I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải:
1. Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng
- Phân tích các bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên, kinh tế vùng Đông Nam Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để biết đặc điểm tự nhiên , dân cư của vùng.
- Phân tích các bảng số liệu thống kê để biết đặc điểm dân cư xã hội.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs tình yêu quê hương đất nước.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ, tài liệu tham khảo về ĐNB.
2. Học sinh: Tập atlát Địa lí Việt Nam
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1 , 9A2 ., 9A3., 9A4., 9A5., 9A6.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Khởi động: Các em đã từng được nghe nhiều về thành phố mang tên Bác với nhiều nét nổi bật tiêu biểu về kinh tế, về du lịch, vậy thành phố này nằm ở vùng kinh tế nào, vùng có đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ra sao, các em cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 35+36 - Nguyễn Thị Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày soạn: 23/12/2013
Tiết 35 Ngày dạy: 26 /12/2013
Bài 31. VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải:
1. Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng
- Phân tích các bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên, kinh tế vùng Đông Nam Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để biết đặc điểm tự nhiên , dân cư của vùng.
- Phân tích các bảng số liệu thống kê để biết đặc điểm dân cư xã hội.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs tình yêu quê hương đất nước.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ, tài liệu tham khảo về ĐNB.
2. Học sinh: Tập atlát Địa lí Việt Nam
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1, 9A2.., 9A3.............................., 9A4.........................................., 9A5................................., 9A6...................................
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Khởi động: Các em đã từng được nghe nhiều về thành phố mang tên Bác với nhiều nét nổi bật tiêu biểu về kinh tế, về du lịch, vậy thành phố này nằm ở vùng kinh tế nào, vùng có đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ra sao, các em cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ của vùng, ý nghĩa vị trí địa lí (cá nhân)
*Bước 1
- GV : Treo bản đồ chỉ vị trí giới hạn của vùng
- GV : yêu cầu HS đọc tên các tỉnh, TP của vùng Đông Nam Bộ. GV bổ sung về diện tích và dân số
( DT: 23606km2, DS: 15,1 triệu người – 2012)
*Bước 2
- GV yêu cầu HS lên xác định lại vị trí địa lý, giới hạn của vùng.
-Nêu ý nghĩa vị trí địa lý của vùng Đông Nam Bộ ?
- HS trả lời kết hợp chỉ bản đồ, hs khác bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế vùng ĐNB (cặp/cá nhân)
*Bước 1:
GV yêu cầu HS đọc bảng 31.1 và hình 31.1 hãy :
- Nêu các đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền ?( dành cho học sinh yếu)
- Vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?
*Bước 2:
- Hs làm việc theo cặp nêu đặc điểm tự nhiên, các thế mạnh để phát triển kinh tế. Đại diện hs đứng dậy trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung.
- Gv chuẩn xác kiến thức trên bản đồ.
*Bước 3:
- Xác định các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé trên bản đồ?
-Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế sự ô nhiễm nước ở các dòng sông ở ĐNB?
*Bước 4: HS lên bảng xác định các con sông trên bản đồ.Trả lời câu hỏi.
*Bước 5:
- Nêu những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở ĐNB, biện pháp giải quyết ?
- Hs trả lời. Gv chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế - xã hội(nhóm/cá nhân)
*Bước 1:
GV yêu cầu HS đọc bảng 31.2 hãy :
- Nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở vùng ĐNB so với cả nước ?
- Dân cư đông có nhiều thuận lợi và khó khăn gì ?
- Nêu các đặc điểm di tích lịch sử văn hoá ? Ví dụ?
*Bước 2:
- HS làm việc theo bàn, đại diện hs trả lời, nhóm khác bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ.
1.Vị trí:
- Phía Bắc và phía Tây giáp Campuchia.
- Phía Đông Bắc giáp Tây Nguyên
- Phía Đông và Đông Nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ và biển Đông
- Phía Nam và Tây Nam giáp Đồng bằng Sông Cửu Long
2. Ý nghĩa:
Có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu với các vùng xung quanh và quốc tế.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
1. Đặc điểm:
- Độ cao địa hình giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Giàu tài nguyên.
2. Thuận lợi:
có nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế:
- Đất badan, khí hậu cận xích đạo
- Biển nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa..
3. Khó khăn:
- Trên đất liền ít khoáng sản
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội
1. Đặc điểm:
- Đông dân, mật độ dân số khá cao
- Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.
- Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước.
2. Thuận lợi:
- Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động.
- Nhiều di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
4. Đánh giá:
- GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
- Gọi hs lên xác định vị trí địa lí vùng ĐNB (đối với hs yếu)
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 SGK trang 116.
5. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu hs về nhà học bài, trả lời các câu hỏi và làm bài tập SGK.Nghiên cứu bài 32
IV. PHỤ LỤC
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.
.......................
Tuần 19 Ngày soạn: 21/12/2013
Tiết 36 Ngày dạy: 27/12/2013
Bài 32.VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải:
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: công nghiệp, nông nghiệp.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để biết tình hình phân bố ngành công nghiệp, nông nghiệp ĐNB.
- Phân tích các bảng số liệu thống kê để biết tình hình phát triển kinh tế ngành công nghiệp, nông nghiệp ở ĐNB.
3. Thái độ:
- Có thái độ học hỏi để áp dụng phát triển kinh tế.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ
2. Học sinh: Atlát địa lí Việt Nam, sgk.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1, 9A2.., 9A3.............................., 9A4.........................................., 9A5................................., 9A6...................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?
- Vì sao ĐNB có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?
3. Bài mới:
Khởi động: Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Điều đó thể hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 32.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu tình hình phát triển ngành công nghiệp ở ĐNB (cá nhân)
*Bước 1:
GV cho HS quan sát bản đồ và kết hợp kiến thức bài học hãy:
- Nêu tên các ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ ?
GV yêu cầu HS đọc bảng 32.1 SGK hãy :
- Nhận xét tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước ?
* Bước 2:
- Đọc tên các trung tâm CN ở đây và các ngành CN quan trọng ?( học sinh yếu)
- Nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ ?
- HS phát biểu (kết hợp chỉ bản đồ), hs khác nhận xét,bổ sung.GV chuẩn kiến thức
*Bước 3:
- HS quan sát hình 32.1 :Nêu những khó khăn mà ngành CN Đông Nam Bộ gặp phải ?
- HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức, lưu ý học sinh vấn đề tiết kiệm năng lượng trong quá trình phát triển các nghành công nghiệp của vùng ĐNB.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm phát triển nông nghiệp vùng ĐNB ( nhóm)
*Bước 1:
HS đọc bảng 32.2 SGK, GV chia lớp làm 3 nhóm trả lời 3 câu hỏi:
- Nhận xét tình hình phân bố cây CN lâu năm ở Đông Nam Bộ ?
- Vì sao cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở vùng này ?( Đất, khí hậu, tập quán, cơ sở chế biến, thị trường...)
- Cây công nghiệp lâu năm nào chiếm diện tích lớn nhất? Vì sao? ( Đặc điểm sinh thái)
*Bước 2:
- Đại diện hs nhóm trình bày, nhóm khácbổ sung ý kiến.
GV chuẩn xác kiến thức.
*Bước 3:
- Hãy xác định vùng trồng cây CN, vùng trồng lúa, vùng chăn nuôi lợn, gia cầm trên bản đồ kinh tế vùng ĐNB?
- Xác định vị trí hồ Dầu Tiếng, hồ thủy điện Trị An? Vai trò của chúng đối với sự phát triển nông nghiệp vùng ĐNB?
- Nêu các biện pháp để phát triển nông nghiệp và các biện pháp để bảo vệ MT ?
*Bước 4:
- HS xác định trên bản đồ, trả lời câu hỏi. Gv chuẩn xác kiến thức.
IV. Tình hình phát triển kinh tế.
1. Công nghiệp:
- Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
- Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng.
- Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm.
- Các trung tâm công nghiệp lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
2. Nông nghiệp:
- Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng
- Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta
+ Cây công nghiệp lâu năm(bảng 32.2/trang 119): cao su, cà phê,hồ tiêu, điều,...
+ Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả: lạc, đậu tương, mía,sầu riêng, xoài,mít tố nữ,..
4. Đánh giá:
- GV hệ thống lại nội dung bài học
- Hướng dẫn hs bài tập 3/120.
5. Hoạt động nối tiếp:
- HS về nhà ôn bài, hoàn thành bài tập SGK.
- Chuẩn bị bài 33: nghiên cứu đặc điểm ngành dịch vụ, vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
IV. PHỤ LỤC:
V. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_9_tiet_3536_nguyen_thi_loi.doc