Giáo án địa lý 10 - Bài 22: Sóng thủy triều và dòng biển
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức
- Biết được nguyên nhân hình thành sóng biển, sóng thần.
- Hiểu rõ vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất đã ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào.
- Nhận biết được sự phân bố của các dòng biển lớn trên các đại dương cũng có những qui tắc nhất định.
2.Về kĩ năng
Từ hình ảnh và bản đồ, tìm đến nội dung của bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Vẽ phóng to các hình 16.1, 16.2, 16.3 trong SGK.
- Bản đồ các dòng biển trên thế giới (bản đồ thế giới).
III. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý
1. Về nội dung
- Trọng tâm của bài là mục II. Thủy triều và mục III. Dòng biển.
- Trong một tháng, thủy triều lớn nhất vào thời kì trăng tròn và không trăng. Trong một năm, thủy triều lại có hai lần lớn vào các ngày xuân phân và ngày thu phân; đó là lúc mặt trời chiếu ánh sáng thẳng góc với Xích đạo, sức hút của Mặt trời đối với trái đất lúc đó là lớn nhất.
- Cần lưu ý HS: Mặt trăng tuy nhỏ hơn Măt trời khá nhiều, nhưng Mặt Trăng có sức hút với khối nước biển rất lớn, vì Mặt trăng ở gần Trái Đất hơn nếu so với mặt trời.
2. Về phương pháp
- Toàn bộ bài này GV nên tổ chức đàm thoại và thảo luận trên cơ sở hình và bản đồ.
- Kết thúc bài giảng, GV nên cho HS làm việc theo nhóm với câu hỏi sau “Chứng minh rằng chuyển động của dòng biển là có theo quy luật và chịu ảnh hưởng của các loại gió thường xuyên như gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới”.
File đính kèm:
- BÀI 22 SÓNG THỦY TRIỀU VÀ DÒNG BIỂN.doc