Giáo án Địa lý 11 Bài 11: Nhật Bản - Tiết 1: Tự nhiên và dân cư

BÀI 11. NHẬT BẢN

TIẾT 1. TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau bài học, học sinh cần :

 1/ Kiến thức :

 - Nắm được những đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản. Hiểu được thiên nhiên của đất nước Nhật Bản không mấy thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp.

 - Nắm được những đặc điểm về dân cư Nhật Bản, ưu điểm của nó chính là thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội

 2/ Kĩ năng :

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ và bảng số liệu

 - Liên hệ với thực tế ở Việt Nam

 3/ Thái độ : Nhận thức được vai trò của nguồn nhân lực trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Từ đó ý thức sâu sắc về vấn đề phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 Bài 11: Nhật Bản - Tiết 1: Tự nhiên và dân cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 29 Giáo viên soạn : Trần Quốc Phong - Trường THPT Giồng Riềng BÀI 11. NHẬT BẢN TIẾT 1. TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau bài học, học sinh cần : 1/ Kiến thức : - Nắm được những đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản. Hiểu được thiên nhiên của đất nước Nhật Bản không mấy thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp. - Nắm được những đặc điểm về dân cư Nhật Bản, ưu điểm của nó chính là thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội 2/ Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ và bảng số liệu - Liên hệ với thực tế ở Việt Nam 3/ Thái độ : Nhận thức được vai trò của nguồn nhân lực trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Từ đó ý thức sâu sắc về vấn đề phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC : - Lược đồ tự nhiên nhật Bản - Bản đồ châu Á - Tranh ảnh có liên quan (nếu có) III. TRỌNG TÂM BÀI : Một số đặc điểm chủ yếu về tự nhiên, dân cư và tác động của chúng đến phát triển kinh tế. VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1/ Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài thực hành 2/ Định hướng bài học : Yêu cầu một sinh hãy trình bày một vài cảm nhận về đất nước Nhật Bản 3/ Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp : Thời lượng Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản cần nắm vững * GV giới thiệu khái quát đất nước Nhật Bản và giới hạn vị trí địa lí. Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục I. Điều kiện tự nhiên * Bước 1 : Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm và phân công nhiệm vụ : + Nhóm 1, 3, 5 : Tìm hiểu vị trí địa lí, vùng biển và địa hình của Nhật Bản + Nhóm 2, 4, 6 : Tìm hiểu khí hậu, sông ngòi và tài nguyên khoáng sản * Bước 2 : Đại diện học sinh trình bày, còn lại đóng góp, bổ sung. I. Điều kiện tự nhiên : - Vị trí địa lí : Nằm ở Đông Á bao gồm 4 đảo lớn : Hô-cai-đô, Hôn-su (chiếm 61% tổng diện tích), Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ. - Vùng biển : Ngư trường ấm áp (giao nhau giữa các dòng biển) tạo nên ngư trường lớn với loại cá (ngừ, thu, mòi, trích, hồi ) - Địa hình : chủ yếu là đồi núi, ít đồng bằng thường xuyên chịu tác động của hoạt động núi lửa và Thời lượng Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản cần nắm vững * Bước 3 : GV nhận xét và chuẩn kiến thức Hoạt động 2 : Tìm hiểu mục 1. Dân đông, cơ cấu dân số già Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK kết hợp với bảng 11.1 hãy : + Chứng minh Nhật Bản là nước có dân số đông, kết cấu dân số già ? Hậu quả của nó ? + Khái quát về quá trình đô thị hóa ? Tại sao tỉ lệ dân thành thị cao ? Hoạt động 3 : Tìm hiểu mục 2. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK hãy : + động đất. - Khí hậu : đa dạng, phía Bắc có khí hậu Ôn đới, phần lớn là khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn (1800mm/năm) - sông ngòi : ngắn, dốc - Nghèo tài nguyên khoáng sản (có than đá và đồng, còn lại trữ lượng không đáng kể) II. Dân cư : 1. Dân đông, cơ cấu dân số già : - Dân đông, tỉ lệ gia tăng dân số thấp (0,1%-2005) ] Kết cấu dân số già - Tuổi thọ trung bình cáo : 82 tuổi - Mật độ dân số trung bình cao : 338 người/km2 (2005) - Quá trình đô thị hóa nhanh, tỉ lệ dân thành thị cao (79%-2004) 2. Người dân cần cù, có tinh thần trách nhiệm, ham học hỏi : - Người dân làm việc tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao - Nhật Bản đầu tư lớn cho giáo dục ] Là một thế mạnh đẻ phát triển kinh tế – xã hôi Nhật Bản. V. ĐÁNH GIÁ : 1. Điểm nào sau đây thể hiện đặc điểm vị trí của Nhật Bản : a. Nằm ở khu vực Đông Á, gần các trung tâm kinh tế lớn của thế giới b. Bao bọc xung quanh là biển, nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa c.Giáp với 2 đại dương lớn là Thái bình Dương và Đại Tây Dương d. Câu a và c đúng 2. Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, thường xuyên chịu tác động của thiên tai, nhân tố nào quyết định sự phát triển nền kinh tế : a. Vị trí địa lí b. Điều kiện tự nhiên c. Nhân tố con người d. Tất cả đều đúng VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : Trả lời các câu hỏi phía sau bài và chuẩn bị bài kế tiếp Tiết PPCT : 30 Giáo viên soạn : Trần Quốc Phong - Trường THPT Giồng Riềng BÀI 11. NHẬT BẢN (tt) TIẾT 2. KINH TẾ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau bài học, học sinh cần : 1/ Kiến thức : - Nắm được những nét cơ bản về tình hình kinh tế Nhật Bản trong từng giai đoạn phát triển - Nắm được những đặc điểm và tình hình phát triển của ngành công nghiệp Nhật Bản. Hiểu được những nhân tố tạo nên sự thành công của Nhật Bản 2/ Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ và bảng số liệu 3/ Thái độ : Nhận thức được giá trị của ý chí, lòng tự cường của con người Nhật Bản. Thái độ của bản thân trước những giá trị đó. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC : - Lược đồ các trung tâm công nghiệp chính của Nhật Bản - Tranh ảnh có liên quan (nếu có) III. TRỌNG TÂM BÀI : - Tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay - Đặc điểm phát triển và phân bố của một số ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1/ Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ : Trình bày những thuận lợi và khĩ khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế ? 2/ Định hướng bài học : Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, địa hình chủ yếu là đồi núi, động đất, núi lửa, sóng thầnliên miên. Nguyên nhân nào giúp Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới ? 3/ Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp : Thời lượng Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản cần nắm vững Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục 1. Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ II : * Bước 1 : Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm và phân công nhiệm vụ : + Nhóm 1, 2, 3 : Tìm hiểu đặc điểm của từng mốc thời gian đối với nền kinh tế Nhật Bản. + Nhóm 3, 4, 5 : Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thành công của nền kinh tế ở giai đoạn sau 1973. * Bước 2 : Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác đóng góp, giáo viên chuẩn kiến thức. I. Tình hình phát triển kinh tế : 1. Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ II : + Nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng + Năm 1952 : Nền kinh tế khôi phục ngang với trước chiến tranh. + 1955-1973 : Phát triển với tốc độ cao (1950-1965 : trên 10%) + 1973 : GDP tăng gấp 20 lần so với 1950 + Nguyên nhân : . Hiện đại hóa CN, tăng vốn, gắn liền với KHKT Thời lượng Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản cần nắm vững Hoạt động 2 : Tìm hiểu mục 2. Giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ (1973-1974 và 1979-1980) Giáo viên đặt câu hỏi : + Nguyên nhân làm cho nền kinh tế Nhật giảm sút ? + Để phát triển mạnh nền kinh tế, Nhật Bản đề ra chiến lược mới như thế nào ? Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức. Hoạt động 3 : Tìm hiểu mục II. Công nghiệp : Giáo viên đặt câu hỏi : + Chứng minh Nhật Bản là cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới ? (sử dụng bảng 11.3) + Dựa vào hình 11.5, hãy xác định các TTCN lớn và kể tên các ngành công nghiệp quan trọng của từng TTCN ? Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức. . Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm từng giai đoạn (vd) . Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng. 2. Giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ (1973-1974 và 1979-1980) : Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng giảm (2,6%-1980), từ đó đề ra chiến lược mới : + Đầu tư phát triển khoa học công nghệ, đầu tư nhiều vào các ngành cần nhiều chất xám + Đầu tư mạnh ra nước ngoài + Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp vừa và nhỏ + Kết quả : Nền kinh tế được khôi phục, tốc độ tăng trưởng khá cao (5,3% ở giai đoạn 1986-1990) 3. Hiện nay : Nhật là cường quốc thứ 2 về kinh tế và tài chính (GDP 2005 đạt 4800 tỉ USD) II. Công nghiệp : - Đứng thứ 2 thế giới, dân số tham gia chiếm 30% - Tình hình phát triển : + Cơ cấu ngành đa dạng, tập trung phát triển các ngành cơng nghiệp kĩ thuật cao + Chiếm vị trí hàng đầu thế giới về máy cơng nghiệp, thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ơ tơ, vơ tuyến + Trong CCCN : Ngành chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và cơng trình cơng cộng, dệt chiếm tỉ trọng lớn. - Phân bố : Chủ yếu trên đào Hơn-su (Tơ-ki-ơ, I-ơ-cơ-ha-ma, Na-gơi-a, Ơ-xa-ca V. CỦNG CỐ : Từng phần VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : Trả lời các câu hỏi phía sau bài và chuẩn bị bài kế tiếp Tiết PPCT : 31 Giáo viên soạn : Trần Quốc Phong - Trường THPT Giồng Riềng BÀI 11. NHẬT BẢN (tt) TIẾT 2. KINH TẾ (tt) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau bài học, học sinh cần : 1/ Kiến thức : - Năm được vai trò và tình hình phát triển dịch vụ - Nắm được vai trò, đặc điểm của ngành nông nghiệp, tình hình phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp - Nắm được đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế 2/ Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng phân tích và nhận xét số liệu - Kỹ năng chọn lọc thông tin II. THIẾT BỊ DẠY HỌC : - Lược đồ phân bố sản xuất nông nghiệp Nhật Bản - Lược đồ các trung tâm công nghiệp chính III. TRỌNG TÂM BÀI : - Đặc điểm phát triển của ngành thương mại và tài chính - Đặc điểm chủ yếu của ngành nông nghiệp, tình hình phát triển và phân bố cây lúa, đánh bắt thủy hải sản. VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1/ Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ : a. Trình bày những nội dung cơ bản của hai chiến lược phát triển kinh tế ở giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ 2 và sau 1973 ? b. Chứng minh nền công nghiệp phát triển cao ? 2/ Định hướng bài học : Nhật Bản là nước có ngành công nghiệp phát triển mạnh đứng thứ 2 thế giới, còn ngành dịch vụ và nông nghiệp như thế nào ? 3/ Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp : Thời lượng Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản cần nắm vững Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục III. Dịch vụ * Bước 1 : Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm và phân công nhiệm vụ : + Nhóm 1, 2, 3 : Tìm hiểu vai trò, đặc điểm của ngành thương mại Nhật Bản. + Nhóm 3, 4, 5 : Tìm hiểu vai trò của ngành giao thông vận tải và tài chính, ngân hàng. * Bước 2 : Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác đóng góp, giáo viên chuẩn kiến thức. III. Dịch vụ : - Vai trò : Đóng góp 68% GDP - Thương mại : Đứng thứ 4 thế giới, xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm công nghiệp, nhập khẩu chủ yếu nguyên, vật liệu, nông sản. - Giao thông vận tải biển : Có vai trò đặc biệt với đội tàu buôn có trọng tải lớn, có nhiều cảng biển lớn và hiện đại. - Tài chính, ngân hàng : Đứng thứ Thời lượng Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản cần nắm vững Hoạt động 2 : Tìm hiểu mục IV. Nông nghiệp Giáo viên đặt câu hỏi : + Trình bày những đặc điểm cơ bản của ngành nông nghiệp ? + Nguyên nhân dẫn đến sự thành công của ngành nông nghiệp ? + Tình hình phát triển và vai trò của ngành trồng trọt và chăn nuôi ? + Dựa vào hình 11.6 hãy tìm nơi phân bố của một số sản phẩm nông nghiệp chính Nhật ? Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức. Hoạt động 3 : Tìm hiểu mục V. Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK và kết hợp với hình 11.6 hãy : + Nhật Bản có mấy vùng kinh tế ? Đó là những vùng kinh tế nào ? + Trình bày thế mạnh của từng vùng ? Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức. 2 thế giới, đầu tư ra nước ngoài ngày càng lớn. IV. Nông nghiệp : 1. Đặc điểm : - Giữ vai trò thứ yếu (1% GDP), tỉ trọng ngày càng giảm - DT đất ít (14% diện tích lãnh thổ) - Nền NN phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng KH-KT và công nghệ hiện đại 2. Trồng trọt : - Đóng vai trò chủ yếu, chiếm khoảng 80% giá trị tổng sản lượng nông nghiệp. - Lúa gạo là cây trồng chính, dt giảm ] ngoài ra có : chè, dâu tằm, thuốc lá, rau quả được chú trọng. 3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng hải sản : - Chăn nuôi tương đối phát triển theo hướng tiên tiến : bò, lợn, gà - Sản lượng đánh bắt hải sản hàng năm lớn (4596,2 nghìn tấn – 2003) Nghề nuôi trồng được chú trọng phát triển (tôm, rong biển, sò, trai) V. Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn : * Đảo Hôn-su : Lớn nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất, nhiều TT công nghiệp lớn * Đảo : Kiu-xiu : Phát triển Cn nặng, trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả * Đảo Xi-cô-cư : Nông nghiệp đóng vai trò chính và khai thác quặng * Đảo Hôc-cai-đô : DT rừng lớn, dân cư thưa thớt, công nghiệp chủ Thời lượng Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản cần nắm vững yếu khai thác sắt, đá, luyện kim, khai thác và chế biến gỗ, có một số trung tâm cơng nghiệp lớn V. ĐÁNH GIÁ : 1. Nền nông nghiệp Nhật Bản có những đặc điểm nổi bật nào ? tìm nơi phân bố chính của cây lúa gạo, cây công nghiệp và rau quả ? 2. Ngành dịch vụ có những đặc điểm nào ? Tại sao nói : xuất khẩu là thế mạnh của Nhật Bản ? VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : Trả lời các câu hỏi phía sau bài và chuẩn bị bài kế tiếp Tiết PPCT : 32 Giáo viên soạn : Trần Quốc Phong - Trường THPT Giồng Riềng BÀI 11. NHẬT BẢN (tt) TIẾT 2. THỰC HÀNH : TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau bài học, học sinh cần : 1/ Kiến thức : - Hiểu được tình hình hoạt động xuất, nhập khẩu của Nhật Bản và thành tựu của nó - Phân tích được tình hình hợp tác với các nước trên thế giới, cũng như việc dầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản 2/ Kĩ năng : - Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ, rèn luyện kĩ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu II. THIẾT BỊ DẠY HỌC : Biểu đồ mẫu III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1/ Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ : a. Nền nông nghiệp Nhật Bản có những đặc điểm nổi bật nào ? tìm nơi phân bố chính của cây lúa gạo, cây công nghiệp và rau quả ? b. Ngành dịch vụ có những đặc điểm nào ? Tại sao nói : xuất khẩu là thế mạnh của Nhật Bản ? 2/ Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp : a. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm ? * Bước 1 : Xử lí số liệu : Chuyển đổi số liệu từ tuyệt đối (tỉ USD) sang % : (Đơn vị : %) Năm 1990 1995 2000 2001 2004 Xuất khẩu 55.0 56.9 55.8 53.6 55.4 Nhập khẩu 45.0 43.1 44.2 46.4 44.6 (%) * Bước 2. Vẽ biểu đồ : Biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản từ 1990-2004 * Yêu cầu : Vẽ đẹp, chính xác, thể hiện đầy đủ các yêu cầu b. Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại : - Đặc điểm xuất nhập khẩu : + Xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng, xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu 1.96 lần so với 1,93 lần (1990-2004) + Xuất tăng nhanh do áp dụng triệt để thành tựu KH-KT vào sản xuất và tích cực nhập khẩu công nghệ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài + Nhập khẩu tăng do nhu cầu về nguồn nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất - Các bạn hàng chủ yếu : + Hoa Kỳ và EU là quan trọng nhất (các nước phát triển chiếm 52% tổng giá trị thương mại) + Các nước đang phát triển chiếm 45% (chủ yếu là châu Á) - Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài : Đầu tư chủ yếu vào khu vực Đông Nam Á (15,7% - Giai đoạn 1995-2001 – 22,1 tỉ USD) - Viện trợ nước ngoài : 60% tổng viện trợ cho ASEAN - Đối với Việt Nam : 1991-2004 : ODA của Nhật cho Việt Nam đạt gần 1 tỉ USD, chiếm 405 nguồn vốn ODA của nước ta. V. ĐÁNH GIÁ : VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : Trả lời các câu hỏi phía sau bài và chuẩn bị bài kế tiếp

File đính kèm:

  • docBai 11 Nhat Ban 4 tiet.doc