Giáo án địa lý 10 từ bài 36 đến bài 56

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

- Hiểu được khái niệm nguồn lực và cách phân chia các loại nguồn lực.

- Nêu được vai trò của các nguồn lực trong việc phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

- Có kĩ năng phân tích, đánh giá các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của thế giới, đất nước và địa phương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Băng video về các chương trình đầu tư vào việt nam

- Các tư liệu có liên quan như báo cáo của ngân hàng thế giới về phát triển.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Mở bài

GV có thể đưa ra một vài câu hỏi nhằm định hướng hoạt động nhận thức của HS. Ví dụ: Nguồn lực phát triển kinh tế là gì? Có các loại nguồn lực nào? Vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?.

Bài mới

 

doc75 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4355 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án địa lý 10 từ bài 36 đến bài 56, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IX CƠ CẤU NỀN KINH TẾ VÀ MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Bài 36. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: Hiểu được khái niệm nguồn lực và cách phân chia các loại nguồn lực. Nêu được vai trò của các nguồn lực trong việc phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Có kĩ năng phân tích, đánh giá các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của thế giới, đất nước và địa phương. THIẾT BỊ DẠY HỌC Băng video về các chương trình đầu tư vào việt nam Các tư liệu có liên quan như báo cáo của ngân hàng thế giới về phát triển. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Mở bài GV có thể đưa ra một vài câu hỏi nhằm định hướng hoạt động nhận thức của HS. Ví dụ: Nguồn lực phát triển kinh tế là gì? Có các loại nguồn lực nào? Vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?... Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Phương án 1: HĐ1: HS làm việc cá nhân GV giao nhiệm vụ: đọc mục 1, hãy nêu khái niệm nguồn lực HS làm việc độc lập (khoảng 5 phút). GV chỉ định một vài HS trả lời câu hỏi. GV tóm tắt và giải thích rõ hơn khái niệm nguồn lực. HĐ 2: HS làm việc theo cặp GV giao nhiệm vụ: đọc mục II, hãy nêu căn cứ để chia các loại nguồn lực. HS thảo luộn theo cặp (khoảng 10 phút) GV chỉ định một vài HS trả lời, sau đó tóm tắt, chuẩn xác kiến thức và bổ sung, làm rõ các loại nguồn lực. HĐ 3: HS làm việc theo nhóm GV giao nhiệm vụ: đọc mục 1 và thảo luận về vai trò của nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. HS thảo luận nhóm (khoảng 5 phút). GV tóm tắt, chuẩn xác kiến thức và bổ sung. Phương án 2: HS làm việc theo nhóm GV giao nhiệm vụ: + ½ sô nhóm đơcj nội nội dung mục I và II, trả lời các câu hỏi trong phần câu hỏi 1. + ½ số nhóm đọc nội dung mục III, trả lời các câu hỏi trong phần câu hỏi 2. HS thảo luận nhóm (khoảng 10 phút). HS báo cáo kết quả thảo luận (đại diện một vài nhóm, các nhóm khác góp ý) GV toám tắt, chuản xác kiến thức và giải thích thêm (như phương án 1) Khái niệm (SGK) II. Phân loại nguồn lực căn cứ vào nguồn gốc: có thể phân chia nguồn lực thành 3 loại: Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông. Ngườn lực tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên): đất, khí hậu, khoáng sản … Nguồn lực kinh tế - xã hội: nguồn lao động, vốn, thị trường, chính sách kinh tế - xã hội… Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Có thế phân chia nguồn lực thành hai loại: Nguồn lực trong nước (nội lực) là toàn bộ các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội, đường lối chính sách hệ thống tài sản quốc gia. Nguồn lực nước ngoài (ngoại lực) là khả năng tác động trực tiếp từ bên ngoài lãnh thổ vào việc phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Nguồn lực này rất đa dạng, từ chính trị tới kinh tế, kĩ thuật, công nghệ… III. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế Nguồn lực có vai trò quan trọng. Mỗi nguồn lực có vai trò khác nhau. + Vị trí địa lí tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn cho việc trao đổi, tiếp cận giữa các vùng, các quốc gia. Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Sự giàu có về tài nguyên tự nhiên là một thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với từng giai đoạn của đất nướccos tính chất quyết định phát triển. Cần biến mọi nguồn lực thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn lực tồn tại dưới dạng tiềm năng, muốn thành công trong sự phát triển kinh tế Xã hội phải biết huy động mọi nguồn lực. ĐÁNH GIÁ Hãy sắp xếp các từ và các cụm từ cho trong ngoặc( đường lối chính sách, thị trường, khí hậu, kinh tế, chính trị, sinh vật) vào từng loại nguồn lực thích hợp Vị trí địa lí: Nguồn lực tự nhiên: Nguồn lực kinh tế - xã hội 2. Nối mỗi ý ở bên trái với một ý ở bên phải cho đúng vai trò của từng loại nguồn lực a. Vị trí địa lí d. Để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp b. Ngồn lực tự nhiên e. Tạo điều kiện trong việc trao đổi giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau c. Nguồn lực kinh tế - xã hội g. Là cơ sở tẹ nhiên của các quá trình sản xuất HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Làm câu 3 trang 129 SGK PHỤ LỤC Câu hỏi I. Nguồn lực phát triển kinh tế là gì? Căn cứ để phân loại các nguồn lực? Các loại nguồn lực? Câu hỏi II. Vai trò của mỗi loại nguồn lực? Cho ví dụ chứng minh Vị trí địa lí. Nguồn tự nhiên. Nguồn lực kinh tế - xã hội: Bài 37. CƠ CẤU NỀN KINH TẾ MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau bài học HS cần: Hiểu khái niệm cơ cấu kinh tế. Biết các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế: cơ cấu ngành phần kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ. Biết một số chỉ tiêu để đánh giá nền kinh tế. Đọc và phân tích sơ đồ, bản đồ (cơ cấu kinh tế, thu nhập quốc dân theo đầu người); vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế; kĩ năng phân tích sự phát triển nền kinh tế qua một số chỉ tiêu đáng giá nền kinh tế. THIẾT BỊ DẠY HỌC Bản đồ thu nhập quốc dân của các quốc gia trên thế giới HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Mở bài GV có thể đưa ra một vài câu hỏi nhằm định hướng hoạt động nhận thức của HS. Ví dụ: Cơ cấu nền kinh kinh tế là gì? Căn cứ vào những chỉ tiêu nào để đánh giá một nền kinh tế ?...... Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: HS làm việc cả lớp GV thuyết trình, giảng giải khái niệm cơ cấu kinh tế. GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ cơ cấu nền kinh tế và nêu các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế. GV giải thích khái niệm cơ cấu lãnh thổ và mối quan hệ giữa cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu ngành. GV giải thích, làm rõ cơ cấu thành phần kinh tế; dấu hiệu để phân loại ba bộ phận của cơ cấu nền kinh tế. HĐ 2: HS làm theo cặp Bước 1: HS dựa vào nội dung SGK và vốn hiểu biết: Nêu các chỉ tiêu đánh giá nền kinh tế So sánh CNI và GDP của một số nước, rút ra nhận xét và giải thích. Quan sát bản đồ thu nhập quốc dân theo đầu người và rút ra nhận xét. Cơ cấu GDP của các nhóm nước có gì khác nhau? Xu thế của cơ cấu GDP trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia? Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức. Khái niệm về cơ cấu kinh tế Khái niệm (SGK) Cơ cấu nền kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. Cơ cấu lãnh thổ là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, được hình thành do việc phân bố của các ngành theo không gian địa lí. Cơ cấu lãnh thổ gắn bó chặt chẽ với có cấu ngành kinh tế. có các cơ cấu lãnh thổ khác nhau ứng với mỗi cấp phân công lao động lãnh thổ: toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng. Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau. Các chỉ tiêu đánh giá nền kinh tế Tổng sản phẩm trong nước (GDP) Là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra ở một thời kì nhất định, thường là 1 năm. Tổng thu nhập quốc gia (GNI): GNI gồm GDP cộng thu nhập từ nước ngoài thuần. Các nước phát triển đầu tư ra nước ngoài cao thì số GNI cao hơn GDP. Ngược lại, những nước nhận đầu thư cao hơn là đầu tư ra nước ngoài sẽ có GDP cao hơn GNI (dẫn chứng). GNI và GDP bình quân đầu người Là tỉ số giữa GNI, GDP và dân số vào thời điểm giữa năm GNI và GDP/người là một chỉ tiêu phân chia các nước giàu, nghèo và để đánh giá chất lượng cuộc sống. GDP/người không đều giữa các nhóm nước, có nước có GDP/người ở mức cao, có nước trung bình và thấp (dẫn chứng). Cơ cấu ngành trong GDP Để đánh giá nền kinh tế của một nước, người ta còn căn cứ vào cơ cấu ngành trong GDP và tỉ lệ lao động trong khu vực ngông nghiệp so với các ngành kinh tế khác. Các nước có nền kinh tế phát triển cao: Số người lao động trong ngành nông nghiệp ít và tỉ trọng khu vực I trong cơ cấu GDP thấp. Ngược lại, các nước đang phát triển có số người lao động trong ngành nông nghiệp cao và tỉ trọng khu vực I trong cơ cấu GDP lớn. Xu hướng chuyển dịch từ một nền kinh tế phát triển kém sang nền kinh tế phát triển làm giảm nhanh tỉ lệ nông nghiệp cả trong cơ cấu lẫn cơ cấu GDP. IV. ĐÁNH GIÁ 1. Khoanh tròn chỉ một chữ in hoa đứng trước ý đúng trong các câu sau: a. Dâu hiệu để phân loại cơ cấu ngành là: A. Sản phẩm làm ra. B. Sản phẩm trực tiếp gắn nhiều hay ít với tự nhiên C. Sự phân bố của các ngành theo không gian địa lí D. Cả 2 ý A và B b. Các nước phát triển có: A. Số người lao động trong ngành nông nghiệp cao, tỉ trọng khu vực I trong cơ cấu GDP thấp. B. Số người lao động trong ngành nông nghiệp ít, tỉ trọng khu vực I trong cơ cấu GDP thấp. C. Số người lao động trong ngành nông nghiệp cao, tỉ trọng khu vực I trong cơ cấu GDP cao. D. Số người lao động trong ngành nông nghiệp ít, tỉ trọng khu vực I trong cơ cấu GDP cao. 2. Sắp xếp các từ, cụm từ cho trong ngoặc (công nghiệp, khu vực kinh tế trong nước, dịch vụ, vùng, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, quốc gia) vào mỗi bộ phận của cơ cấu nền kinh tế cho phù hợp: a. Cơ cấu ngành và khu vực kinh tế: b. Cơ cấu thành phần kinh tế: c. Cơ cấu lãnh thổ: Bài 38. THỰC HÀNH XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI MỤC TIÊU BÀI HỌC Củng cố kiến thức về cơ cấu kinh tế. Rèn luyện kĩ năng tính toán, xâu dựng biểu đồ cơ cấu và phân tích số liệu thống kê THIẾT BỊ DẠY HỌC Máy tínhd bỏ túi Thước kẻ, compa, thước đo HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Mở bài: GV nêu nhiệm vụ của bài học HĐ 1: Cả lớp GV hỏi: Theo yêu cầu của bài thực hành nào có thể nêu ccachs vẽ biểu đồ cột chồng HS trình bày: Nếu HS cả lớp chưa hình dung được thì GV hướng dẫn cách vẽ: Vẽ một hệ tọa độ, trục tung thể hiện %, trục hoành thể hiện các nhóm nước. Vẽ lần lượt từng nhóm nước theo yêu cầu của bài tập. Mỗi nhóm nước một cột, trong đó cả 3 khu vực I, II, III. Thứ tự các hợp phần của cột theo thứ tự các bảng số liệu. Làm chú giải cho mỗi hợp phần (khu vực kinh tế) và ghi trên biểu đồ (tên biểu đồ ghi theo tên bảng số liệu) HĐ 2: Cá nhân/ cặp Bước 1: HS vẽ biểu đồ vào vở Bước 2: HS phân tích theo sự chuyển dịch cơ cấu GDP của thế giới và 3 nhóm nước trong thời kì 1980 – 2004 HĐ 3: Cả lớp Đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả làm việc, các nhóm khác góp ý, bổ sung GV giúp HS chuẩn xác kiến thức Chương X ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP Bài 39. VAI TRÒ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học HS cần: Hiểu và trình bày được vai trò, đặc điểm của nông nghiệp. Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Biết phân tích sơ đồ, bảng thống kê để tìm kiến thức Tham gia, ủng hộ tích cực vào việc thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp cụ thể ở địa phương. THIẾT BỊ DẠY HỌC Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố nông nghiệp Một số hình ảnh về các vùng nông nghiệp điển hình, về sử dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Mở bài: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất, nông nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? Sản xuất nông nghiệp có đặc điểm gì? Sự phân bố nông nghiệp chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? Đó là những câu hỏi mà chúng ta phải trả lời trong bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Làm việc cả lớp HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi: Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm những ngành nào? Nông nghiệp xuất hiện từ khi nào? Nông nghiệp có vai trò gì đối với đời sống và sản xuất? Câu hỏi mục 1 trong SGK. HĐ 2: Cá nhân/cặp Trả lời câu hỏi ở mục 2 trang 135 SGK Bước 1: HS dựa vào sơ đồ trang 137 SGK trình bày đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. - Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ là đặc điểm điển hình của nông nghiệp. HĐ 3: Cặp/nhóm Bước 1: Hs dựa vào kênh chứ trong SGK, vốn hiểu biết thảo luận hoàn thành các bài tập sau: Có những nhóm nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phân bố nông nghiệp? Mỗi nhóm có những nhân tố nào? Phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự phân bố nông nghiệp, lấy ví dụ cụ thể để chứng minh. Gợi ý: GV có thể giao cho các nhóm có số chẵn phân tích nhân tố tự nhiên, các nhóm lẻ phân tích nhân tố KT – XH. Bước 2: HS trình bày, GV có thể giúp học sinh hoàn thành bảng hệ thống về các nhân tố (như phần phụ lục) vai trò và đặc điểm của nông nghiệp Vai trò của nông nghiệp Vai trò quan trọng, không thay thế được. Cung cấp lương thực thực phẩm. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thay thế được (quan trọng nhất và không thể sản xuấ nông nghiệp được nếu không có đất) Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điwwuf kiện tự nhiên. Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành hàng hóa. II, Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp Nhân tố tự nhiên Đất: Ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, cơ cấu phân bố cây tròng, vật nuôi, năng suất Khí hậu – nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, khả năng xen canh tăng vụ, tính ổn định hay bấp bênh của sản xuất nông nghiệp. Sinh vật: Cơ sở tạo nên các giống cây trồng vật nuôi; cơ sở thức ăn cho gia súc. Nhân tố kinh tế - xã hội Dân cư – lao động: Ảnh hưởng đến cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Các quan hệ sở hữu ruộng đất: ảnh hưởng đến con đường phát triển nông nghiệp, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Tiến bộ khoa học – kỹ thuật: Giúp chủ động trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng. Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả nông sản; điều tiết sản xuất và chuyên môn hóa. ĐÁNH GIÁ Trình bày vai trò đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới ự phát triển và phân bố nông nghiệp Vì sao đối với các nước đang phát triển và đông dân thì đẩy mạnh sản xuất nông nghiệplaf nhiệm vụ hàng đầu? Khoanh tròn một chữ cái ở đầu ý em cho là đúng hoặc đúng nhất. Ý nào là đặc điểm điển hình của nông nghiệp? Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Nhân tố có tác dụng điều tiết sản xuất và hướng chuyên môn hóa nông nghiệp hóa là: Các quan hệ sở hữu ruộng đất Dân cư và lao động Tiến bộ khoa học kỹ thuật Thị trường tiêu thụ. Trong các nhân tố tự nhiên, nhân tố nào là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Đất đai Khí hậu Nguồn nước Sinh vật Nhân tố có vai trò hạn chế sự lệ thuộc của nông nghiệp vào tự nhiên và nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng là: Dân cư, lao động Tiến bộ khoa học ký thuật Thị trường tiêu thụ Quan hệ sở hữu ruộng đất. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP HS làm bài tập 1, 3 SGK trang 138 PHỤ LỤC Bản hệ thống kiến thức của hoạt động 3: Nhóm nhân tố Nhân tố Phạm vi ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp 1. Tự nhiên 2. Kinh tế - xã hội - Đất - Khí hậu và nước - Sinh vật Dân cư và nguồn lao động Quan hệ sở hữu rộng đất Tiến bộ khoa học – kỹ thuật Thị trường tiêu thụ Quy mô sản xuất, cơ cấu và phân bố cây trồng, vật nuôi, năng suất. Thời vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, khả năng xen canh tăng vụ, tính ổn định hay bấp bênh của sản xuất nông nghiệp. Cơ sở tạo nên các giống cây trồng vật nuôi; là cơ sở thức ăn cho gia súc Cơ cấu và sự phân bố cây trồng vật nuôi Con đường phát triển nông nghiệp, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Giúp chủ động trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng. Giá cả nông sản; điều tiết sản xuất và hướng chuyên môn hóa Bài 40. ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: Nắm được vai trò, đặc điểm sinh thái tình hình phát triển và phân bố cây trồng chủ yếu trên thế giới. Biết được đặc điểm sinh thái của một số cây lương thực, cây công nghiệp chủ yếu trên thế giới. Biết được vai trò và hiện trạng của ngành trồng rừng Xác định được trên bản đồ khu vực phân bố chính các cây lương thực. Tham gia tích cực và ủng hộ những chủ trương, chính sách phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, trồng rừng của Đảng và Nhà nước. Xác lập mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên và đặc điểm sinh thái của cây trồng. THIẾT BỊ DẠY HỌC Bản đồ Nông nghiệp thế giới Tranh ảnh, băng hình mô tả một số cây trồng. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động GV yêu cầu HS nêu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của công nghiệp. GV nói: Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, trong đó quan trọng nhất là cây lương thực, cây công nghiệp. Trên thế giới, ngành trồng trọt có sự phát triển và phân bố như thế nào? Các nhân tố nói trên có ảnh hưởng như thế nào tới ngành trồng trọt? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cả lớp HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết nêu vai trò của ngành trồng trọt. HĐ 2: Cặp/nhóm Bước 1: HS làm việc theo phần câu hỏi (phần phụ lục) Các nhóm có số lẻ tìm hiểu về cây lương thực ( câu hỏi số 1) Các nhóm có số chẵn tìm hiểu về cây công nghiệp (câu hỏi số 2) (Chú ý: Mỗi nhóm nhỏ tìm hiểu về 1, 2 cây sau đó tổng hợp thành kết quả chung). Bước 2: HS trình bày, GV giúp HS chẩn kiến thức. H Đ 3: Cả lớp HS dựa vào SGK, Vốn hiểu biết, trả lời câu hỏi: Vai trò của nghành trông rừng. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của nghành trồng rừng. Vì sao phải phát triển rừng trồng? Trình bày tình hình trồng rừng trên thế giới. Kể tên những nươcs trồng nhiều rừng. GV: Rừng trên thế giới đang bị tàn phá do con người. Vai trò của ngành trồng trọt Là nền tảng của sản xuất nông nghiệp. Cung cấp lương thực thực phẩm cho dân cư . Cung câos nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Cơ sở phát triển chăn nuôi. Nguồn xuất khẩu có giá trị. Cây lương thực (ghi theo phần thông tin phản hồi của câu hỏi 1 phần phụ lục ) Cây công nghiệp Vai trò và đặc điểm Vai trò Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường. Mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Đặc điểm Biên độ sinh thái hẹp (có đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm, đất trồng, chế đọ chăm sóc…) nên chỉ trồng ở những noi có điều kiện thuận lợi. Các cây công nghiệp chủ yếu Nhóm cây lấy đường: + Mía: Trồng nhiều ở miền nhiệt đới: braxin, Ấn Độ, Cu Ba… + Củ cải đường: Miền ôn đới và cận nhiệt đới: Pháp, CHLB Đức, Hoa Kì, Ba Lan… Cây lấy sợi + Cây bông: có nhiều ở Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ… Cây lấy dầu: + Cây đậu tương: có nhiều ở Hoa Kì, Braxin. Trung Quốc… Cây cho chất kích thích: + Cà phê: Braxin, Việt Nam, Côlômbia… Cây lấy nhựa: + Cao su: Có nhiều ở Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi… Ngành trồng rừng Vai trò của rừng Quan trọng với môi trường sinh thái và con người. Điều hòa lượng nước trên mặt đất. Lá phổi xanh của Trái Đất, bảo vệ đất, chống sói mòn Cung cấp lâm sản,phục vụ sản xuất, đời sống công nghiệp, xây dụng dân sinh, nguyên liệu giấy, thực phẩm, dược liệu quý… Tình hình trồng rừng Diện tích trồng rừng trên thế giới: + Năm 1980: 17,8 triệu ha + Năm 1990: 43,6 triệu ha. - Nước trồng rừng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Braxin, Thái Lan… IV.ĐÁNH GIÁ Hãy nêu bức tranh phân bố của lúa mì, lúa gạo, ngô trên thế giới. Giải thích nguyên nhân? Tại sao phải trông rừng? Khoang tròn chữ cái ở đầu ý em cho là đúng hoặc đúng nhất. Lúa gạo là cây trồng phổ biến ở vùng khí hậu nào? Ôn đới Cận nhiệt đới Nhiệt đới gió mùa Nhiệt đới Lúa gạo xuất khẩu ít so với lúa mì và ngô là do: Vùng trồng lúa gạo có số dân cư đông hơn Nhân dân có tập quán tiêu dùng gạo Cả hai ý A và B. Ý nào không thuộc đạc điểm các cây công nghiệp? rể tính không kén đất Đa số là cây ưa nhiệt, ẩm Đòi hỏi đất thích hợp Cần nhiều lao động có kỹ thuật và kinh nghiệm sắp xếp. Sắp xếp ý ở cột A và cột B sao cho đúng: Cây công nghiệp Phân bố Mía Củ cải đường Bông Chè Cao su Cà phê Miền cận đới Miền cận nhiệt Miền nhiệt đới Miền nhiệt đới ẩm HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP HS làm bài tập 3 SGK trang 144. PHỤ LỤC. Câu hỏi học tập số 1 Câu 1 Dựa vào kênh chữ và hình 40.3 trong SGK, vốn hiểu biết: Nêu vai trò của cây lương thực. Hoàn thành bảng sau: Cây lương thực Đặc điểm sinh thái Vai trò và tình hình sản xuất Phân bố chủ yếu Lúa gạo Lúa mì Ngô Các cây lương thực khác Thông tin phản hồi câu số 1 nêu vai trò của cây lương thực: Cung cấp tinh bột cho người và gia súc. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Xuất khẩu có giá trị. Hoàn thành bảng sau: Cây lương thực Đặc điểm sinh thái Vai trò, tình hình sản xuất Phân bố chủ yếu - Lúa gạo Lúa mì Ngô - Các cây lương thực khác (hoa màu) - Ưa khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước, cần nhiều công chăm sóc. - Cây cận nhiệt, ưa thích khí hậu ẩm, khô, đất màu mỡ, nhiều phân bón, nhiệt độ thấp vào đầu thời kỳ sinh trưởng. Cây của miền nhiệt đới, cận nhiệt. Dễ tính, không kén đất, không đòi hỏi nhiều phân bón, công chăm sóc, có khả năng chịu hạn giỏi - Sản lượng khoảng 585 triệu tấn/năm - Chiếm khoảng 28% SLLT, nuôi sống hơn 50% dân số thế giới. - Lúa gạo sản xuất chủ yếu dùng trong nước. - Sản lượng khoảng 550 triệu tấn/năm, chiếm 28% SLLT - 20-30% sản lượng được buôn bán trên thị trường. - Sản lượng khoảng 600 triệu tấn/năm, chiếm 20% SLLT Chủ yếu làm thức ăn cho chăn nuôi, nguyên lieuj nấu rượu, cồn, bia. - Lương thực cho người ở các nước đang phát triển - Châu Á gió mùa chiếm 9/10 sản lượng - Nước xuất khẩu nhiều gạo: Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kì… Các nước sản xuất nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, LB Nga, Canada, Ôtrâylia. Nước xuất khẩu nhiều: Hoa kì, Canada. Các nước sản xuất nhiều: Hoa Kì (2/5 sản lượng ngô trên thế giới), Trung Quốc, Braxin, Mêhicô, Pháp…. Ôn đới: Đại mạch, Yến mạch, Khoai Tây. Nhiệt đới và cận nhiệt đới khô: Kê, cao lương, khoai lang, sắn Câu hỏi học tập số 2 Dựa vào SGK và vốn hiểu biết: Trình bày vai trò và đặc điểm của cây công nghiệp Trình bày đặc điểm sinh thái và sự phân bố của các cây nghiệp chủ yếu trên thế giới Chương X ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP Bài 39. VAI TRÒ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học HS cần: Hiểu và trình bày được vai trò, đặc điểm của nông nghiệp. Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Biết phân tích sơ đồ, bảng thống kê để tìm kiến thức Tham gia, ủng hộ tích cực vào việc thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp cụ thể ở địa phương. THIẾT BỊ DẠY HỌC Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố nông nghiệp Một số hình ảnh về các vùng nông nghiệp điển hình, về sử dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Mở bài: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất, nông nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? Sản xuất nông nghiệp có đặc điểm gì? Sự phân bố nông nghiệp chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? Đó là những câu hỏi mà chúng ta phải trả lời trong bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Làm việc cả lớp HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi: Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm những ngành nào? Nông nghiệp xuất hiện từ khi nào? Nông nghiệp có vai trò gì đối với đời sống và sản xuất? Câu hỏi mục 1 trong SGK. HĐ 2: Cá nhân/cặp Trả lời câu hỏi ở mục 2 trang 135 SGK Bước 1: HS dựa vào sơ đồ trang 137 SGK trình bày đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. - Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ là đặc điểm điển hình của nông nghiệp. HĐ 3: Cặp/nhóm Bước 1: Hs dựa vào kênh chứ trong SGK, vốn hiểu biết thảo luận hoàn thành các bài tập sau: Có những nhóm nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phân bố nông nghiệp? Mỗi nhóm có những nhân tố nào? Phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự phân bố nông nghiệp, lấy ví dụ cụ thể để chứng minh. Gợi ý: GV có thể giao cho các nhóm có số chẵn phân tích nhân tố tự nhiên, các nhóm lẻ phân tích nhân tố KT – XH. Bước 2: HS trình bày, GV có thể giúp học sinh hoàn thành bảng hệ thống về các nhân tố (như phần phụ lục) vai trò và đặc điểm của nông nghiệp Vai trò của nông nghiệp Vai trò quan trọng, không thay thế được. Cung cấp lương thực thực phẩm. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thay thế được (quan trọng nhất và không thể sản xuấ nông nghiệp được nếu không có đất) Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điwwuf kiện tự nhiên. Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành hàng hóa. II, Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp Nhân tố tự nhiên Đất: Ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, cơ cấu phân bố cây tròng, vật nuôi, năng suất Khí hậu – nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, khả năng xe

File đính kèm:

  • docBai 36 ĐẾN BÀI 58.doc