I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học HS cần:
- Nắm được vai trò và cơ cấu của ngành năng lượng.
- Hiểu vai trò, tình hình sản xuất và phân bố của ngành Công nghiệp năng lượng trên thế giới.
- Xác định trên lược đồ, bản đồ những khu phân bố trữ lượng than, dầu mỏ những nước khai thác than, dầu mỏ và sản xuất điện chủ yếu trên thế giới.
- Biết vẽ và nhận xét biểu đồ về tình hình khai thác than, dầu mỏ, biết tính tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất điện.
- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển khoáng sản và xây dựng các nhà máy điện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ công nghiệp thế giới
- Một số hình ảnh minh họa về khai thác than, dàu, điện lực trên thế giới và Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Mở bài
• Phương án 1: Theo SGV
• Phương án 2: Ngành công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp quan trọng và luôn đi trước một bước so với các ngành công nghiệp khác.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8116 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 - Bài 45: Địa lí các ngành công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 45. Tiết:… ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học HS cần:
Nắm được vai trò và cơ cấu của ngành năng lượng.
Hiểu vai trò, tình hình sản xuất và phân bố của ngành Công nghiệp năng lượng trên thế giới.
Xác định trên lược đồ, bản đồ những khu phân bố trữ lượng than, dầu mỏ những nước khai thác than, dầu mỏ và sản xuất điện chủ yếu trên thế giới.
Biết vẽ và nhận xét biểu đồ về tình hình khai thác than, dầu mỏ, biết tính tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất điện.
Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển khoáng sản và xây dựng các nhà máy điện.
THIẾT BỊ DẠY HỌC
Bản đồ công nghiệp thế giới
Một số hình ảnh minh họa về khai thác than, dàu, điện lực trên thế giới và Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Mở bài
Phương án 1: Theo SGV
Phương án 2: Ngành công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp quan trọng và luôn đi trước một bước so với các ngành công nghiệp khác.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Cả lớp
HS dựa vào vốn hiểu biết, SGK
Nêu vai trò ngành công nghiệp năng lượng.
Cho biết công nghiệp năng lượng gồm những ngành nào?
HĐ 2: Cá nhân/cặp
Bước 1:
HS dựa vào hình 45.1, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi:
Cho biết vai trò ngành công nghiệp khai thác than.
Trình bày tình hình khai thác than trên thế giới.
Câu hỏi mục 1 trong SGK.
Vấn đề nảy sinh trong khai thác và sử dụng than, vấn đề an toàn khi khai thác than trong hầm lò.
Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ treo tường, GV chuẩn kiến thức.
HĐ 3: Cá nhân/cặp
Bước 1: HS dựa vào hình 45.2, kênh chữ SGK, vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi:
Nêu vai trò của ngành công nghiệp dầu mỏ. Liên hệ thực tế hiện nay.
Câu hỏi mục 2 trong SGK.
Nêu tữ lượng và sản lượng dầu mỏ.
Vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác và vận chuyển dầu nỏ.
Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ treo tường, GV chuẩn kiến thức.
HĐ 4: Cá nhân/cặp
Bước 1: HS dựa vào hình 45.4, kênh chữ SGK và vốn hiểu biết:
Nêu vai trò của công nghiệp điện lực. Cho ví dụ
Nhận xét tình hình phân bố sản lượng điện và cơ cấu điện năng trên thế giới.
Gợi ý: Khi nêu các ngành nhiệt điện và thủy điện, nhận xét nước nào nhiều than dầu thì gắn với công nghiệp nhiệt điện hay thủy điện và sản lượng điện chủ yếu là của các nhóm, các nước nào?
Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức
Ngành công nghiệp năng lượng
Là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia, các ngành công nghiệp hiện đại chỉ phát triển được trên cơ sở tồn tại ngành năng lượng.
Công nghiệp khai thác than
Nguồn năng lượng truyền thống cơ bản.
Nguồn nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, than cốc hóa.
Nguồn nguyên liệu để sản xuất đường, sản xuất dược phẩm, chất dẻo, sợi nhân tạo…
Trữ lượng: 4/5 ỏ Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc, Ấn Độ…
Sản lượng: Nhìn chung có xu hướng gia tăng, khoảng 5 tỉ tấn/năm.
Phân bố ở các nước có trữ lượng lớn.
Công nghiệp khai thác dầu mỏ.
Vị trí hàng đầu cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới, được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia. Dầu mỏ là nhiên liệu, nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa chất.
Gần 80% trữ lượng tập trung: Trung Đông, Bắn Phi, Mĩ La Tinh, Đông Nam Á.
Sản lượng: 3,8 tỉ tấn/năm
Công nghiệp điện lực
Cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kỹ thuật và đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người .
Cơ cấu :nhiện điện (64% SL điện TG) thủy điện (18% SL điện TG),điệnn nguyên tử tuabin khí…
Sản lượng điện :khoảng 15000 tỉ kwh
Phân bố ;chủ yếu ở các nước phát triển, như hoa kì, nhật bản, trung quốc .liên bang nga .
Những nước có nền kinh tế phát triển thì chú trọng xây dựng nhà máy điện nguyên tử :hoa kì, pháp, LB nga, nhạt bản..
ĐÁNH GIÁ
Nêu vai trò và cơ cấu của công nghiệp năng lượng.
Trình bày tình hình sản xuât và phân bố của: Công nghiệp khai thác than, công nghiệp khai thác dầu mỏ, công nghiệp điện lực.
khoanh tròn chỉ một chữ cái ở đầu ý em cho la đúng .
khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là:
Bắc Mĩ
Mí La Tinh
Trung Đông
Bắc Phi
Nước có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới là:
Hoa Kì
Liên Bang Nga
I Rắc
Ảrập Xê út.
Nước có sản lượng điện lớn nhất thế giới là:
Nhật Bản
Hoa kì
LB Nga
Trung Quốc
Các câu sau đây đúng hay sai? Vì sao?
Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia.
Than đá “vàng đen” của nhiều quốc gia.
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP.
GV hướng dẫ HS cách làm bài tập 1, 2 trang 163 SGK.
HS làm bài tập 1, 2 trang 163 SGK.
Bài 45. TiẾT….
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (tiếp)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần
Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành luyện kim, chế tạo cơ khí, điện tử - tin học.
Hiểu và trình bày được tình hình sản xuất và phân bố của các ngành trên.
Phân biệt được các sản phẩm của các ngành công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu, chế tạo cơ khí, điện tử - tin học.
Phân tích bản đồ công nghiệp thế giới
Biết vẽ và phân tích biểu đồ
THIẾT BỊ DẠY HỌC
Bản đồ công nghiệp thế giới.
Một số hình ảnh minh họa về công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí và điện tử - tin học
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Khởi động
Phương án 1: GV yêu cầu HS trình bày về tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp năng lượng, sau đó yêu cầu HS nêu tên một số ngành công nghiệp khác và chuyển vào bài mới: bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện tử - tin học.
Phương án 2: Phần mở đầu trong SGV
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1:
Bước 1: HS dựa vào hình 45.6, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi:
Thế nào là ngành luyện kim đen?
Ngành luyện kim đen có vai trò như thế nào đối với sản xuất?
Câu hỏi mục 1 trong SGK
GV: Nhiều ngành liên quan nên xí nghiệp luyện kim đen thường xây dựng thành xí nghiệp liên hợp với nhiều ngành sản xuất.
HĐ 2:
Bước 1:
HS dựa vào kênh chữ trong SGK và kiến thức đã học để nêu vai trò, tình hình phát triển và phân bố của ngành luyện kim màu.
Giải thích về sự phân bố của ngành luyện kim màu.
Gợi ý: Luyện kim màu đòi hỏi có kỹ thuật cao.
Bước 2: Nhóm trình bày, chỉ bản đồ, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
Chuyển ý: Ngành công nghiệp luyện kim phát triển giúp cho một ngành công nghiệp được coi là “Quả tim của công nghiệp nặng” phát triển theo, đó là ngành công nghiệp cơ khí.
HĐ 3:
Bước 1:
HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết thảo luận theo gợi ý:
Nêu vai trò của ngành công nghiệp cơ khí.
Công nghiệp cơ khí chia làm mấy ngành? Sự khác nhau giữa các ngành.
Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp cơ khí.
Bước 2: HS trình bày, chỉ bản đồ, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
Chuyển ý: Tiếp theo cành công nghiệp trên, chúng ta sẽ học một ngành công nghiệp đang là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới, đó là ngành công nghiệp điện tử - tin học
HĐ 4:
Bước 1:
HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết: Nêu vai trò, tình hình sản xuất và phân bố của ngành điện tử - tin học.
Gợi ý: Chú ý đặc điểm sản xuất, cơ cấu sản phẩm của ngành
Bước 2:
HS trình bày, chỉ bản đồ, GV giúp HS hoàn thiện nội dung vào bảng thống kê (phần ohuj lục)
II. Công nghiệp luyện kim
1. Luyện kim đen
a. Vai trò:
- Là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất.
- Là nguyên liệu cơ bản cho công nghiệp cơ khí, gia công kim loại.
- Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của ngành luyện kim đen
b. Tình hình sản xuất và phân bố
- Trữ lượng và sản lượng khai thác quặng sắt lớn nhất là ở: Hoa Kì, Canada, Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga…
- Sản xuất thép tập trung ở các nước phát triển như: Hoa Kì, Nhật Bản, Pháp….(Nhật Bản không có quặng sắt nhưng luyện kim đen đứng hàng đầu thế giới nhờ nguồn quặng sắt nhập khẩu).
2. Luyện kim màu
a. Vai trò.
- Sản phẩm là những kim loại không chứa chất sắt, chia làm 4 nhóm chính.
- Nguyện liệu cho công nghiệp chế tạo máy hóa chất và nhiều ngành kinh tế khác.
b. Tình hình sản xuất và phân bố.
- Nhóm các nước đang phát triển giàu quặng kim loại màu: Ghinê, Chilê, Pêru…
- Nhóm sản xuất quặng tinh tập trung ở các nước phát triển.
- Sản xuất nhôm: Hoa Kì, LB Nga, Cnada, Trung Quốc, Ô xtrâylia.
- Sản xuất đồng: Chi-Lê, Hoa Kì, LB Nga
Công nghiệp cơ khí
Vai trò
Đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các cuộc cách mạng kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện sống cho con người.
Đặc điểm
Chia làm 4 ngành:
+ Cơ khí thiết bị toàn bộ.
+ Có khí máy công cụ.
+ Cơ khí hàng tiêu dùng.
+ Cơ khí chính xác.
Các nước phát triển: đi đầu về trình độ công nghệ
Các nước đang phát triển: Sửa chữa lắp ráp.
Công nghiệp điện tử - tin học
Vai trò
Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - ký thuật của mọi quốc gia.
Tình hình sản xuất và phân bố
Không cần diện tích rộng, không cần tiêu thụ nhiều kim loại, điện nước, nhưng yêu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao.
Có 4 nhóm sản phẩm (bảng phụ lục).
Phân bố: Đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, EU
IV. ĐÁNH GIÁ
Phân biệt hai ngành luyện kim đen và luyện kim màu.
Vì sao ngành luyện kim màu lại tập trung ở các nước phát triển?
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
HS về làm bài tập 1, 2 trong SGK trang 167.
VI. PHỤ LỤC
Sơ đồ các kim loại màu và vai trò của chúng đối với sản xuất.
Kim loại màu cơ bản
Kim loại màu hợp kim
Kim loại màu quý
Kim loại màu hiếm
Kim loại nặng
Kim loại nhẹ
Đồng, Chì, Kẽm, Niken, Titan
Nhôm, Manhê, Thiếc
Vonphram, côban, môlipđen, vanađi
Vàng, Bạc, Plantin
Uran, giecmani, xêlen, liti
Phục vụ công nghiệp điện tử, năng lượng nguyên tử
Tạo nên phần lớn sản phẩm của ngành luyện kim màu
Sản xuất thép có chất lượng cao
Tình hình phân bố ngành công nghiệp điện tử - tin học
Tên ngành
Sản phẩm
Các nước sản xuất và xuất khẩu
1. Máy tính
Phần mềm, thiết bị công nghệ
Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước EU, Trung Quốc, Ấn Độ
2. Thiết bị điện tử công nghiệp
Linh kiện điện tử, các tụ điện, các điện trở, các vi mạch IC, các chip bộ nhớ khác nhau…
Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Canada, Đài Loan, Malaixia
3. Điện tử tiêu dùng
Tivi màu, catset, đầu đĩa, đồ chơi, điện tử…
Hoa Kì, Nhật Bản, Singapor, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Đài Loan,
4. Thiết bị viễn thông
Điện thoại, máy fax…
Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc
Bài 45. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (tiếp)
MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Sau bài học, HS cần:
Hiểu và trình bày được vai trò, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp hóa chất, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.
Biết dựa vào bản đồ công nghiệp để nhận biết sự phân bố của các ngành công nghiệp hóa chất, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm.
THIẾT BỊ DẠY HỌC.
Bản đồ Công nghiệp thế giới
Các sơ đồ trong SGK phóng to.
Một số hình ảnh về hoạt động sản xuất của công nghiệp hóa chất, dệt may và công nghiệp thực phẩm ở các nước phát triển và đang phát triển.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Khởi động
GV yêu cầu HS trình bày về tình hình sản xuất và phân bố của các ngành công nghiệp, luyện kim, cơ khí, điện tử - tin học sau đó hỏi HS còn những ngành công nghiệp nào chưa nghiên cứu và vào bài: Các ngành công nghiệp hóa chất, hàng tiêu dùng thực phẩm đóng vai trò như thế nào và tình hình phát triển ra sao?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1:
Bước 1:
HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết, thảo luận theo gợi ý:
- Công nghiệp hóa chất ra đời từ khi nào?
- Công nghiệp hóa chất có vai trò gì?
- Công nghiệp hóa chất có mấy loại?
- Tập trung ở những nước nào?
Bước 2: HS trình bày, chỉ bản đồ, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
GV mở rộng: Đặc điểm của công nghiệp hóa chất:
Sử dụng nhiều loại nguyên liệu cả các phế liệu của ngành khác.
Đòi hỏi có quy trình công nghệ phức tạp, kỹ thuật hiện đại, vốn đầu tư lớn
HĐ 2:
Bước 1:
HS đọc kenh chữ trong SGK trả lời:
- Vai trò của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
- Trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, ngành nào là ngành chủ đạo?
- Phân bố ở những nước nào?
Bước 2: HS trình bày, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
Chuyển ý: Trong các ngành công nghiệp, Ngành công nghiệp thực phẩm hiện nay đã giải phóng cho người phụ nữ thoát khỏi cảnh phụ thuộc bếp núc nhờ các hoạt động chế biến sẵn, tiện sử ụng.
HĐ 3:
Bước 1:
HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết:
Nêu vai trò của công nghiệp thực phẩm.
Nêu đặc điểm và các ngành kinh tế của công nghiệp thực phẩm.
Bước 2. HS trình bày, chỉ bản đồ, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
GV mở rộng: đặc điểm kinh tế của ngành:
Xây dựng tốn ít vốn đầu tư.
Quay vòng vốn nhanh
Tăng khả năng tích lũy cho nền kinh tế - quốc dân
V. Công nghiệp hóa chất
Tương đối trẻ, phát triển nha từ cuối thế kỷ XIX
Vai trò
Là ngành mũi nhọn.
Sản xuất nhiều sản phẩm, giúp:
+ Bổ sung nguồn nguyên liệu
+ Tận dụng phế liệu, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên
Nước nông nghiệp thì ngành hóa chất giúp thực hiện quá trình hóa học, tăng trưởng sản xuất.
Cung cấp phân bón, thuốc trừ sau…
Tình hình sản xuất và phân bố
Chia làm 3 nhóm:
+ Hóa chất cơ bản: H2SO4, HNO3, HCL….muối kiềm, phân bón, thuốc trừ sâu.
+ Hóa tổng hợp hữu cơ: Sợi hóa học, cao su tổng hợp, các chất dẻo, các chất thơm.
+ Hóa dầu: Xăng, dầu hỏa, dược phẩm, chất thơm
Tập trung ở các nước phát triển: đầy đủ các ngành
Các nước đang phát triển sản xuất hóa chất cơ bản, chất dẻo
Công nhiệp sản xuất hàng tiêu dùng
Đa dạng, phong phú, nhiều ngành phục vụ mọi tầng lớp nhân dân.
Các ngành chính: dệt may, da giầy, nhựa, sành, sứ, thủy tinh…
Đặc điểm:
+ Sử dụng nhiên liệu, chi phí vận tải ít
+ Cần nhiều lao động
+ Vốn đầu tư ít, hoàn lại vốn nhanh
Ngành dệt may là ngành chủ đạo: Phục vụ cho ngành may mặc hơn 6 tỷ người trên Trái Đất. Sử dụng nhiều lao động, ít gây ô nhiễm, vốn đầu tư không lớn
Các nước có ngành dệt may phát triển: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản…
Công nghiệp thực phẩm
Cung cấp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người về ăn uống.
Chia làm 3 ngành chính:
+ Công nghiệp chế biến các sả phẩm từ trồng trọt.
+ Công nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi.
+ Công nghiệp chế biến thủy hải sản.
ĐÁNH GIÁ
Nêu vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp hóa chất
Tại sao ngành công nghiệp dệt và công nghiệp thực phẩm lại được phân bố rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển
File đính kèm:
- Bai 45 ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP tiếp.doc