Giáo án Địa lý 11 bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiết 2 ) kinh tế

GIÁO ÁN

Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

Tiết 2 : KINH TẾ

I- Mục tiêu bài học:

Sau bài học, học sinh cần:

1. Về kiến thức:

Biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành hiện đại hóa đất nước.

2. Về kĩ năng:

Nhận xét, phân tích bảng số liệu, lược đồ (bản đồ) để có được những hiểu biết nêu trên.

3. Về thái độ:

Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiết 2 ) kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD - ĐT TP.HCM TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU GIÁO ÁN Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) Tiết 2 : KINH TẾ I- Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1. Về kiến thức: Biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành hiện đại hóa đất nước. 2. Về kĩ năng: Nhận xét, phân tích bảng số liệu, lược đồ (bản đồ) để có được những hiểu biết nêu trên. 3. Về thái độ: Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc. II- Thiết bị dạy học: - Bản đồ kinh tế chung Trung Quốc - Một số hình ảnh về hoạt động kinh tế của Trung Quốc (nếu có). III- Hoạt động dạy học: Mở bài: Những năm gần đây, nền kinh tế Trung Quốc đang nổi lên như là một trong những điểm sáng nhất về tăng trưởng. Sự vượt trội của nền kinh tế Trung Quốc đã trở thành một sự kiện nổi bật và Trung Quốc đã có khả năng can thiệp sâu rộng, biến đổi bộ mặt kinh tế toàn cầu → Vào bài Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính GV yêu cầu HS đánh giá Trung Quốc có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển kinh tế. + Vị trí địa lí + Tài nguyên thiên thiên phong phú, đa dạng + Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn GV trình bày: Mặc dù với cùng một điều kiện tự nhiên và dân cư như vậy nhưng trong suốt 30 năm từ ngày giành được độc lập (1949 -1978), Trung Quốc đã không thành công trong phát triển kinh tế. Không những vậy, công cuộc đại nhảy vọt và cuộc cách mạng văn hóa còn gây thiệt hại cho nền kinh tế. Từ năm 1978, Trung Quốc đã thay đổi đường lối phát triển, tiến hành hiện đại hóa đất nước và cải cách mở cửa; nhờ đó Trung Quốc đã đạt được nhiều thành công được thế giới ghi nhận. Vậy công cuộc hiện đại hóa đã mang lại những kết quả gì cho nền kinh tế Trung Quốc? * Hoạt động 1: Cả lớp - Yêu cầu HS đọc mục I, rút ra những nét nổi bật về những thành công của Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế. - 1 HS trình bày. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Chuyển ý: Với tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới trong những năm gần đây. Hiện nay Trung Quốc đang hoàn thành về cơ bản công cuộc hiện đại hóa công nghiệp và nông nghiệp để trở thành cường quốc kinh tế trong thế kỉ XXI. * Hoạt động 2: Nhóm - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Nhóm 1: Tìm hiểu ngành công nghiệp + Nhóm 2: Tìm hiểu ngành nông nghiệp Các nhóm tìm hiểu về ngành kinh tế theo dàn ý: 1/ Chiến lược và biện pháp phát triển 2/ Kết quả đạt được: + Cơ cấu + Sản lượng + Phân bố - HS trao đổi, thảo luận. - Cử đại diện nhóm lên trình bày, các HS thuộc nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. GV bổ sung kiến thức: Công nghiệp vũ trụ của Trung Quốc được đầu tư mạnh. Ngày 20/10/2003 Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu V chở người đi vào vũ trụ và trở về Trái đất an toàn. Đây là niềm tự hào của người Trung Quốc và khẳng định vai trò, vị trí của Trung Quốc trong nền kinh tế tri thức hiện nay. GV đưa ra những câu hỏi gợi ý và khắc sâu kiến thức: - Quan sát hình 10.8, nhận xét và giải thích sự phân bố và phát triển các trung tâm công nghiệp ở Trung Quốc + Công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông, nhất là ở vùng duyên hải, tại các TP lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu. Vì: giao lưu thuận lợi, nhiều khoáng sản, nguồn nước, nguồn nông sản dồi dào, dân cư đông đúc, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật mạnh, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, + Miền Tây: công nghiệp hạn chế, chỉ có 1 TTCN lớn là Urumsi, do còn nhiều khó khăn về nhân lực, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật. - Vì sao có sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây? + Miền Đông: lượng mưa lớn, có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ, có vùng biển rộng → phát triển trồng trọt, chăn nuôi lợn, đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Các khu vực núi thấp thuận lợi để nuôi trâu, bò. + Miền Tây: chủ yếu là núi, cao nguyên và các bồn địa, sa mạc khô hạn → Không thuận lợi cho SXNN, chủ yếu là chăn nuôi gia súc lớn (cừu, ngựa). I/ Khái quát - Tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới (8%/năm). - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đứng thứ 7 thế giới (2004). - GDP/người tăng mạnh. → Kinh tế phát triển nhanh. II/ Các ngành kinh tế 1. Công nghiệp a/ Biện pháp - Thay đổi cơ chế quản lí: Từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường. - Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ. b/ Kết quả - Tập trung phát triển 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng. - Nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới về sản lượng (than, thép, xi măng, phân đạm). - Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông. 2. Nông nghiệp a/ Biện pháp - Khoán sản xuất, giao quyền sử dụng đất cho nông dân. - Cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: đường giao thông, hệ thống thủy lợi. - Đưa khoa học kĩ thuật vào sản xuất, phổ biến giống mới. b/ Kết quả - Nông sản phong phú. - Nhiều nông sản có sản lượng đứng đầu thế giới (lương thực, bông, thịt lợn, thịt cừu). - Sản xuất nông nghiệp tập trung ở các đồng bằng miền Đông. - Hạn chế: Ngành trồng trọt đóng vai trò chủ đạo, bình quân lương thực/người vẫn thấp. IV- Hoạt động củng cố: 1/ Trung Quốc có thể có sự thay đổi trong phân bố công nghiệp tương tự như Hoa Kì không? 2/ Vì sao nói, việc phát triển nông nghiệp của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng tới Trung Quốc mà còn ảnh hưởng to lớn tới toàn thế giới? V- Hoạt động nối tiếp: Trả lời các câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị bài 10.3 Thực hành. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Tp.HCM, ngày 8 tháng 3 năm 2008 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC TẬP NGUYỄN NGỌC BỒ LÊ THỊ PHƯỢNG

File đính kèm:

  • docBai 10 Cong hoa nhan dan Trung Hoa Tiet 2.doc