I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:Qua bài học, HS phải:
1. Kiến thức:
- Phân tích và so sánh được tình hình sản xuất cây công nghiẹp lâu năm ở 2 vùng: Trung Du và MN BB với Tây Nguyên về đặc điểm, những thuận lợi khó khăn, các giải pháp phát triển kinh tế bền vững.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng bản đồ, phân tích bảng số liệu, bảng thống kê.
- Có kỹ năng viết và trỡnh bày một báo cáo ngắn gọn.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
2. Học sinh: Thước kẻ, bút chì, máy tính bỏ túi
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1 ., 9A2., 9A3., 9A4., 9A5., 9A6.:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông , lâm nghiệp?
- Tình hình phát triển và phân bố cây cà phê, chè, cao su?
3. Bài mới:
Khởi động: GV giới thiệu nội dung bài thực hành.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 32: Thực hành so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên - Nguyễn Thị Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Ngày soạn: 3/12/2013
Tiết 32 Ngày dạy : 6/12/2013
Bài 30.THỰC HÀNH:
SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM
Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI TÂY NGUYÊN
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:Qua bài học, HS phải:
1. Kiến thức:
- Phân tích và so sánh được tình hình sản xuất cây công nghiẹp lâu năm ở 2 vùng: Trung Du và MN BB với Tây Nguyên về đặc điểm, những thuận lợi khó khăn, các giải pháp phát triển kinh tế bền vững.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng bản đồ, phân tích bảng số liệu, bảng thống kê.
- Có kỹ năng viết và trỡnh bày một báo cáo ngắn gọn.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
2. Học sinh: Thước kẻ, bút chì, máy tính bỏ túi
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1.., 9A2........................., 9A3....................., 9A4..........................., 9A5.................................., 9A6.....................................:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông , lâm nghiệp?
- Tình hình phát triển và phân bố cây cà phê, chè, cao su?
3. Bài mới:
Khởi động: GV giới thiệu nội dung bài thực hành.
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( cá nhân)
*Bước 1:
- Em hãy nhắc lại tình hình phát triển kinh tế ngành nông nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Tây Nguyên?
- Vùng có điều kiện thuận lợi nào để phát triển cây công nghiệp?
* Bước 2:
- Học sinh trả lời, GV chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2 : Rèn luyện kĩ năng địa lí ( nhóm + cá nhân)
Bài tập 1:
* Bước 1:
- Dựa vào bảng 30.1 nêu tổng diện tích và cây công nghiệp lâu năm ở mỗi vùng.
*Bước 2:
GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận 3 nội dung:
- N1: Cây CN lâu năm nào chỉ trồng được ở Tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du Miền núi Bắc Bộ? Vì sao?
- N2: Cây CN lâu năm nào trồng đuợc ở Trung du miền núi bắc Bộ mà không trồng ở Tây Nguyên?
- N3: So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà phê ở 2 vùng?
*Bước 3:
- HS tiến hành thảo luận theo nhóm.
- Đại diện hs trả lời. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GVchuẩn xác kiến thức:
Có sự chênh lệch về diện tích, sản lượng cà phê 2 vùng do các yếu tố đất, khí hậu
Cà phê: không chịu sương muối,cần lượng mưa từ 1500-2000mm,độ ẩm không khí 78-80%, không chịu được gió mạnh, đất đỏ badan có tầng canh tác dày trên 70cm, tơi xốp, thoát nước.
Chè: thích hợp với nhiệt độ ôn hòa(15-200c), chịu được lạnh dưới 200c,lượng mưa 1500- 2000mm, Độ cao thích hợp 500-1000m
Các nước nhập khẩu cà phê nước ta: Nhật, CHLB Đức
Các nước nhập khẩu chè nước ta: EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc,...
Bài tập 2:Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong 2 cây công nghiệp chè, cà phê (nhóm)
*Bước 1:
GV chia lớp thành 4 nhóm học sinh viết báo cáo
Nhóm 1+3: Viết báo cáo về cây cà phê
Nhóm 2+4: Viết báo cáo về cây chè.
*Bước 2:
- GV đưa ra dàn ý để HS viết báo cáo:
+Đặc điểm sinh thái của cây chè , cà phê.
+Tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ .
- HS thảo luận đại diện nhóm đọc báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.Gv chuẩn xác kiến thức.
*Bước 3:
GV đọc báo cáo ngắn gọn về cây chè để HS tham khảo:
Chè có nguồn gốc ở vùng cận nhiệt thích hợp với khí hậu mát lạnh, phát triển trên đất feralit. Chè được trồng nhiều nhất ở vùng Trung du và MN Bắc Bộ với S = 67.600 ha chiếm 68.8% S chè cả nước, sản lượng là 47.000 tấn chiếm 62.1% sản lượng chè cả nước. Tây Nguyên có diện tích và sản lượng chè đứng thứ hai trên cả nước. Chè được bán rộng rãi ở thị trường trong và ngoài nước và được xuất khẩu sang một số nước trên thế giới như Châu Âu, Tây Á, Nhật Bản...
4. Đánh giá:
- GV hệ thống nội dung bài thực hành, nhận xét tiết học.
- Giải đáp những thắc mắc của HS.
5. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu hs về nhà hoàn thành bài viết báo cáo.
- Ôn lại các vùng kinh tế đã học.
IV. PHỤ LỤC:
V. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_9_tiet_32_thuc_hanh_so_sanh_tinh_hinh_san.doc