Bài 9
Liên Minh Châu Âu (EU)
Tiết 1: EU- Liên minh khu vực lớn trên thế giới
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức: Hiểu rõ:
+ Sự ra đời và phát triển của EU.
+ Mục đích và thể chế của EU
+ Chứng minh được EU là một trung tâm kinh tế lớn và là một tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
2. Về kĩ năng.
- Khai thác lược đồ, bảng số liệu, sơ đồ .
- Liên hệ thực tế.
9 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 Bài 9: Liên Minh Châu Âu (EU) Tiết 1: EU- Liên minh khu vực lớn trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 22/7/2008
Bài 9
Liên Minh Châu Âu (EU)
Tiết 1: EU- Liên minh khu vực lớn trên thế giới
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức: Hiểu rõ:
+ Sự ra đời và phát triển của EU.
+ Mục đích và thể chế của EU
+ Chứng minh được EU là một trung tâm kinh tế lớn và là một tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
2. Về kĩ năng.
- Khai thác lược đồ, bảng số liệu, sơ đồ .
- Liên hệ thực tế.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
- Lược đồ liên minh châu Âu
- Sơ đồ Ba trụ cột của EU theo hiệp ước Ma-xtrich (1993) và sơ đồ các cơ quan đầu não của EU.
- Các biểu đồ, các bảng số liệu trong SGK và các tranh ảnh liên quan đến bài học.
2. Học sinh
- Tìm hiểu về EU qua các phương tiện thông tin đại chúng, Internet.
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc tự ôn luyện trong hè
3. Bài mới
* GV đàm thoại gợi mở với HS về EU:
- Em có những hiểu biết gì về EU?
- Yêu cầu HS tìm hiểu phần khái quát về EU trong SGK/71
- GV bổ sung , nhấn mạnh đến một số thành tựu nổi bật nhất, có ý nghĩa nhất của EU: EU là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới, đứng hàng đầu thế giới về GDP, thành lập thị trường chung Châu Âu, sử dụng đồng tiền chung ơ -rô và đồng tiền này đã khẳng định được vị thế của nó trên thế giới và mạnh hơn so với cả đồng USD từ vài năm nay, nó đã đạt được mục tiêu kinh tế, chính trị mà EU đặt ra, máy bay E-bớt nổi tiếng của EU đang cạnh tranh có hiệu quả với máy bay Bô-ing của Hoa Kì...-> Các em hãy tìm hiểu vì sao EU ngày nay nổi tiếng là một liên kết khu vực có nhiều thành công trên thế giới?
Để trả lời câu hỏi này các em phải tìm hiểu 2 vấn đề lớn là:
- EU đã ra đời và phát triển như thế nào?
- Ngày nay EU có vai trò như thế nào trên thế giới?
Hoạt động cuả GV - HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của EU.
Bước 1: Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của EU.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: Dựa vào các kênh hình và kênh chữ trong mục 1 SGK hãy nêu lên những đặc điểm cơ bản về sự phát triển của EU.
- GV hướng dẫn HS phân tích, tổng hợp các dữ kiện và nêu lên được các đặc điểm khía quát về quá trình phát triển của EU:
+ Tròng quá trình xây dựng và phát triển EU đã mấy lần đổi tên? Vì sao lại đổi tên? DỰa vào kiến thức trong bài hãy trình bày cụ thể hoá quá trình thành lập EU đến năm 2007.
+ Xác đinh trên lược đồ Liên minh Châu Âu các nước thành viên ra nhập EU đến các năm 1995, 2004, 2007.
- GV gọi một số HS trình bày, các HS khác góp ý, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
- GV có thể bổ sung: Tư liệu địa lí/66
Bước 2: Tìm hiểu mục đích và thể chế của EU:
- GV giải thích cho HS hiểu thế nào là thể chế: là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội, buộc mọi người tuân theo.
- GV sử dụng phương pháp giảng giải, kết hợp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS dựa vào các kênh hình 9.3 hãy cho biết mục đích của EU (EU mong muốn đạt được những liên minh và hợp tác gì trong quá trình phát triển)?
- Phân tích hình 9.4 để thấy rõ cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan đầu não của EU?
- GV gọi một số HS trình bày, các HS khác góp ý, bổ sung. GV nhận xét
- GV chốt lại kiến thức.
- GV có thể bổ sung theo thông tin trong SGV NC/79
Hoạt động 2: Chứng minh EU là một tổ chức liên kết kinh tế khu vực lớn trên thế giới.
- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ
+ Nhóm 1: Phân tích các bảng 9.1,9.2, chứng tỏ Eu là một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. Có thể xử lí số liệu và điền vào bảng sau và nhận xét.
Bảng 1: Một số chỉ số cơ bản của EU so với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. (Đơn vị: số lần)
Chỉ số
EU so với Hoa Kì
EU so với Nhật Bản
GDP
Trị giá XK so với GDP
Trị giá trong XK của thế giới
+ Nhóm 2: Dựa vào nội dung 2 ở mục II bài học, hình 9.5, chứng minh EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới?
+ Nhóm 3: Dựa vào bài học và hình 9.5, phân tích vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới?
Có thể dựa vào biểu đồ lập bảng thống kê các số liệu và khẳng định vai trò của EU trên thế giới.
Các lĩnh vực
Tỉ trọng của EU so với thế giới.
- Sau khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ, GV đề nghị đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác góp ý bổ sung.
- GV nhận xét, sửa chữa và chốt lại kiến thức.
I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Sự ra đời và phát triển
- Thành lập cộng đồng kinh tế Châu Âu: Năm 1951, 6 nước: Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm-bua, CHLB Đức, I-ta-li-a và Pháp cùng liên kết để hình thành một cộng đồnh Than và Thép châu Âu. Năm 1957, 6 nước này cùng kí kết tại Rô-ma một hiệp đình hình thnàh Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC).
- Năm 1958, 6 nước này thành lập cộng đồng Nguyên tử Châu Âu nhằm mục tiêu kiểm tra và thống nhất về nghiên cứu và sử dụng năng lượng hạt nhân
- Năm 1967 Cộng động Châu Âu (EC), đã được thành lập trên cơ sở thống nhất các tổ chức: Cộng đồng Than, Thép; Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng Nguyên tử Châu âu. Năm 1973 Anh, Ailen, Đan Mạch tham gia hiệp định, năm 1981 là Hi Lạp, năm 1986 Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tham gia.
- Năm 1993, liên minh Châu Âu (EU) chính thức ra đời với hiệp định Ma-xtrich
+ Năm 1995 thêm Phần Lan, Thuỵ Điển, Áo.
+ Năm 2004: Hung-ga-ri; Xlô-va-ki-a; Lit-va; Lat-vi-a, E-xtô-ni-a. Xlo-vê-ni-a, Balan, Séc, Man-ta, Sip.
+ Năm 2007: ru-ma-ni, Bun-ga-ri
-> Kết luận: - Sau 50 năm thành lập (1957-2007), số lượng các nước thành viên của EU tăng liên tục từ 6 nước lên đến 27 nước.
- EU đã được mở rộng theo các hướng khác nhau trong không gian địa lí: lên phía Bắc (trong các năm 1973, 1995); sang phía tây (năm 1986), xuống phía nam (năm 1981) và sang phía đông (2004-2007).
- EU có mức độ liên kết, thống nhất ngày càng cao: từ những liên kết kinh tế đơn thuần trong cộng đồng kinh tế Châu Âu (1957) và cộng đồng châu Âu (1967), đến những liên kết toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, an ninh và nội vụ trong Liên minh Châu Âu (1993).
2. Mục đích và thể chế
a) Mục đích: SGK
-Liên minh Châu Âu dựa trên 3 trụ cột chính mà một trong số đó là những mục tiêu về kinh tế. Các nước thành viên không chỉ hợp tác, liên kết với nhau trên lĩnh vực kinh tế - xã hội mà còn thực hiện các chính sách chung về đối ngoại và an ninh đồng thời hợp tác chặt chẽ với nhau trong lĩnh vực luật pháp và nội vụ.
- Mục tiêu chính của liên minh kinh tế và tiền tệ là các nước thành viên sử dụng một đồng tiền chung thống nhất...
b) Thể chế: SGK
- Hội đồng châu Âu: tham gia Hội đồng châu Âu là những người đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước thành viên. Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của EU, chịu trách nhiệm xác định đường lối chính sách của Eu và chỉ đạo hướng dẫn các hoạt động của hội đồng bộ trưởng EU.
- Nghị viện Châu Âu- Quốc hội Châu Âu - có chức năng tư vấn, kiểm tra, tham gia thảo luận và ban hành quyết định về ngân sách của EU. Đây là đại diện của các dân tộc trong liên minh Châu Âu, do các công dân trong Eu trực tiếp bầu.
- Hội đồng bộ trưởng là cơ quan lập pháp của EU, có vai trò đưa ra các quyết định theo nguyên tắc đa số, đưa ra những đường lối chỉ đạo mà các cơ quan lập pháp của các nước thành viên phải phục tùng.
- Uỷ ban liên minh Châu âu: là cơ quan lâm thời của EU, hoạt động dựa trên các định ước pháp lí của Hội đồng bộ trưởng.
- Ngoài ra còn có toà án Châu âu, cơ quan kiểm toán....
II. EU- Liên kết kinh tế khu vực lớn trên thế giới
1. EU- Một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới: SGK
- Tổ chức duy nhất sử dụng đồng tiền chung.
- EU đứng đầu TG về GDP, GDP năm 2004 của EU gấp Hoa Kì 1,08 lần, gấp Nhật Bản 2,7 lần.
- Trị giá xuất khẩu so với GDP của EU gấp 3,8 lần so với HK và 2,2 lần so với NB.
- Trị giá trong XK của TG của EU gấp 4,18 lần so với HK và 6,03 lần so với NB.
-> EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của TG. Dân số chỉ chiếm 7,1% dân số TG nhưng chiếm tới 31% tổng giá trị kinh tế của TG và tiêu thụ 19% năng lượng của TG.
Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát trỉên kinh tế giữa các nước thành viên. Bên cạnh những khu vực kinh tế phát triển mạnh, năng động, nhnwgx vành đai công nghệ cao, còn có những khu vực kinh tế tăng trưởng chậm, nhnwgx khu vực còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế.
Sự cách biệt giữa khu vực giàu nhất và khu vực nghèo nhất là không nhỏ: chỉ số của khu vực giàu nhất là 187, chỉ số của khu vực nghèo nhâấ là 24 (EU là 100).
Có sự khác biệt lớn là do trình độ phát triển kinh tế của các nước trong EU còn những cách biệt và những nguồn lực cho phát triển kinh tế của mỗi nước không đồng nhất...
2. EU- Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
- Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu.
- Hiện EU đang dẫn đầu TG về thương mại, chiếm 37,7% trong xuất khẩu của TG.
- Hiện EU đã xoá bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên và có chung một mức thuế quan trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU.
- EU đang dành những ưu đãi về thương mại cho một số nước Châu Á, Ca-ri-bê và Châu Phi (tư liệu trang 58, 59).
-> EU- một tổ chức thương mại lớn hàng đầu trên thế giới.
4. Củng cố:
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Liên minh châu âu được thành lập năm nào?
A. 1951 B. 1957 C. 1973 D. 1993
2. Số lượng các nước thnàh viên tính đến năm 2007
A. 20 B. 25 C. 27 D. 29
3. Mục đích của EU là xây dựng, phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, con người, tiền vốn giữa các nước Châu Âu với các nước kinh tế phát triển trên thế giới?
A. Đúng B. Sai
* Dựa vào bảng 9.1 trả lời các câu hỏi sau
4. GDP của EU
A. Đứng đầu thế giới B. Đứng 2 thế giới
C. Đứng 3 thế giới D. Đứng 4 thế giới
5. EU đứng đầu thế giới về tỉ trọng xuất khẩu trong GDP và tỉ trọng xuất khẩu của thế giới?
A. Đúng B. Sai
5. Hướng dẫn tự học và làm bài tập
- Tìm hiểu về quá trình phát triển và mục đích của EU trên mạng Internet.
- Tìm hiểu sự hợp tác giữa EU và các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam
- Làm bài tập trong SGK/75
Ngày 25/7/2008
Bài 9
Liên Minh Châu Âu (EU)
Tiết 2: EU- Hợp tác, liên kết để cùng phát triển
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
+ Hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc hình thnàh thị trường chung châu Âu và việc sử dụng đồng tiền chung ơ -rô.
+ Chứng minh được rằng sự hợp tác liên kết đã mang lại những lợi ích kinh tế cho các nước thành viên EU.
+ Hiểu được nội dung của khái niệm liên kết vùng và nêu lên được một số lợi ích của việc liên kết vùng EU.
2. Về kĩ năng.
- Khai thác lược đồ, bảng số liệu, hình vẽ có trong bài.
- Phân tích, tổng hợp các thông tin.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
- Sơ đồ hợp tác sản xuất máy bay E-bớt.
- Sơ đồ Đường hầm Măng -sơ. Tàu con thoi sút -tơn vượt qua eo biển chỉ mất 35 phút.
- Lược đồ liên kết vùng Ma-xơ Rai - nơ.
- Các tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
2. Học sinh
- Tìm hiểu về sự hợp tác, liên kết của EU qua các phương tiện thông tin đại chúng, Internet.
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Dựa vào hình 9.2 trong SGK, trình bày sự hình thành và phát triển của Liên minh Châu Âu
Chứng minh EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới?
3. Bài mới
* GV vào bài: Yêu cầu HS cho biết những thành tựu nổi bật nhất, có ý nghĩa nhất của EU trong quá trình hợp tác liên kết để cùng phát triển? GV nhấn mạnh bên cạnh những thnàh tựu nổi bật như việc hình thnàh thị trường hcung châu Âu. việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô, việc hợp tác sản xuất máy bay E-bơt đã được nhiều người biết đến thì liên kết vùng cũng là một thành công đưcợ đánh giá cao của EU. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về thị trường chung châu Âu vớic ác chính sách thương mại của nó, hiểu về tình hình hợp tác trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, hiểu khía niệm và ý nghĩa của sự liên kết vùng ở châu Âu.
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu thị trường chung Châu Âu.
Bước 1: Tìm hiểu việc tự do lưu thông của thị trường chung châu Âu.
- Gv yêu cầu HS cả lớp cùng đọc kĩ nội dung của mục “ tự do lưu thông” và trả lời các câu hỏi sau:
+ Thị trường chung châu Âu được thiết lập năm nào? Trong thị trường châu Âu, các lĩnh vực nào được tự do lưu thông?
+ Việc thực hiện bốn mặt của tự do lưu thông có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển của EU?
+ Liệt kê vào bảng các lĩnh vực được tự do lưu thông cho các nước thành viên trong EU, nội dung và các ví dụ?
Các chính sách
nội dung
Ví dụ
1
2
3
4
+ Phân tích nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do trong lưu thông của EU.
- GV gọi HS lần lượt trả lời các câu hỏi và các yêu cầu đã đề ra. GV chuẩn kiến thức
Bước 2: Tìm hiểu sự ra đời và ý nghĩa của đồng tiền chung ơ-rô.
- GV đàm thoại gợi mở với HS:
+ Đồng tiền chung ơ-rô của Eu được đưa vào giao dịch thanh toán từ năm nào? Cho đến nay đã có những nước nào sử dụng đồng tiền chung?
+ Việc sử dụng đồng tiền chung có ý nghĩa gì? Vì sao có thể nói: Việc ra đời của đồng tiền chung ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU?
Với hệ thống câu hỏi trên GV có thể cho HS thảo luận rồi nhận xét chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của EU.
Bước 1: Tìm hiểu việc hợp tác trong sản xuất tê lửa đẩyA-ri-an và máy bay E-bớt.
- Chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu:
+ Nhóm 1: Trình bày những thành tựu cuả ngành hàng không vũ trụ của EU.
+ Nhóm 2: Dựa vào hình 9.6, hãy cho biết những biểu hiện của sự hợp tác trong sản xuất máy bay E-bớt.
+ Nhóm 3: Cho biết ý nghĩa của sự hợp tác sản xuất đó.
HS thảo luận và trình bày, Gv nhận xét và chốt lại kiến thức.
Bước 2: tìm hiểu đường hầm giao thông dưới biển Măng -sơ
- GV hướng dẫn bằng hệ thống câu hỏi:
+ Các nước EU đã hợp tác với nhau như thế nào trong các lĩnh vực về giao thông vận tải?
+ Các dự án trong lĩnh vực về giao thông vận tải đã đem lại lợi ích gì cho các nước?
+ Đường hầm Măng sơ được hoàn thành vào năm nào? vì sao nói đây là tuyến đường giao thông rất quan trọng của Châu Âu.
- HS thảo luận và trình bày, Gv nhận xét và chốt lại kiến thức.
Có thể Gv yêu cầu HS hoàn thành bảng sau:
Các dự án hợp tác
nội dung (sản phẩm)
Các bên tham gia hợp tác
Lợi ích
1. Sản xuất tên lửa
2. Sản xuất may bay
3. Đường hầm ...
Hoạt động 3: Tìm hiểu liên kết vùng ở châu Âu.
Bước 1: Chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiêm vụ:
Nhóm 1: Dựa vào phần bài viết trong SGK, hãy thảo luận và cho biết khái niệm liên kết vùng ở châu Âu. Cho biết vì sao các nước EU muốấiphts triển các liên kết vùng.
- Nhóm 2: Dựa vào 9.9, hãy nêu những biểu hiện liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ. Cho biết việc hợp tác liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ đã đem lại những lợi ích gì?
- Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức.
I. Thị trường chung châu Âu
1. Tự do lưu thông
* Nội dung:
- Từ 1/1/1993, EU đã thiết lập thị trường chung cho các nước thành viên.
- Các lĩnh vực được tự do lưu thông:
Tự do di chuyển: Mọi công dân trong EU đều có quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do chọn nơi làm việc.
Tự do lưu thông dịch vụ: Các dịch vụ như dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch được tự do hoạt động trong các nước EU. Ví dụ: Một công ty kiếm toán của Hà Lan có thể hoạt động ở Đức như một công ty ở Đức.
Tự do lưu thông hàng hoá: Các sản phẩm sản xuất hợp pháp ở một nước của EU đưcợ tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường chung châu Âu mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Tự do lưu thông tiền vốn: Bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch và thanh toán, các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hnàg trong EU.
* Lợi ích của bốn mặt tự do trong lưu thông
Xoá bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện bốn mặt lưu thông.
Thực hiện chung một số chính thương mại với các nước ngoài EU.
Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh cảu EU với các trung tâm kinh tế trên thế giới.
2. Euro - đồng tiền chung châu Âu
- 1/1/1999 đồng tiền chung ơ-rô của EU đã được đưa vào giao dịch thnah toán từ năm 1999.
- Đến năm 2006 đã có 13 nước thnàh viên EU sử dụng ơ-rô là đồng tiền chung.
- Lợi thế về việc sử dụng đồng tiền chung:
Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nôị địa chung châu Âu.
Thủ tiêu những rủi ro do chuyển đổi tiền tệ.
Tạo điều kiện thuận lợi trong chuyển giao vốn trong EU.
Đơn giản hoá công tác kế toán của doanh nghiệp đa quốc gia.
-> KL: đồng ơ-rô đã khẳng định được vị thế của nó trên thế giới. nó thúc đẩy thương mại và tăng trưởng kinh tế trong EU. Ơ-rô đã trở thành một đồng tiền mạnh cả với tư cách là phương diện thanh toán lẫn đồng tiền dự trữ. Ơ-rô đã mạnh hơn so với USD từ vài năm nay. Đến giữa năm 2006, một phần dự trữ tiền tệ của các ngân hàng trung ương thế giới là đồng ơ-rô. Có thể nói hiện nay đồng ơ-rô đã đáp ứng được mục tiêu chính trị và kinh tế mà EU đặt ra.
II. Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ
1. Sản xuất tên lửa đẩy A-ri-an và máy bay E-bớt.
- Thành tựu của ngành hàng không vũ trụ châu Âu:
Thành lập Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA). cơ quan này đã thực hiện các dự án chế tạo tên lửa đẩy A-ri-an và đưa lên quỹ đạo hơn 120 vệ tinh nhân tạo (trung bình mỗi năm phóng 8 vệ tinh).
- Biểu hiện của sự hợp tác trong sản xuất máy bay E-bớt. tổ hợp này dang rất thành công trong việc sản xuất các loại máy bay E-bơt, đang phát triển mạnh và cạnh tranh có hiệu quả với các hãng chế tạo máy bay nổi tiếng của Hoa Kì như Bô-ing.
2. đường hầm giao thông dưới biển Măng -sơ
- Được hoàn thành năm 1994.
- Có ý nghĩa quan trọng: trao đổi hàng hoá giữa nướ Anh và châu Âu.
- Sắp tới tuyến đường sắt siêu tốc được đưa vào
sử dụng sẽ cạnh tranh được với giao thông vận tải hàng không.
* Lợi ích do các hợp tác trong lĩnh vực GTVT đem lại:
- Kích thích sản xuất phát triển.
- Tăng khả năng liên kết, hợp tác giữa các nước.
III. Liên kết vùng ở châu Âu
1. Khái niệm liên kết vùng ở Châu Âu.
- Liên kết vùng châu Âu là một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá trên cơ sở tự nguyện vì lợi ích chung của các nước thma gia.
- Năm 2000, EU có khoảng 140 liên kết vùng.
* Ý nghĩa:
+ Tăng cường quá trình liên kết và nhất thể hoá ở EU.
+ Chính quyền và nhân dân ở vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng những lợi thế của mỗi nước.
+ Tưng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.
2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai - nơ
- Là liên kết ở biên giới Hà Lan, bỉ và Đức.
- Ở vùng liên kết này, hàng ngày có khoảng 300 nghìn người qua làm việc ở nước láng giềng, có tờ tạp chí bằng 3 thứ tiếng, cso trường đại học phối hợp tổ chức các khoá đào tạo chung, có đường xuyên biên giới....
4. Củng cố
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Thị trường chung châu Âu được thành lập năm nào?
A. 1960 B. 1970 C. 1980 D. 1993
2. Đồng tiền chung ơ-rô được đưa vào giao dịch thnah toán từ năm nào?
A. 1999 B. 2000 C.2001 D.2002
3. Hiện nay tất cả các nước EU sử dụng đồng tiền chung ơ-rô?
A. Đúng B. Sai
4. Đường hầm giao thông dưới biển Măng - sơ là sự hợp tác cua rnhững nước nào?
A. Anh và ĐỨc B. Anh và Pháp
C. Đức và Pháp D. Nga và Pháp
5 . Liên kết vùng có thể nằm hoàn toàn bên trong ranh giới EU hoặc có thể một phần bên ngoài ranh giới EU
A. Đúng B. Sai
5. Hướng dẫn học và làm bài tập
- Tìm hiểu về sự hợp tác của EU trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ
- Làm chi tiết các bài tập trong SGK
6. Rút kinh nghiệm sau khi giảng
File đính kèm:
- Bai EUTiett 12.doc