều bước phát triển trên nhiều lĩnh vực, cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực,Để thấy rõ điều này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 29. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình phát triển ngành nông nghiệp (cá nhân) *Bước 1: Dựa vào H29.2 hãy nhận xét: - Tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước ? -Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này? - Xác định các vùng trồng cà phê, chè, cao su ở Tây Nguyên ? *Bước 2: - HSnhận xét, lên xác định trên bản đồ các vùng trồng cà phê, chè, cao su. - GV chuẩn xác kiến thức. *Bước 3: - Dựa vào bảng 29.1 hãy nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên ? - Tình hình phát triển rừng ở Tây Nguyên hiện nay như thế nào? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức: Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế. Hoạt động 2:Tìm hiểu tình hình phát triển công nghiệp (cặp/nhóm) *Bước 1 - Dựa vào bảng 29.2 tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước ? - Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên ? - HS tính tốc độ phát triển CN, lấy năm 1995 =100%, nhận xét . - Gv chuẩn xác kiến thức. *Bước 2: - Ngành công nghiệp nào phát triển ở TN?( HS yếu) - Sự phát triển ngành thuỷ điện có vai trò như thế nào đối với Tây Nguyên ?Xác định các nhà máy thủy điện của vùng? - GV chuẩn kiến thức.Giáo dục học sinh về vấn đề tiết kiệm năng lượng trong quá trình phát triển công nghiệp ( khai thác khoáng sản như bôxit, sử dụng điện hợp lí,) Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình phát triển ngành dịch vụ (cá nhân) *Bước 1: - Sự phát triển nông nghiệp ở Tây nguyên ảnh hưởng gì đến các hoạt động dịch vụ ? - Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh về du lịch ?Ví dụ? *Bước 2: - HS phát biểu.GV chuẩn kiến thức Hoạt động 4: Xác định các trung tâm kinh tế ở Tây nguyên (cá nhân) *Bước 1: - Dựa vào các hình 29.2 và 14.1 em hãy xác định: + Vị trí các thành phố –Trung tâm kinh tế ? + Những quốc lộ nối Tây Nguyên với thành phố Hồ Chí Minh và vùng duyên hải Nam Trung Bộ? *Bước 2: HS xác định trên bản đồ.GV chuẩn kiến thức. IV.Tình hình phát triển kinh tế 1. Nông nghiệp: - Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn. - Cây trồng quan trọng: cà phê, cao su, chè,... + Diện tích, sản lượng cà phê ở nước ta tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (Đăk Lăk). + Chè : Gia Lai, Lâm Đồng + Cao su: Kon Tum, Đắk Nông - Sản xuất nông nghiệp ở hai tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng có giá trị cao nhất vùng - Lâm nghiệp phát triển mạnh, kết hợp khai thác với trồng khoán bảo vệ rừng. - Độ che phủ rừng cao hơn trung bình cả nước 2.Công nghiệp: - CN chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng cao. - Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh:Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt -Thủy điện có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của vùng : Y-a-li, Đrây H’ling, Xê xan, 3. Dịch vụ: - Tây Nguyên xuất khẩu nông sản đứng thứ hai cả nước, cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. - Du lịch sinh thái, du lịch văn hoá phát triển mạnh: các vườn quốc gia, lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, - Đà Lạt là thành phố du lịch nổi tiếng. V.Các trung tâm kinh tế - Buôn Mê Thuột: TTCN, đào tạo và nghiên cứu khoa học của vùng Tây Nguyên - Đà Lạt : trung tâm du lịch - Plây Ku: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, là trung tâm thương mại, du lịch. 4. Đánh giá - Vùng kinh tế Tây Nguyên có những điều kiện tự nhiên nào thuận lợi phát triển cây cà phê ? - Ngành điện lực phát triển đã làm Tây Nguyên thay đổi như thế nào ? 5. Hoạt động nối tiếp: - Yêu cầu hs về nhà học bài, trả lời các câu hỏi sgk/111. - Chuẩn bị trước bài thực hành: ôn lại vùng trồng cây công nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ IV. PHỤ LỤC: V. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_31_vung_tay_nguyen_tiep_theo_nguye.doc
Giáo án liên quan