Giáo án Địa lý 11 Bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)(tt) - Tiết 2: Kinh tế

Bài 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)(tt)

Tiết 2. KINH TẾ

I/MỤC TIÊU:

 1/Kiến thức:

 - Hiểu và phân tích được đặc điểm phát triển kinh tế,một số ngành kinh tế chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới. Phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế.

 - Giải thích được sự phân bố của kinh tế Trung Quốc; sự tập trung các đặc khu kinh tế tại vùng duyên hải.

 - Hiểu được quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc và Việt Nam.

 2/ Kĩ năng :

 - Phân tích các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc ( giá trị GDP, giá trị xuất, nhập khẩu, sản lượng một số ngành sản xuất của Trung Quốc).

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 Bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)(tt) - Tiết 2: Kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26: Ngày soạn: 27/02/2011 Tiết 26: Bài 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)(tt) Tiết 2. KINH TẾ I/MỤC TIÊU: 1/Kiến thức: - Hiểu và phân tích được đặc điểm phát triển kinh tế,một số ngành kinh tế chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới. Phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế. - Giải thích được sự phân bố của kinh tế Trung Quốc; sự tập trung các đặc khu kinh tế tại vùng duyên hải. - Hiểu được quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc và Việt Nam. 2/ Kĩ năng : - Phân tích các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc ( giá trị GDP, giá trị xuất, nhập khẩu, sản lượng một số ngành sản xuất của Trung Quốc). 3/ Thái độ: - Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc. II/ PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại gợi mở + Nêu vấn đề + Thảo luận. III/ CHUẨN BỊ CỦA GV, HS: 1/Chuẩn bị của GV: - Bài giảng trình chiếu. - Tranh ảnh 2/Chuẩn bị của HS: - Đọc trước bài. - Tìm hiểu một số hình ảnh về hoạt động kinh tế Trung Quốc. IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1/Ổn định: Sĩ số +Nề nếp . 2/ Kiểm tra bài cũ : GV: Mời lần lượt từng em lên hoàn thành bảng thống kê ở Slide 2. GV: Chuẩn xác kiến thức, nhận xét và cho điểm. ( Slide 3 ). 3/ Bài mới : a/ Đặt vấn đề: - Từ điều kiện tự nhiên như thế, nền kinh tế Trung Quốc phát triển thế nào, mời các em tìm hiểu ở bài giảng hôm nay. ( Slide 4 ). - GV: cung cấp nội dung chính của tiết học cho HS nắm.( Slide 5 ). b/Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC BS HĐ1: Tìm hiểu khái quát về tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc. Hình thức: Cá nhân GV: Khái quát quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc.( minh họa hình ảnh – Slide 6, 7). GV: Yêu cầu HS dựa vào biểu đồ, bảng số liệu dưới đây và nội dung mục I SGK. Hoàn thành bảng thông tin theo những gợi ý sau: 1. Những thành tựu của công cuộc cải cách kinh tế: - Tốc độ tăng trưởng GDP:.. - TổngGDP:...... - Sự thay đổi trong cơ cấu GDP...................... - Đời sống nhân dân....................................... 2. Nguyên nhân:............................................... HS: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới: TB 8%/năm -Tổng GDP lớn (2004: 1649,3 tỉ USD ) đứng thứ 7 thế giới. - Cơ cấu GDP thay đổi theo hướng tích cực: tăng tỉ trọng ở KV II, KV III, giảm tỉ trọng ở KV I. - Đời sống của nhân dân được cải thiện thu nhập bình quân theo đầu người:1269 USD(2004). GV: Chốt lại ( Slide 9 ).Cho HS xem bảng thống kê 10 nước có GDP cao nhất thế giới ( 2004 ) và 10 nước có GDP cao nhất thế giới ( 2010 ). ( Slide 10 ). GV: Yêu cầu HS hoàn thành tiếp bảng thống kê, phần nguyên nhân đạt được những thành tựu trên. HS: trả lời, gv chốt lại kiến thức ( Slide 11 ). Chuyển ý: Cho HS xem các hình ảnh các ngành kinh tế để chuyển sang phần II. CÁC NGÀNH KINH TÊ ( Slide 12 ). HĐ2: Tìm hiểu ngành công nghiệp: Hình thức: Cả lớp, cá nhân. GV: Em hãy nêu những biện pháp mà Trung Quốc đã thực hiện để phát triển công nghiệp? HS: Trả lời, gv chốt lại ( Slide 14 ). GV: Cho HS xem hình ảnh các ngành công nghiệp chủ yếu của Trung Quốc ( Slide 15 ). GV: Ngành công nghiệp của Trung Quốc đạt được thành tựu gì? Yêu cầu HS dựa vào bảng 10.1, nhận xét sự tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc? ( Slide 16) HS: Trả lời, gv chốt lại kiến thức ( Slide 17 ). GV: Cho HS xem hình ảnh những thành tựu tiêu biểu của Trung Quốc.( Slide 18 ). GV: Cho HS quan sát lược đồ Các trung tâm công nghiệp chính Trung Quốc, em hãy nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp của Trung Quốc? ( Slide 19 ). HS: Trả lời, gv chốt lại nội dung ( Slide 20 ). GV: Cho HS xem một số trung tâm công nghiệp và khu chế xuất của Trung Quốc. ( Slide 21 ). GV: Nói thêm: bên cạnh sự phát triển đó, nền kinh tế của Trung Quốc cũng gặp những hạn chế như( hàng giả, hàng nhái, sản phẩm gây hại đến sức khỏe con người ).( Slide 22 ).Đặc biệt là vấn đề ô nhiểm môi trường. ( Slide 23 ). GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh hoạt động sản xuất nông nghiệp để chuyển ý sang phần 2: Nông nghiệp. ( Slide 24 ) HĐ3: Tìm hiểu đặc điểm nền nông nghiệp của Trung Quốc. Hình thức: Nhóm B1:GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Thời gian thảo luận nhóm 4 phút. * Nhóm 1: Tìm hiểu những biện pháp mà Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa nông nghiệp? * Nhóm 2: Nêu những thành tựu mà nền nông nghiệp Trung Quốc đạt được. * Nhóm 3: Dựa vào hình 10.9 nhận xét sự phân bố cây lương thực, cây công nghiệp và gia súc Trung Quốc . * Nhóm 4: Giải thích vì sao có sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây. ( Slide 25, 26 ). B2: Các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung. GV: Chuẩn hoá kiến thức sau từng nhóm trình bày xong. ( Slide 27, 28, 29, 30 ). GV: Nói thêm: Vấn đề ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp của Trun g Quốc là lũ lụt và hạn hán. Cho HS xem hình ( Slide 31 ). GV: Chuyển ý sang Phần III: Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam. HĐ4: Tìm hiểu mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam. Hình thức: Cả lớp. GV: Phương châm hợp tác:16 chữ vàng trong quan hệ Việt – Trung là gì ? HS: Quan hệ trên nhiều lĩnh vực theo phương châm: " Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai ". ( Slide 32 ). GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh từ khi Trung Quốc - Việt Nam bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay. ( Slide 33,34,35,36,37 ). I.KHÁI QUÁT: 1. Những thành tựu của công cuộc cải cách kinh tế: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới: TB 8%/năm - Tổng GDP lớn (2004: 1649,3 tỉ USD ) đứng thứ 7 thế giới. -Cơ cấu GDP thay đổi theo hướng tích cực: tăng tỉ trọng ở KV II, KV III, giảm tỉ trọng ở KV I. - Đời sống của nhân dân được cải thiện thu nhập bình quân theo đầu người:1269 USD(2004). 2. Nguyên nhân: - Tiến hành hiện đại hoá đất nước. - Giữ vững ổn định xã hội,mở rộng giao lưu - Khai thác tốt hơn các nguồn lực trong và ngoài nước. - Phát triển và vận dụng khoa học, kĩ thuật vào sản xuất kinh tế. → Nền kinh tế - xã hội Trung Quốc phát triển nhanh sau khi tiến hành công cuộc hiện đại hoá. II. CÁC NGÀNH KINH TẾ: 1.Công nghiệp: a. Biện pháp: ( Slide 14 ) b. Thành tựu: ( Slide 17 ) c. Sự phân bố: ( Slide 20 ) 2.Nông nghiệp: a.Biện pháp phát triển nông nghiệp: ( Slide 27 ) b.Thành tựu của sản xuất nông nghiệp ( Slide 28 ) c Sự phân bố:( Slide 29 ) d. Giải thích:( Slide 30 ) III. MỐI QUAN HỆ TRUNG QUỐC - VIỆT NAM: - Quan hệ trên nhiều lĩnh vực theo phương châm: " Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai ". 4.Củng cố: Bài tập trắc nghiệm ( Slide 38, 39, 40, 41 ). 5.Dặn dò và hướng dẫn HS học tập ở nhà: - Học sinh học bài cũ chu đáo. - Học sinh chuẩn bị bài mới thực hành tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc, cụ thể: + Tính trước tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới. + Xác định loại biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu của Trung Quốc và tiến hành vẽ. RÚT KINH NGHIỆM Duyệt của Ban giám hiệu

File đính kèm:

  • docbai 10 Trung quoc.doc
Giáo án liên quan