I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
- Tìm hiểu được vì sao có phép chiếu hình bản đồ
- Hiểu rõ được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản
- Biết được hệ thống các loại bản đồ
- Nhận biết được: Để hình thành một bản đồ đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu và thực hiện với nhiều bước khác nhau.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ thế giới, bản đò vùng cực Bắc, bản đồ châu Âu.
- Quả địa cầu.
- một tấm bìa kích thước A3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Mở bài
Yêu cầu HS quan sát và nhận xét về sự khác nhau của hệ thống kinh , vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ thế giới, bản đồ vùng cực Bắc và bản đồ Châu Âu. Hãy giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó
22 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2655 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án địa lý 10 (Bài 1 đến bài 12), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Chương I
BẢN ĐỒ
Bài 1. MỘT SỐ PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN. PHÂN LOẠI BẢN ĐỒI.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
Tìm hiểu được vì sao có phép chiếu hình bản đồ
Hiểu rõ được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản
Biết được hệ thống các loại bản đồ
Nhận biết được: Để hình thành một bản đồ đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu và thực hiện với nhiều bước khác nhau.
THIẾT BỊ DẠY HỌC
Bản đồ thế giới, bản đò vùng cực Bắc, bản đồ châu Âu.
Quả địa cầu.
một tấm bìa kích thước A3
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Mở bài
Yêu cầu HS quan sát và nhận xét về sự khác nhau của hệ thống kinh , vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ thế giới, bản đồ vùng cực Bắc và bản đồ Châu Âu. Hãy giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1:
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát 3 bản đồ nói trên và phát biểu khái niệm bản đồ.
Bước 2:
GV yêu cầu HS quan sát địa cầu (mô hình của trái đất) và bản đồ thế giới, suy nghĩ cách thức chuyển hệ thống kinh vĩ tuyến trên Địa Cầu lên mặt phẳng.
Bước 3: GV yêu cầu HS quan sát lại 3 bản đồ trên và trả lời các câu hỏi:
Tại sao hệ thống kinh vĩ tuyến, trên 3 bản đồ này khác nhau?
Tại sao phải dùng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau?
HĐ 2
Bước 1: GV sử dụng tấm bìa thay mặt chiếu, cuộn lại hình nón và hình trụ.
Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 trong SGK và cho biết các phép chiếu bản đồ cơ bản.
HĐ 3:
Bước 1: GV sử dụng tấm bìa thay mặt chiếu
Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 trong SGK và cho biết vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với địa cầu.
HĐ 4:
Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ
Bước 2: GV yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ trong SGK, nhận xét và phân tích về:Vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với Địa Cầu, đặc điểm của lưới kinh , vĩ tuyến trên bản đồ, sự chính xác trên bản đồ, dùng để vẽ khu vực nào trên Địa cầu.
Bước 3: GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày những điều đã quan sát và nhận xét.
HĐ 5:
Bước 1: GV cuộn giấy vẽ thành hình nón.
Bước 2:GV yêu cầu HS quan sát hình 1.6 trong SGK,nhận xét về các vị trí tiếp xúc của hình nón với mặt Địa Cầu.
HĐ 6:
Bước 1: GV cuộn giấy vẽ thành hình nón
Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.7a và 1.7b trong SGK, nhận xét và phân tích về: Vị tiếp xúc của hình nón với Địa Cầu, đặc điểm của lưới kinh vĩ tuyến trên bản đồ, sự chính xác trên bản đồ, khu vực vẽ
HĐ 7:
Bước 1: GV yếu cầu HS cuộn giấy vẽ thành hình trụ
Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.8 trong SGK, nhận xét về các vị trí tiếp xúc của hình trụ với Địa Cầu.
HĐ 8:
Bước 1: GV yêu cầu HS cuộn giấy vẽ thành hình trụ và cho hình trụ này tiếp xúc với những vị trí khác nhau.
Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.8a trong SGK, nhận xét và phân tích về: VỊ trí tiếp xúc của hình trụ với Địa Cầu, đặc điểm lưới kinh vĩ tuyến trên bản đồ, chính xác trên bản đồ, khu vực vẽ.
HĐ 9:
Bước 1: GV hỏi: Tại sao phải phân loại bản đồ? Phân loại bản đồ có thể dựa vào những tiêu chí nào?
Bước 2:
GV yêu cầu HS nghiên cứu trong SGK để trả lời từng cách phân lọa. Sau đó yêu cầu HS vẽ sơ đồ phân lọa bản đồ vào tập bản đồ
Phép chiếu hình bản đồ
Khái niệm bản đồ: (SGK)
Phép chiếu hình bản đồ
Phép chiếu bản đồ là cách biểu diễn mặt cong của trái đất lên một mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ưngds với một điểm trên mặt phẳng.
Một số phép chiếu hình bản đồ
Khi chiếu, có thể giữ nguyên mặt chiếu là mặt phẳng hoặc cuộn lại thành hình nón, hình trụ.
Phép chiếu phương vị
Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến trên Địa cầu lên mặt chiếu là mặt phẳng.
Tùy theo vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với Địa cầu mà các phép chiếu phương vị không khác nhau.
+ Phép chiếu phương vị đứng
Mặt phẳng tiếp xúc với địa cầu ở cực
Hệ thống kinh vĩ tuyến: Kinh tuyến là nhẵng đoạn thẳng đồng qui ở cực, vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực
Những khu vực ở gần cực tương đối chính xác
Dùng để vẽ những khu vực quanh cực.
+ Phép chiếu phương vị ngang
Mặt phẳng tiếp xúc với Địa Cầu ở giữa xích đạo
Hệ thống kinh vĩ tuyến: Xích đạo và kinh tuyến giữa là đường thẳng, các vĩ tuyến là những cung tròn và các kinh tuyến còn lại là những đường cong.
Những khu vực gần xích đạo và kinh tuyến giữa tương đối chính xác.
Dùng vẽ bán cầu Đông, bán cầu Tây.
+ Phép chiếu phương vị nghiêng:
mặt phẳng tiếp xúc với địa cầu ở một điểm bất kỳ.
Hệ thống kinh vĩ tuyến: Kinh tuyến giữa là đường thẳng, các vĩ tuyến và kinh tuyến còn lại là những đường cong.
Những khu vực ở gần nơi tiếp xúc tương đối chính xác.
Dùng để vẽ những khu vực ở vĩ độ trung bình.
Phép chiếu hình nón
Phép chiếu hình nón là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến trên địa cầu lên mặt chiếu là hình nón.
Tùy theo vị trí tiếp xúc của hình nón với địa cầu mà có các phép chiếu hình nón khác nhau.
+ Phép chiếu hình nón đứng
Trục hình nón trùng với trục quả cầu
Hệ thống kinh vĩ tuyến: Kinh tuyến là những đọa thẳng đồng qui ở đỉnh hình nón. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm là đỉnh hình nón.
Những khu vực ở vĩ tuyến tiếp xúc tương đối chính xác.
Dùng để vẽ các khu vực ở vĩ độ trung bình.
các phép chiếu hình trụ
Phép chếu hình trụ là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến trên địa cầu lên mặt chiếu là hình trụ.
Tùy theo vị trí tiếp xúc của hình trụ với địa cầu mà có các phép chiếu hình trụ khác nhau.
+ Phép chiếu hình trụ đứng
Hình trụ tiếp xúc với địa cầu theo vòng xích đạo
Hệ thống kinh vĩ tuyến: Kinh tuyến và vĩ tuyến là những đường thẳng song song và thẳng góc nhau.
Những khu vực ở xích đạo tương đối chính xác.
Dùng để vẽ những khu vực gần xích đạo.
Phân loại bản đồ
Theo tỉ lệ
Bản đồ tỉ lệ lớn
Bản đồ tỉ lệ trung bình
Bản đồ tỉ lệ nhỏ
Theo nội dung bản đồ
Bản đồ địa lí chung
Bản đồ chuyên đề.
Theo mục đích sử dụng
Bản đồ tra cứu
Bản đồ giáo khoa
Bản đồ quan sự
Theo lãnh thổ
Bản đồ thế giới
Bản đồ bán cầu
Bản đồ các châu lục
Bản đồ các địa phương
IV. ĐÁNH GIÁ
Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng sau đây
Phép chiếu bản đồ
Thể hiện trên bản đồ
Các kinh tuyến
Các vĩ tuyến
Khu vực tương đối chính xác
Khu vực kém chính xác
Phương vị đứng
Hình nón đứng
Hình trụ đứng
Bài…MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
MỤ TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
Hiểu được mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ và từng đặc điểm của đối tượng đều được thể hiện ở từng phương pháp.
Hiểu rõ được hệ thống ký hiệu dùng để thể hiện các đối tượng
Nhận thấy được sự cần thiết của việc tìm hiểu bảng chú giải khi đọc bản đồ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Bản đồ khung Việt Nam
Bản đồ công nghiệp Việt Nam
Bản đồ nông nghiệp Việt Nam
Bản đồ khí hậu Việt Nam
Bản đồ tự nhiên Việt Nam
Bản đồ phân bố dân cư châu Á
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Mở bài
Trước tiên, giới thiệu bản đồ khung Việt Nam, sau đó giới thiệu một số bản đồ Việt Nam với các nội dung khác nhau và yêu cầu HS cho biết bằng cách nào chúng ta biểu hiện được nộ dung bản đồ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1:
Bước 1: GV chia học sinh trong lớp thành các nhóm nhỏ
Bước 2: GV yêu cầ các nhóm quan sát các bản đồ trong SGK, nhận xét và phân tích về: Đối tượng biểu hiện và khả năng biểu hiện của từng phương pháp:
Nhóm 1: Nghiên cứu hình 2.1 và hình 2.2 trong SGK hoặc bản đồ công nghiệp Việt Nam.
Nhóm 2: Nghiên cứu hình 2.3 trong SGK hoặc bản đồ khí hậu VN
Nhóm 3: Nghiên cứu hình 2.4 trong SGK
Nhóm 4: Nghiên cứu hình 2.5 và bản đồ nông nghiệp VN
Nhóm 5: Nghiên cứu hình 2.6 trong SGK hoặc bản đồ công nghiệp VN.
Bước 3: GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày những điều đã quan sát và nhận xét.
Phương pháp ký hiệu
Đối tượng biểu hiện
Dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những ký hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ
b. Các dạng ký hiệu
- Ký hiệu hình học
- Ký hiệu chữ
- Ký hiệu tượng hình.
c. Khả ngăng biểu hiện
- Vị trí phân bố của đối tượng
- Số lượng đối tượng
- Chất lượng của đối tượng
2. Phương pháp lý hiệu đường chuyển động
a. Đối tượng biểu hiện
Dùng để di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội
Khả năng biểu hiện
Hướng di chuyển của đối tượng
Số lượng đối tượng di chuyển
Chất lượng của đối tượng di chuyển.
3. Phương pháp chấm điểm
a. Đối tượng biểu hiện
Dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm.
b. Khả năng biểu hiện
- Sự phân bố của đối tượng
- Số lượng của đối tượng
4. Phương pháp khoanh vùng
a. Đối tượng biểu hiện
Dùng để biểu hiện các đối tượng không phân bố trên khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển ở những khu vực nhất định.
b. Khả năng biểu hiện
- Số lượng của đối tượng
- Chất lượng của đối tượng.
5. Phương phápbanr đồ - biểu đồ
a. Đối tượng biểu hiện
Dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng cách đặt trong các đơn vị lãnh thổ đó.
b. Khả năng biểu hiện
- Số lượng đối tượng
- Chất lượng đối tượng
- Cơ cấu của đối tượng.
IV. ĐÁNH GIÁ
Hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng sau đây:
Phương pháp biểu hiện
Đối tượng biểu hiện
Cách thức tiến hành
Khả năng biểu hiện
Phương pháp ký hiệu
Phương pháp ký hiệu đường chuyển động
Phương pháp đường đẳng trị
Phương pháp chấm điểm
Phương phápkhoanh vùng
Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Bài……….SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG. ỨNG DỤNG CỦA VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÍ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần
Hiểu rõ ý nghĩa của bản đồ trong học tập và đời sống.
Hiểu rõ được viễn thám và ý nghĩa của viễn thám trong nghiên cứu và quản lý môi trường.
Thấy được ứng dụng của hệ thống thông tin địa lí
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Một số bản đồ về địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nào đó
Bản đồ địa hình cùng một khu vực.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Mở bài
Để tìm hiểu, nghiên cứu các khu vực trên Trái Đất, ngoài bản đồ, khoa học và công nghệ hiện đại cung cấp cho chúng ta các phương tiện khác. Đó là viễn thám và hệ thống thông tin địa lí
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1:
Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao học địa lí cần phải có bản đồ?
Bước 2: GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và phát biểu về vai trò trong học tập và trong đời sống
Bước 3: Sau khi HS phát biểu nhiều ý kiến khác nhau, GV tổng hợp các ý kiến
HĐ 2:
Bước 1: GV yêu cầu HS phát biểu về những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập được nêu ra trong SGK.
Bước 2: GV yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của những điều cần lưu ý và cho ví dụ thông qua một số bản đồ cụ thể.
HĐ 3:
Bước 1:
GV yêu cầu HS nghiên cứu khái niệm viễn thám trong SGK , giải thích khái niệm “viễn thám”: Viễn là xa, thám là quan sát và cho ví dụ về quan sát mặt đất từ xa.
Bước 2: GV đưa ra ảnh chụp máy bay và ảnh vệ tinh của một khu vực cho HS quan sát và rút ra ý nghĩ của những phương tiện này.
HĐ 4:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu khái niệm “Hệ thống thông tin địa lí” trong SGK. Hỏi: Phương tiện nào có thể giúp lưu trữ, xử lý, phân tích, tổng hợp, điều hành và quản lý những giữ liệu không gian, đồng thời cho phép lấy thông tin dễ dàng và trình bày dưới dạng dễ tiếp nhận, trao đổi và sử dụng?
Hỏi: Với tính năng như vậy, hệ thống thông tin địa lí có ý nghĩa như thế nào?
I. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống
1. Trong học tập
- Học tại lớp
- Học ở nhà
- Kiểm tra
2. Trong đời sông
- Bảng chỉ đường
- Phục vụ các ngành sản xuất
- Trong quân sự
II. Sử dụng bản đồ, Át lat trong học tập
Những vấn đề cần lưu ý
Chọn bản đồ phù hợp
Đọ bản đồ phải tìm hiểu về tỉ lệ bản đồ và đọc ký hiệu bản đồ
Xác định phương hướng trên bản đồ.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trên bản đồ.
III. Ứng dụng của viễn thám và hệ thống thông tin địa lí
Viễn thám
Khái niệm viễn thám
Viễn thám là khoa học công nghệ hiện đại để thu thập thông tin về các đối tượng hay môi trường từ xa.
Ý nghĩa của Viễn thám
Các ảnh vệ tinh được sử dụng rộng rãi trong nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý môi trường
Hệ thống thông tin địa lí
Khái niệm
Hệ thống thông tin địa lí là hệ thống thông tin đa dụng dùng để lưu trữ, xử lý, phân tích, tổng hợp, điều hành quản lý những giữ liệu không gian. Đồng thời cho phép lấy thông tin dễ dàng và trình bày dưới dạng dễ tiếp nhận, trao đổi và sử dụng
Ý nghĩa
Giúp theo dõi, quản lý môi trường
Giúp đưa ra hoặc điều chỉnh các phương án quy hoạch
Giúp quản lý khách hàng, hệ thống sản xuất, dịch vụ
Ứng dụng trong giáo dục
ĐÁNH GIÁ
Nêu những điểm cần chú ý khi sử dụng bản đồ trong học tập
Thế nào là đọc bản đồ? Vì sao đọ bản đồ cần chú ý việc liên kết, đối chiếu các kí hiệu với nhau?
Nêu vai trò của viễn thám và hệ thống thông tin địa lí?
Bài…… THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
Hiểu rõ các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ bằng những phương pháp nào?
Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ.
Phân biệt được các phương pháp biểu hiện trên các bản đồ khác nhau.
THIẾT BỊ DẠY
Các bản đồ: công nghiệp, nông nghiệp, khí hậu, phân bố dân cư, bản đồ địa hình, các vùng công nghiệp.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ: có thể tiến hành theo hai phương án
Phương án 1; HS sưu tầm, thu thập bản đồ theo sự phân công của GV và chuẩn bị nội dung báo cáo.
Phương án 2: GV chuẩn bị bản đồ giao cho các nhóm chuẩn bị nội dung cho báo cáo
Bước 1:
GV nêu lên mục đích yêu cầu của giờ thực hành cho cả lớp rõ
Kiểm tra việc chuẩn bị của các nhóm đã phân và giao nhiệm vụ trong tiết học trước.
Hướng dẫn nội dung trình bày của các nhóm theo trình tự sau:
+ Tên bản đồ
+ Nội dung bản đồ
+ Phương pháp biểu hiện nội dung trên bản đồ:
. Tên phương pháp.
. Đối tượng biểu hiện của phương pháp
. Khả năng biểu hiện của phương pháp
Bước 2:
Lần lượt các nhóm lên giới thiệu các bản đồ đã thu thập và trình bày phương pháp đã được phân công
+ Nhóm 1: Phương pháp ký hiệu
+ Nhóm 2: Phương pháp ký hiệu đường chuyển động
+ Nhóm 3: Phương pháp chấm điểm
+ Nhóm 4: Phương pháp khoanh vùng
+ Nhóm 5: Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Sau mỗi lần trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
Bước 3:
GV nhận xét về sự chuẩn bị, nội dung trình bày của từng nhóm và tổng kết bài thực hành
CỦNG CỐ
Tổng kết bài thực hành:
Tên bản đồ
Phương pháp biểu hiện
Tên phương pháp biểu hiện
Đối tượng biểu hiện
Khả năng biểu hiện
Chương II
VŨ TRỤ. CÁC VẬN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ CỦA CHÚNG
Bài 5. VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT
MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Sau bài học, HS cần:
Biết các khái niệm: Vũ Trụ, Thiên Hà, Dải Ngân Hà, Hệ Mặt Trời.
Trình bày học thuyết BicBang về sự hình thành Vũ Trụ
Biết vị trí trái đất trong Hệ Mặt Trời và ý nghĩa của nó.
Hiểu và trình bayd được hai chuyển động chính của Trái Đât: Tự quay quanh trục và chuyển động xung quanh Mặt Trời.
Biết phân tích các hình vẽ có trong bài, phân tích bảng số liệu các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
Biết sử dụng quả Địa Cầu để mô tả về hiện tượng tự quay và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
THIẾT BỊ DẠY HỌC
Quả Địa Cầu
Mô hình Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời (nếu có)
Tranh vẽ treo tường về Trái Đất và các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Phương án 1:
GV:
Em biết gì về Hệ Mặt Trời, về Trái Đất trong Hệ Mặt Trời?
Chúng ta thường nghe nói về Vũ Trụ, Vậy Vũ Trụ là gì? Vũ Trụ được hình thành như thế nào?
Sau khi đưa ra ý kiến trả lời các câu hỏi trên, CV nói: Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp vấn đề này
Phương án 2:
Theo phần mở bài trong SGV
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1:
HS dựa vào hình 5.1, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết, trả lời các câu hoi:
Vũ Trụ là gì?
Phân biệt Thiên Hà với Dải Ngân Hà
+ Thiên Hà: là một tập hợp rất nhiều của thiên thể, khí, bụi, bức xạ điện từ.
+ Dải Ngân Hà: Là Thiên Hà chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta
Chuyển ý: Vũ Trụ được hình thành như thế nào? Có nhiều học thuyết về sự hình thành Vũ Trụ. Một trong những học thuyết đó là học thuyết Bic Bang.
HĐ 2:
HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết, trình bày nội dung của học thuyết Bic Bang
Chuyển ý: Hệ Mặt Trời của chúng ta có đặc điểm gì?
HĐ 3:
Bước 1:
HS dựa vào hình 5.2, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi:
Hệ Mặt Trời được hình thành từ khi nào?
Hãy mô tả về Hệ Mặt Trời
Kể tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần mặt trời.
Gợi ý: Khi mô tả về Hệ Mặt Trời chú ý quỹ đạo của các hành tinh (quỹ đạo hình elip gần tròn) và hướng chuyển động của các hành tinh
Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. Các thiên thể gồm: Các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ ting, sao chổi, thiên thạch.
Vũ Trụ. Học thuyết về sự hình thành Vũ Trụ
Vũ trụ
Khoảng không gian vô tận, chứa hàng trăm tỉ Thiên Hà
2. Học thuyết Bic Bang về sự hình thành Vũ Trụ
Tiết thứ 12 - BÀI 11
KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
Về kiến thức
Hiểu rõ:
Cấu tạo của khí quyển, Các khối khí và tính chất của chúng. Các frông, sự di chuyển của các frông và tác động của chúng.
Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất do Mặt Trời cung cấp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí.
Về kĩ năng
Nhận biết nội dung kiến thức qua: hình ảnh, bảng thống kê, bản đồ.
THIẾT BỊ DẠY HỌC
Sử dụng các hình 11.1; 11.2; 11.3, 11.4 và bảng 11 để GV tổng kết và bổ sung những ý kiến trả lời của HS.
Các hình của SGK chính là phương tiện để GV hướng dẫn HS quan sát, đồng thời cũng là công cụ để HS học tập ở lớp cũng như ở nhà.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Cả lớp tìm hiểu:
Khí quyển là gì?
Vai trò của KQ đối với sự sống trên T.Đ?( cung cấp dưỡng khí, che cho mặt đất khỏi các bức xạ)
Hỏi: hs cho biết:
+ thành phần các chất chứa trong không khí? Ôxi, Nitơ
+ Nêu nhận xét và vai trò của hơi nước và các chất trong khí quyển.
+ KQ gồm mấy tầng? đặc điểm các tầng đó: giới hạn,độ dày, tp, nhiệt độ..
+ Vai trò quan trọng của mỗi tầng?
HĐ 2:
Bước 1
HS đọc mục 2:
+ Nêu tên và xác định vị trí các khối khí.
+ Trình bày và giải thích về đặc điểm của các khối khí.
Bước 2
- Đại diên HS trình bày kết quả và xác định trên bản đồ vị trí hình thành các khối khí (ở lục địa, đại dương, vĩ độ thấp, vĩ độ cao…)
* GV chuẩn xác kiến thức, giải thích rõ hơn về nguyên nhân hình thành và đặc điểm của các khối khí: Sự hình thành các khối khí nóng, lạnh, liên quan tới lượng sáng mặt trời ở các vĩ độ cao thấp khác nhau. Các khối khí còn được hình thành ở những nơi có sự khác biệt về nhiệt độ, độ ẩm, ảnh hưởng tới lớp không khí gần mặt đất. Khối khí luôn di chuyển, chúng làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua và bị biến tính.
HĐ 3: Cả Lớp
- HS đọc nội dung 3, kết hợp với vốn hiểu biết cho biết:
+ Frông là gì?
+ Tên và vị trí của các frông.
+ Tác động của frông khi đi qua một khu vực.
- GV: frông được hình thành khi hai khối khí có nguồn gốc,tính chất khác nhau (nhiệt độ chênh nhau,chuyển động hội tụ về cùng một phía với nhau…).Trên mỗi bán cầu có bốn khối khí cơ bản, và hai frông FA, FP.Khu vực xích đạo chỉ tạo nên dải hội tụ, không tạo nên frông (do các khối khí cùng nóng, chỉ có hướng gió khác nhau).
Trong một khối khí, các tính chất về nhiệt độ, khí áp, độ ẩm, trọng lượng đồng chất.Nhưng, ở các frông, gió thổi ngược hướng nhau, nhiệt độ chênh nhau.Khi các frông chuyển động đến đâu làm cho nhiệt độ, áp suất, hướng gió thay đổi nhanh chóng, có may và mưa. Vì vậy, dẫn đến sự biến đổi đột ngột của thời tiết ở nơi đó.
HĐ 4: Cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc mục II trong SGK để biết về bức xạ mặt trời và sự phân phối của bức xạ mặt trời.
* GV nêu rõ hơn về bức xạ mặt trời:
+ Là các dòng vật chất và năng lượng của mặt trời tới trái đất, chủ yếu là các sóng điện từ - các tia sáng nhìn thấy và không nhìn thấy.
+ Được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ một phần, còn lại phản hồi lại không gian.
+ Sự nóng lạnh của không khí ở tầng đối lưu là do sự truyền nhiệt từ bề mặt trái đất.
Hỏi: Nhiệt lượng do mặt trời mang đến bề mặt trái đất phụ thuộc yếu tố nào?
* Kết luận: Nhiệt lượng do mặt trời mang đến bề mặt trái đất thay đổi theo góc chiếu. Góc chiếu càng lớn thì cường độ bức xạ càng lớn. Nhìn chung, tia bức xạ càng gần hai cực càng chếch, góc chiếu càng nhỏ, lượng bức xạ càng giảm.
HĐ 5: hs
Bước 1:
- HS dựa vào bảng 14.1, SGK hãy nhận xét và giải thích :
+ sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ.
+ Sự thay đổi biên độ nhiệt trong năm theo vĩ độ.
Bước 2:
- gọi HS trình bày kết quả.
- Gv yêu cầu cả lớp trao đổi, bổ sung, góp ý.
* Kết luận:
Tùy theo vĩ độ, góc chiếu của tia sáng mặt trời khác nhau, mặt đất nhận được một nhiệt lượng không giống nhau. Nhìn chung nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về hai cực (từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao)
HĐ 7:
Bước 1:
HS quan sát bản đồ nhiệt độ thế giới, hình 11.3, đọc nội dung mục 2b SGK và kết hợp kiến thức đã học để trao đổi nhóm theo những nội dung sau
+ Xác định địa điểm Vec-khôi-an và Gronlen trên bản đồ. Đọc trị số nhiệt độ trung bình năm của địa điểm này.
+ Nhận xét sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 520B.
+ Giải thích sự khác nhau về nhiệt giữa lục địa và đại dương?
Bước 2:
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả dựa trên bản đồ, cả lớp bổ sung và góp ý.
- GV chuẩn xác kiến thức như sau:
+ Các địa điểm ở giữa lục địa có chế độ nhiệt cực đoan (nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở khu vực quang sa mạc Sahara ở Châu Phi, Vec-khôi-an có nhiệt độ trung bình là -160C, biên nhiệt độ là 650C)
+ Ở miền gần biển về mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn, biên độ nhiệt nhỏ hơn những miền nằm sâu trong lục địa. Càng vào sâu trong lục địa do mùa đông lạnh, mùa hè nóng nên biên độ nhiệt năm càng tăng.
+ do nhiệt dung khác nhau, đát và nước có sự hấp thụ nhiệt khác nhau. Nước có khả năng truyền nhiệt nhỏ hơn đất nên nóng lên và nguội đi chậm hơn đất.Khi nóng, nhiệt độ không khí trên mặt nước thấp hơn trên mặt đất.Khi lạnh thì nhiệt độ không khí trên mặt nước lại cao hơn trên mặt đất.Do có sự khác biệt đó, nhiệt độ không khí ở những miền gần biển về mùa hạ mát hơn va mùa đông ấm hơn, biên độ nhiệt nhỏ hơn những miền lằm sâu trong lục địa.
HĐ 8:
Bước 1:
HS dựa vào kiến thức đã học hình 14.2:cho biết địa hình có ảnh hưởng thề nào tới nhiệt độ?
+ Phân tích mối quan hệ giữa hướng phơi của sườn với góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được.
- Ngoài các nhân tố trên, nhiệt độ không khí đã thay đổi theo những yếu tố nào?
Bước 2:
HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
* Kết luận.
- Trong tầng đối lưu, trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C do: càng lên cao, không khí càng loãng hơn ở dưới thấp, không giữ được nhiều nhiệt. Ở các miền núi, độ cao của địa hình càng lớn thì nhiệt độ không khí càng giảm.
- Sườn núi (có các tia bức xạ chiếu thẳng tới) càng dốc thì góc nhập xạ càng lớn, lượng nhiệt nhận được càng cao. Sườn núi (có mặt dốc theo hướng các tia bức xạ) thì góc nhập xạ nhỏ hơn, sườn càng dóc thì góc càng nhỏ, lượng nhiệt nhận được ít. Hướng phơi của sườn núi ngược với chiều nằm của của anh sáng Mặt Trời thường có góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhận được cao. Hướng phơi của sườn núi cùng chiều với ánh sáng Mặt trời, thường có góc nhập xạ nhỏ hơn và lượng nhiệt nhận được thấp hơn.
- Sự tác động của các nhân tố như dòng biển nóng, lạnh cũng làm cho nhiệt độ không khí thay đổi.
I. Khí quyển :
Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ trụ, trước hết là mặt trời.
Khí quyển rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất, đồng thời là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất.
Cấu trúc của khí quyển.
Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành năm tầng:
Tầng đối lưu
- Tầng đối lưu nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở Xích đạo 16 Km, còn ở cực chỉ khoảng 8 Km. Không khí trong tầng này chuyển động chủ yếu theo chiều thẳng đứng.
- Tầng đối lưu tập trung tới 80% khối lượng không khí của khí quyển; 3/4 lượng hơi nước (từ 4 Km trở xuống) và các phần tử tro bụi, muối, vi sinh vật….Chúng hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ đó mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh, đồng thời còn là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước đọng lại xung quanh thành sương mù, mây, mưa….Các phần tử vật chất rắn này cũng là nguyên nhân làm cho nhiệt độ ở tầng này giảm theo độ cao.
Tầng bình lưu
- không khí khô và chuyển động thành luồng ngang, tầng này tập trung phần lớn ôdôn, nhất là ở độ cao từ 22 – 25 Km. Do tia mặt trời đốt nóng trực tiếp và ôdôn hấp thụ bức xạ mặt trời nên nhiệt độ ở tầng bình lư tăng lên đến +100C.
Hãy cho biết tác dụng của lớp ôdôn đối với sinh vật cũng như súc khỏe con người?
Tầng giữa
-Tầng khí quyển giữa từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 – 80 Km. Ở tầng này nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -700C đến -800C ở đỉnh tầng.
Tầng ion(tầng nhiệt)
Ở đây không khí hết sức loãng, nhưng lại chứa nhiều ion là những hạt rất nhỏ mang điện tích â
File đính kèm:
- CHƯƠNG I BẢN ĐỒ.doc