Bài 9. NHẬT BẢN
Tiết 3. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN.
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức
Hiểu và trình bày được đặc điểm của các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản: tình hình xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2. Kĩ năng
- Chọn và vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất nhập khẩu qua các năm.
- Nhận xét các số liệu, thông tin về hoạt động kinh tế đối ngoại.
3. Thái độ
Thấy được sự phát triển của hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản. Từ đó liên hệ tới Việt Nam.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3041 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 Bài 9: Nhật Bản - Tiết 3: Thực hành: tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Phan Đăng Lưu
Họ và tên sinh: Ngọc Thị Thủy
Bài 9. NHẬT BẢN
Tiết 3. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN.
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức
Hiểu và trình bày được đặc điểm của các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản: tình hình xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2. Kĩ năng
- Chọn và vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất nhập khẩu qua các năm.
- Nhận xét các số liệu, thông tin về hoạt động kinh tế đối ngoại.
3. Thái độ
Thấy được sự phát triển của hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản. Từ đó liên hệ tới Việt Nam.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Bảng 9.5 trang 84 SGK địa lí 10 cơ bản.
Các bảng thông tin trong SGK.
Bản đồ các nước trên thế giới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm ngành dịch vụ Nhật Bản?
- Trình bày đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Tại sao diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản lại giảm?
3. Dạy bài mới
Mở bài:.
Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ.
- Làm việc cả lớp
- Xác định yêu cầu của đề bài: Dựa vào bảng số liệu 9.5 SGK trang 84 vẽ, so sánh, nhận xét về giá trị xuất nhập khẩu của Nhật từ năm 1990 đến năm 2004.
1. Vẽ
- GV cho HS nhận xét bảng số liệu 9.5 ta nên vẽ biểu đồ nào thích hợp: Biểu đồ thích hợp là biểu đồ thị thể hiện giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu. Khoảng cách giữa hai đường là cán cân thương mại.
- GV hướng dẫn HS các bước vẽ biểu đồ:
- HS làm việc theo hình thức cá nhân. GV cho HS vẽ, các HS còn lại làm vào vở.
- Cả lớp nhận xét góp ý về bản đồ HS vẽ trên bảng. GV có nhận xét bao quát về kết quả làm việc của lớp và đưa ra biểu đồ hoàn chỉnh để cả lớp so sánh với kết quả làm việc của mình.
2. Nhận xét
- GV hướng dẫn HS cách nhận xét biểu đồ:
Qua biểu đồ ta thấy:
+ Giá trị xuất khẩu tăng hay giảm?
+ Giá trị nhập khẩu tăng hay giảm?
+ Giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu giá trị nào lớn hơn?
+ Giải thích tại sao Nhật có giá trị xuất lớn hơn nhập?
Hoạt động 2: Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại
- GV nêu yêu cầu của hoạt động 2 là đọc các ô thông tinvà bảng số liệu trong phần 2, kết hợp với biểu đồ đã vẽ để nê các đặc điểm khái quát về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật bản.
- HS nhận xét . Có thể làm việc theo nhóm, tranh luận để rút ra ý chính cần nêu.
- Đại diện HS báo cáo kết quả, các HS khác góp ý bổ sung. GV chuẩn kiến thức.
Đặc điểm hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản:
1. Nhật bản là 1 cường quốc về thương mại:
- Nhật bản có tổng giá trị xuất khẩu rất lớn, cụ thể năm 1990 tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 523 tỉ USD, năm 2004 đạt 1020 tỉ USD.
- Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và tổng giá trị xuất nhập khẩu đều tăng.
- Nhật Bản luôn là nước xuất siêu, cán cân thương mại luôn dương.
2. Những sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản.
a) Nhập khẩu:
- Công nghệ và kĩ thuật cao của nước ngoài.
- Các sản phẩm nông nghiệp.
- Năng lượng: than, dầu mỏ, khí thiên nhiên.
b) Xuất khẩu:
- Các sản phẩm công nghiệp
- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
3. Đối tác thương mại chủ yếu của Nhật Bản
Trong tổng giá trị mậu dịch của Nhật Bản :
- Khoảng 52% được thực hiện với các nước phát triển, trong đó nhiều nhất là Hoa Kỳ và EU.
- Trên 45% được thực hiện với các nước đâng phát triển.
4. Đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN và Việt Nam:
- Đối với các nước ASEAN Nhật Bản chiếm 15,7% tổng đầu tư nước ngoài giai đoạn 1995- 2001 với 22,1 tỉ USD. Chiếm 60% tổng viện trợ ODA quốc tế.
- Đối với Việt Nam từ 1991- 2004 Nhật Bản chiếm 40% nguồn vốn ODA các nước đầu tư vào Việt Nam với gần 1 tỉ USD.
IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét, đánh giá tinh thần làm việc của HS trong giờ thực hành. Có thể thu chấm một số bài thực hành để động viên tinh thần học tập của học sinh.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Về nhà hoàn chỉnh bài tập 1: vẽ đúng, đẹp, nhận xét biểu đồ.
- Chuẩn bị bài mới: sưu tầm các tư liệu về tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc.
File đính kèm:
- bai 9nhat ban tiet 3.doc