Giáo án Địa lý 11 Bài 11: Khu vực Đông nam á - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

 Diện tích: 4,5 triệu km2

Dân số: 556,2 triệu người (năm 2005)

 Gồm: 11 quốc gia

TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

I – MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học HS cần:

 1. Kiến thức

 - Biết được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á và những thế mạnh về điều kiện tự nhiên của vùng này.

- Nắm chắc đặc điểm dân cư khu vực Đông Nam á và thế mạnh của dân cư và xã hội để phát triển kinh tế xã hội của Đông Nam á

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 Bài 11: Khu vực Đông nam á - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11: Khu vực đông nam á Diện tích: 4,5 triệu km2 Dân số: 556,2 triệu người (năm 2005) Gồm: 11 quốc gia Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội I – Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần: 1. Kiến thức - Biết được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của Đông Nam á và những thế mạnh về điều kiện tự nhiên của vùng này. - Nắm chắc đặc điểm dân cư khu vực Đông Nam á và thế mạnh của dân cư và xã hội để phát triển kinh tế xã hội của Đông Nam á 2. Kĩ năng: - Biết phân tích lược đồ các nước khu vực Đông Nam á - Biết phân tích lược đồ tự nhiên và khoáng sản khu vực Đông Nam á 3. Về thái độ hành vi: - Biết được xu hướng phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam á - Tích cực tham gia vào các chính sách và xây dung mối quan hệ tốt đẹp giữa các nước trong khu vực. II – Phương pháp – Phương tiện: 1. Phương pháp: - Bản đồ, đàm thoại - Hoạt động nhóm, nêu vấn đề 2. Phương tiện: - SGK, SGV - Bản đồ các nước Đông Nam á - Bản đồ tự nhiên Đông Nam á - Phiếu học tập III – Tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ Kiểm tra bài thực hành của HS bài 10 (tiết 3) 2. Định hướng: ở những bài trước các em đã được tìm hiểu đất nước Trung Quốc với những thế mạnh về mặt tự nhiên, dân cư và xã hội cho sự phát triển kinh tế. Hôm nay cô và các em cùng nhau vượt qua sơn nguyên Tây Tạng, đến với một khu vực đầy nắng – gió và hoa. Đó chính là khu vực Đông Nam á, cùng tìm hiểu những tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực này là gì? 3. Bài mới: Thời lượng Hoạt động của thày – trò Nội dung chính * Hoạt động 1: Cá nhân + Tập thể GV treo bản đồ các nước Đông Nam á ? Quan sát bản đồ trên bảng và hình 11.1 SGK (trang 98). Hãy xác định vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực Đông Nam á ? - GV gọi một HS lên bảng xác định + Xác định khu vực Đông Nam á? + Tên và thủ đô các quốc gia? + Nằm khoảng vĩ độ và kinh độ nào? + Giáp biển và đại dương nào? + Giáp những nứơc nào trên lục địa? - GV chuẩn hoá kiến thức: + Đông Nam á là một khu vực nằm ở phía Đông Nam của Châu á gồm 11 quốc gia. Phía Bắc: Giáp Trung Quốc, ấn Độ, Phía Đông: Giáp Thái Bình Dương. Phía Nam: giáp lục địa Ôxtrâylia Phía Tây: Giáp ấn Độ Dương. + Đông Nam á gồm một hệ thống đảo và quần đảo, xen kẽ với nhau là các biển (Biển Đông, biển Xu Lu) và các vịnh (Thái Lan, Bắc Bộ) Là nơi giao lưu với các nền văn minh lớn (Trung Quốc – ấn Độ) và các quốc gia cạnh tranh (Trung Quốc, Hoa Kì, Hàn Quốc, Nhật Bản). ? Hãy đánh giá ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực đối với sự phát triển kinh tế? Đặc biệt là vai trò của biển và đại dương? - HS trả lời: - GV chuẩn hoá: * Thuận lợi: - Giao lưu với các nước trong khu vực và với các nước khác bằng đường biển. - Phát triển kinh tế biển (eo Malắcca) và những nguồn lợi từ biển mang lại (Du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản) - Nằm gần như hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyết gió mùa nên ảnh hương tới đời sống kinh tế – xã hội - Nằm giữa các nền văn minh lớn thuận lợi cho Đạo Giáo phát triển. - Nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi tạo sự hấp dẫn cho các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng. * Khó khăn: - Nằm trong khu vực vành đai động đất núi lửa Thái Bình Dương nên ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, đời sống do động đất và núi lửa. - Thế mạnh về biển và đại dương chưa được khai thác xứng với tiềm năng. - Nằm giữa hai trung tâm phát sinh bão lớn nhất thế giới (Vịnh Bengan và Thái Bình Dương) nên chịu ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sản xuất của người dân. * Hoạt động 2 : Nhóm - GV: Đông Nam á là một đơn vị tự nhiên thống nhất bao gồm hai bộ phận là Đông Nam á lục địa và Đông Nam á biển đảo, hai bộ phận này có sự khác biệt nhất định về điều kiện tự nhiên. GV xác định tên các quốc gia Đông Nam á lục địa và Đông Nam á biển đảo trên bản đồ. ? Dựa vào nội dung SGK (trang 99 – 100) và hình 11.1 (trang 98). Các nhóm hãy tìm hiểu điều kiện của khu vực Đông Nam á lục địa và Đông Nam á biển đảo? - GV chia nhóm – giao nhiệm vụ – phát phiếu học tập. + Nhóm 1 – 2 : tìm hiểu về Đông Nam á lục địa. + Nhóm 3 - 4 : Tìm hiểu về Đông Nam á biển đảo. - Các nhóm tiến hành thảo luận theo các tiêu chí sau: + Địa hình: + Khí hậu: + Thuỷ văn: + Thổ nhưỡng: + Khoáng sản: - Các nhóm tiến hành thảo luận trong 3 phút - GV gọi đại diện nhóm trình bày + gọi bổ xung, đưa thông tin phản hồi và chuẩn hoá. ? Việc phát triển giao thông của Đông Nam á lục địa theo hướng Đông – Tây có những ảnh hưởng gì đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ? - HS trả lời: - GV chuẩn hoá : Do địa hình Đông Nam á lục địa chủ yếu là hướng Tây Bắc - Đông Nam nên việc phát triển giao thông theo hướng Đông – Tây gặp nhiều trở ngại như làm nhiều hầm đường bộ, làm nhiều cầu. Tuy nhiên việc phát triển giao thông sẽ giúp giao lưu, thông thương các nước hợp tác cùng phát triển (như phát triển hành lang kinh tế Đông – Tây). * Hoạt động 3: Tập thể ? Dựa vào những đặc điểm tự nhiên của khu vực em có đánh giá về mặt thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Đông Nam á? - HS trả lời : - GV chuẩn hoá: + Với điều kiện tự nhiên như vậy Đông Nam á có thuận lợi phát triên nông nghiệp nhiệt đới, nhất là lúa nước trong đó có Việt Nam, Thái Lan và trồng một số loài rau quả nhiệt đới; + Phát triển kinh tế biển (du lịch, giao thông, xây dựng cảng biển). Một số khoáng sản như: Thiếc (chiếm 60% trữ lượng thế giới, khoảng 3,6 triệu tấn), dầu mỏ (Việt Nam, Brunây, Iđônêxia), than đá tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, + Sông ngắn và dốc có giá trị về thuỷ điện + Diện tích rừng xích đạo lớn: Khai thác lâm sản, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái I – Tự nhiên 1. Vị trí địa lí và lãnh thổ - Nằm ở phía Đông Nam Châu á. - Nằm khoảng vĩ độ :28,5oB-10,5oN; kinh độ:92oĐ - 140oĐ - Tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. - Là cầu nối giữa lục địa á - Âu với Ôxtrâylia. - Gồm một hệ thống đảo và quần đảo. - Nằm tiếp giáp với các nền văn hoá lớn và một số quốc gia kinh tế phát triển. Đánh giá : 2. Đặc điểm tự nhiên a) Đông Nam á lục địa (5 quốc gia) b) Đông Nam á biển đảo (6 quốc gia) (HS hoạt động theo bảng thông tin phản hồi) 3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam á. a) Thuận lợi: - Khí hậu, đất, mạng lưới sông ngòi thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhiệt đới. - Thuận lợi phát triển kinh tế biển. - Nhiều loại khoáng sản phục vụ cho các ngành kinh tế phát triển.

File đính kèm:

  • docDong nam a tiet 1(1).doc