BÀI 9: NHẬT BẢN (tiếp theo)
Tiết 3. THỰC HÀNH
TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức
- HS hiểu và trình bày được đặc điểm của các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản: tình hình xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tác động của chúng đến sự phát triển kinh tế.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ miền, kỹ năng phân tích và xử lý số liệu.
- Nhận xét, phân tích hoạt động xuất - nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài từ bảng số liệu, bảng thông tin.
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 Bài 9: Nhật Bản (tiếp theo) - Tiết 3: Thực hành tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Trần Quý Cáp
Giáo sinh: Bùi Thanh Liêm
GVHD: Võ Thị Thu Sang
Ngày soạn: 24/02/2010
Lớp dạy:.......................
Tiết: 24
BÀI 9: NHẬT BẢN (tiếp theo)
Tiết 3. THỰC HÀNH
TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức
- HS hiểu và trình bày được đặc điểm của các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản: tình hình xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tác động của chúng đến sự phát triển kinh tế.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ miền, kỹ năng phân tích và xử lý số liệu.
- Nhận xét, phân tích hoạt động xuất - nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài từ bảng số liệu, bảng thông tin.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm và một số phương pháp khác.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với giáo viên:
- Bảng 9.5: Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản (phóng to theo SGK).
- Các bảng thông tin phóng to.
- Bản đồ các nước trên thế giới.
b. Đối với học sinh:
Chuẩn bị máy tính cá nhân, thước kẻ, bút chì.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
- Hãy chứng minh công nghiệp và dịch vụ là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản?
3. Bài mới
Để hạn chế khó khăn do thiếu tài nguyên, Nhật Bản đã mở rộng giao lưu, quan hệ với nhiều nước trên thế giới thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại. Do đó, hoạt động kinh tế đối ngoại trở thành ngành có vai trò chủ chốt trong nền kinh tế Nhật Bản. Bài thực hành hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu sâu hơn về sự phát triển của hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản qua hai hoạt động cơ bản là xuất – nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Ä Hoạt động 1: Cả lớp
- B1: GV cho HS đọc và phân tích yêu cầu của đề bài. Hãy xác định các loại biểu đồ có thể vẽ để thể hiện nội dung trên, chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất?
- B2: HS trình bày, các HS khác bổ sung
- B3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
Có thể biểu thị nội dung trên bằng nhiều dạng biẻu đồ: cột ghép, cột chồng, biểu đồ miền (giữ nguyên giá trị tuyệt đối). Nhưng phù hợp hơn cả là biểu đồ cột ghép.
- GV có thể yêu cầu 1 HS nhắc lại các bước vẽ biểu đồ cột ghép? Lưu ý HS chia khoảng cách năm.
Ä Hoạt động 2: Cả lớp/ cá nhân
- B1: GV hướng dẫn học sinh cách vẽ biểu đồ.
- B2: Hai HS lên bảng vẽ (để so sánh kết quả), các HS khác vẽ biểu đồ vào vở.
- B3: Sau khi HS đã vẽ xong, GV yêu cầu cả lớp nhận xét biểu đồ đã vẽ trên bảng và chỉnh sửa nếu cần.
1. Yêu cầu của bài thực hành
- Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
+ Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản từ 1990 – 2004
+ Nhận xét vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
2. Vẽ biểu đồ
- Các cách vẽ thể hiện đặc tính số liệu theo thời gian:
+ Biểu đồ cột ghép
+ Biểu đồ cột chồng
+ Biểu đồ miền để nguyên giá trị tuyệt đối
+ Thích hợp nhất là biểu đồ cột ghép
- Vẽ đẹp, chính xác và ghi đầy đủ tên biểu đồ, bảng chú giải.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN GIÁ TRỊ XUẤT - NHẬP KHẨU
CỦA NHẬT BẢN THỜI KỲ 1990 – 2004
1990
1995
2000
2001
2004
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Chú giải:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Ä Hoạt động 3: Cặp/ nhóm
- B1: GV yêu cầu HS đọc bảng thông tin trong SGK, kết hợp với biểu đồ đã vẽ. Hãy nêu các đặc điểm khái quát về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản theo phiếu học tập
- B2: GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận theo từng cặp.
- B3: Các nhóm trao đổi và hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 5 phút.
- B4: GV gọi đại diện một vài nhóm lên trình bày.
- GV đưa ra treo bảng thông tin phản hồi và chuẩn kiến thức cho HS.
*Em biết gì về quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.
Việt nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao từ 01/09/1973. Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ nước ta trong các lĩnh vực xoá đói, giảm nghèo, y tế, môi trường, giáo dục...
Từ 1991- 2004, nhật Bản chiếm 40% nguồn ODA của các nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Ngoại thương giữa hai nước luôn đạt giá trị cao nhất trong các nước buôn bán với Việt Nam. Trong tuyên bố chung Việt - Nhật năm 2006, hai nước đã nhất trí phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 15 tỷ USD vào năm 2010.
3. Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
a. Hoạt động xuất khập khẩu
- Nhật Bản là cường quốc thương mại lớn thứ 4 thế giới, trong đó ngành ngoại thương là hoạt động chính.
- Từ 1990 – 2004: Xuất khẩu tăng 278,1 tỉ USD. Nhập khẩu tăng 219,1 tỉ USD.
- Cán cân xuất nhập khẩu luôn dương.
- Cơ cấu các mặt hàng xuất – nhập khẩu
+ NK: Các sản phẩm nông nghiệp, nguyên liệu CN, năng lượng
+ XK: Sản phẩm CN chế biến (tàu biển, ô tô), chiếm 90% giá trị XK.
- Các bạn hàng chủ yếu: Hoa Kì, EU, các nước và lãnh thổ công nghiệp mới ở Châu Á
b. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FĐI)
- Đứng đầu thế giới.
- Chiếm vị trí quan trọng đầu tư vào các nước ASEAN.
- Giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng.
c. Viện trợ phát triển chính thức (ODA)
- Đứng đầu thế giới.
- Chiếm 60% tổng ODA quốc tế cho các nước ASEAN
* Từ 1991- 2004, Nhật Bản chiếm 40% nguồn vốn ODA của các nước đầu tư vào Việt nam.
IV. ĐÁNH GIÁ
1. Em hãy nêu tác động của hoạt động kinh tế đối ngoại đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản?
(Hạn chế khó khăn do thiếu tài nguyên, thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh, nâng cao vị thế của Nhật trên thế giới).
2. Em biết gì về quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS trong tiết thực hành.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Các em về hoàn thành bài thực hành vào vở và ôn lại bài Liên Bang Nga và bài Nhật Bản để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP
Dựa vào SGK, kết hợp với biểu đồ đã vẽ và sự hiểu biết của mình, hãy hoàn thành phiếu học tập sau:
Hoạt động kinh tế đối ngoại
ĐẶC ĐIỂM KHÁI QUÁT
Tác động đến sự phát triển KT
Tình hình xuất – nhập khẩu
Cán cân thương mại
Cơ cấu các mặt hàng X- NK
Các bạn hàng chủ yếu
FDI
ODA
THÔNG TIN PHẢN HỒI
Hoạt động kinh tế đối ngoại
ĐẶC ĐIỂM KHÁI QUÁT
Tác động đến sự phát triển KT
Tình hình xuất – nhập khẩu
- Hoạt động XNK liên tục tăng từ 1990-2004
+ XK tăng 278,1 tỉ USD
+ NK tăng 219,1 tỉ USD
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh.
- Nâng cao vị thế của Nhật Bản trên thị trường thế giới
Cán cân thương mại
Cán cân thương mại luôn luôn dương
Cơ cấu các mặt hàng X- NK
- Đa dạng:
+ NK: Các sản phẩm nông nghiệp, nguyên liệu CN, năng lượng
+ XK: Sản phẩm CN chế biến, công nghệ cao (tàu biển, ô tô), chiếm 90% giá trị XK
Các bạn hàng chủ yếu
Hoa Kì, EU, các nước và lãnh thổ công nghiệp mới ở Châu Á
FDI
Tăng nhanh và đứng đầu thế giới. Chiếm vị trí quan trọng trong đầu tư vào các nước ASEAN
ODA
Đứng đầu thế giới
Hội An ngày..... tháng.....năm 2010
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIÁO SINH THỰC TẬP
Võ Thị Thu Sang Bùi Thanh Liêm
File đính kèm:
- Nhat Ban tiet 3thuc hanh.doc