Giáo án Địa lý 11 cả năm (3)

Phần A:

KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KT-XH

CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC

 CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, học sinh cần:

1. Kiến thức

 -Biết được sự tương phản về trình độ phát triển về kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới.

 -Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

 -Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.

2. Kĩ năng

 -Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người.

 -Phân tích bảng số liệu về kinh tế - xã hội của từng nhóm nước.

 

doc47 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 11 cả năm (3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 Bài: 01 Tiết: 01 Ngày soạn: 24/8/2008 Phần A: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI I. MỤC TIÊU Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức -Biết được sự tương phản về trình độ phát triển về kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới. -Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. -Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức. 2. Kĩ năng -Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người. -Phân tích bảng số liệu về kinh tế - xã hội của từng nhóm nước. 3. Thái độ Xác định trách nhiệm học tập để thích ứng với cuọc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC -Phóng to các bảng 1.1, 1.2 trong SGK. -Bản đồ Các nước trên thế giới. -Chuẩn bị phiếu học tập theo mẫu: Các chỉ số Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển GDP GDP/người Tỉ trọng GDP Tuổi thọ bình quân Chỉ số HDI III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Không, chỉ giới thiệu chung về chương trình (2’) 3. Bài mới (2’) Các nước trên thế giới được xếp vào những nhóm khác nhau, với sự tương phản rõ rệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Cuộc cách mạng về khoa học công nghệ hiện đại tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, chuyển dần nền kinh tế thế giới sang một giai đoạn phát triển mới, gọi là nền kinh tế tri thức. Hoạt động 1 SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM NƯỚC Mục tiêu: Tìm hiểu sự phân chia thế giới thành các nhóm nước. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 10’ -Chia HS thành từng cặp. -Tổ chức cho HS tự đọc mục I trong SGK để có những kiến thức khái quát về các nhóm nước. -Chuẩn kiến thức và giảng giải thêm về các khái niệm: quan hệ Bắc-Nam, Nam-Nam. -Hoạt động cặp. -Sau khi đọc sách, quan sát hình 1 trang 6 để trả lời câu hỏi kèm theo. -Một số em được gọi, các em khác bổ sung. I. Sự phân chia thành các nhóm nước 1. Thế giới gồm hai nhóm nước: -Nhóm phát triển -Nhóm đang phát triển (Nhóm đang phát triển có sự phân hóa do quá trình công nghiệp hóa) 2. Phân bố: -Các nước phát triển phân bố chủ yếu ở Bắc Mĩ, Châu Âu, Australia. -Các nước đang phát triển phân bố ở phần còn lại Hoạt động 2 SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA CÁC NHÓM NƯỚC Mục tiêu: Biết được sự tương phản về trình độ phát triển về kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 15’ -Chia lớp thành 8 nhóm thảo luận. -Từng 2 nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập. -Chuẩn kiến thức và giảng giải bổ sung. -Hoạt động nhóm. -Nhóm 1 và 5: Dựa vào bảng 1.1 -Nhóm 2 và 6: Bảng 1.2. -Nhóm 3 và 7: Chỉ số xã hội. -Nhóm 4 và 8: Bảng 1.3. II. Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của các nhóm nước (Thông tin phản hồi từ phiếu học tập) Hoạt động 3 CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và tác động của nó. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 10’ -GV giải thích và làm sáng tỏ khái niệm “công nghệ cao”, đồng thời làm rõ vai trò của bốn công nghệ trụ cột trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. -Tác động của bốn công nghẹ trụ cột đến sự phát triển KT-XH thế giới? -Giảng giải mở rộng và chuẩn kiến thức. -Hoạt động cả lớp. -Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là gì? -Trả lời câu hỏi cuối mục. III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại 1. Đặc trưng: Sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao (công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới, với hàm lượng tri thức cao). 2. Tác động: -Làm xuất hiện nhiều ngành mới, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. -Làm cho nền kinh tế thế giới chuyển dần sang một nền kinh tế mới được gọi là nền kinh tế tri thức. 4. Kiểm tra đánh giá (4’) 1/ Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển KT-XH của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển. 2/ Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền KT-XH thế giới. 5. Hoạt động nối tiếp (1’) Học bài, làm bài tập số 3 SGK trang 9, chuẩn bị bài học mới. V. THÔNG TIN PHẢN HỒI *Các thuật ngữ: -GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm trong nước. -FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. -ODA (Official Develoment Assistance): Viện trợ phát triển chính thức. -HDI (Human Development Index): Chỉ số phát triển con người. -NICs (New Industrial Countries): Các nước công nghiệp mới 1/ Phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Ghi kết quả thảo luận nhóm vào bảng sau: Các chỉ số Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển GDP Lớn Nhỏ GDP/người Cao Thấp Tỉ trọng GDP KV I: Thấp, KV III: Cao KV I: Còn cao, KV III: Thấp Tuổi thọ bình quân Cao Thấp Chỉ số HDI Cao Thấp 2/ Bài tập số 3 – SGK: a/ Vẽ biểu đồ Biểu đồ đường biểu diễn biểu hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển qua các năm (đ/vị: tỉ USD) b/ Nhận xét: Nhìn chung trong hơn 10 năm tăng hơn gấp đôi. Thời kì 1990 – 1998 tăng rất nhanh, thời kì 1998 – 2000 chậm lại, sau đó bắt đầu tăng nhanh trở lại. VI. RÚT KINH NGHIỆM .. Tuần: 02 Bài: 02 Tiết: 02 Ngày soạn: 31/8/2008 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức -Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa, khu vực hóa và hệ quả của nó. -Biết lí do hình thành liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. 2. Kĩ năng -Sử dụng bản dồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số liên kết kinh tế khu vực. -Phân tích bảng 2 dể nhận biết các nước thành viên, quy mô về số dân, GDP của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. 3. Thái độ Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó, xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa phương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC -Bản đồ Các nước trên thế giới. -Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thế giới (có thể dùng kí hiệu để thể hiện trên nền bản đồ Các nước trên thế giới). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (6’) -Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển KT-XH của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển. -Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền KT-XH thế giới. 3. Bài mới (mở bài 1’) Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế; đồng thời tạo ra những động lực thúc đẩy sự ăng trưởng và phát triển kinh tế thế giới. Ta tìm hiểu rõ trong bài học hôm nay. Hoạt động 1 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ Mục tiêu: Nắm vững được các biểu hiện và thấy được hệ quả của việc toàn cầu hóa kinh tế. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 15’ -Thuyết giảng về nguyên nhân và khái niệm toàn cầu hóa. -Chia lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ là mỗi nhóm nghiên cứu và trình bày trước lớp một biểu hiện của toàn cầu hóa. -Sau khi chuẩn kiến thức, hỏi chung cả lớp hệ quả hai mặt của toàn cầu hóa là gì? -Hoạt động nhóm: Khai thác kiến thức trong sách để rút ra kết luận cần thiết. -Nhóm 1 và 5: mục a -Nhóm 2 và 6: mục b -Nhóm 3 và 7: mục c -Nhóm 4 và 8: mục d -Đại diện nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác cho ý kiến. I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế 1. Toàn cầu hóa kinh tế được biểu hiện: a.Thương mại thế giới phát triển mạnh b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng d. Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn 2. Hệ quả của việc toàn cầu hóa kinh tế a. Tích cực b.Mặt trái của TCH Hoạt động 2 XU HƯỚNG KHU VỰC HÓA KINH TẾ Mục tiêu: Nguyên nhân hình thành, các khu vực tiêu biểu và hệ quả. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 15’ -Thuyết giảng về nguyên nhân và khái niệm về khu vực hóa. -Cho HS tìm các nước thành viên của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên bảng đồ Các nước trên thế giới (GV dùng kí hiệu vạch ra). -Khu vực hóa kinh tế có những mặt tích cực nào và đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia? Liên hệ VN trong mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN hiện nay. -Hoạt động cả lớp. -Dựa vào bảng 2 để so sánh về quy mô dân số, GDP các khối với nhau. -Dựa vào mục II.2 cùng trao đổi. II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực -NAFTA (1994,3) -EU (1957,27) -ASEAN (1967,10) -APEC (1989,21) -MERCOSUR (1991,5) - 2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế (theo pp phân tích SWOT) a. Ưu điểm, cơ hội (Strengths, Opportunities) b. Nhược điểm, nguy cơ (Weaknesses, Threats) 4. Củng cố - đánh giá (6’) 1/ Điền vào ô trống chữ B tương ứng với ý thể hiện sự biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế, hoặc chữ H là những ý thể hiện hệ quả: Thương mại quốc tế phát triển mạnh. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ. Các công ti quốc gia chi phối nhiều ngành kinh tế. Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh. Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo. 2/ Hoàn thành bảng Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực theo mẫu sau: Tên tổ chức Năm thành lập Số thành viên Vị trí số dân Vị trí GDP 3/ Tìm hiểu Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC). 5. Hoạt động nối tiếp (1’) Học bài, làm các bài tập, chuẩn bị bài học mới V. THÔNG TIN PHẢN HỒI 1/ Thương mại quốc tế phát triển mạnh. (B) Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. (H) Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ. (H) Các công ti quốc gia chi phối nhiều ngành kinh tế. (B) Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước. (H) Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. (B) Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh. (B) Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo. (H) 2/ Tên tổ chức Năm thành lập Số thành viên Vị trí số dân Vị trí GDP NAFTA 1994 3 4 2 EU 1957 27 3 3 ASEAN 1967 10 2 4 APEC 1989 21 1 1 MERCOSUR 1991 5 5 5 *Các thuật ngữ: -EWEC (East West Economic Corridor): Đường hành lang kinh tế Đông Tây gồm 13 tỉnh thuộc 4 nước Myanmar (đi qua 2 tỉnh Mawlamyine, Myawaddy),Thailand (đi qua 7 tỉnh phía Bắc), Laos (đi qua tỉnh Savannakhet) và Vietnam (đi qua 3 tỉnh và thành phố Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng). -WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới. -IMF (International Monetery Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế. -WB (World Bank): Ngân hàng thế giới. -NAFTA (North American Free Trade Agreement): Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. -EU (European Union): Liên minh châu Âu. -ASEAN (Association of South East Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. -APEC (Asia Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương. -MERCOSUR (Mercado Común del Sur): Thị trường chung Nam Mĩ. VI. RÚT KINH NGHIỆM . Tuần: 3 Bài: 3 Tiết: 3 Ngày soạn: 7/9/2008 MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức -Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóa sân số ở các nước phát triển. -Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. -Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình và chống nguy cơ chiến tranh. 2. Kĩ năng Phân tích được các bảng số liệu và liên hệ với thực tế. 3. Thái độ Nhận thức được: để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC -Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và ở Việt Nam. -Một số tin, ảnh thời sự về chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên thế giới. -Phiếu học tập: Vấn đề môi trường Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Biến đổi khí hậu toàn cầu Suy giảm tầng ôdôn Ô nhiễm nguồn nước ngọt Ô nhiễm biển, đại dương Suy giảm đa dạng sinh vật III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (6’) -Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn dẫn đến những hệ quả gì? -Xác định các nước thành viên của tổ chức ASEAN trên bản đồ. 3. Bài mới (mở đầu 1’) Cùng với việc bảo vệ hòa bình, nhân loại hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu như: bùng nổ dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trườnggây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ta tìm hiểu kĩ trong bài học này. Hoạt động 1 TÌM HIỂU VỀ DÂN SỐ Mục tiêu: Nắm vững đặc điểm, hậu quả của bùng nổ dân số, già hóa dân số và hậu quả của nó. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 15’ -Chia lớp ra 6 nhóm thảo luận 2 nhiệm vụ sau: +Vấn đề bùng nổ dân số (Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả). +Vấn đề già hóa dân số (Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả). -HS trình bày kết quả thảo luận, GV chuẩn kiến thức và liên hệ với chính sách dân số ở VN. -Hoạt động nhóm. -Các nhóm 1,3,5 đọc mục I.1, bảng 3.1 thảo luận và trả lời theo câu hỏi của sách -Các nhóm 2,4,6 đọc mục I.2, bảng 3.2 thảo luận và trả lời theo câu hỏi của sách (Lưu ý là phân tích bảng theo chiều dọc chứ không phải chiều ngang. Ví dụ bảng 3.1 giai đoạn 60-65, các nước đang phát triển gấp 1.9 lần các nước phát triển và gấp 1.2 lần thế giới). -Lần lượt cử đại diện nhóm trình bày. I. Dân số 1. Bùng nổ dân số -Nửa sau XXes dân số thế giới tăng nhanh. Năm 2005: 6.477 triệu người. -Bùng nổ dân số chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển. -Gây sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống và tài nguyên môi trường. 2.Già hóa dân số -Dân số thế giới đang có xu hướng già đi. -Sự già hóa dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển. -Nguy cơ thiếu lao động, chi phí cho người già Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ MÔI TRƯỜNG Mục tiêu: Nắm được hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp về các vấn đề của môi trường. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 10’ -Phát phiếu học tập cho cả lớp và yêu cầu làm theo mẫu. -Lấy kết quả, nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. -Hoạt động cá nhân. -Có thể trao đổi trên cơ sở thông tin SGK và hiểu biết cá nhân điền kết quả vào phiếu học tập. -Một số em lên bảng điền kết quả. II. Môi trường 1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn 2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương 3. Suy giảm đa dạng sinh vật (Nội dung ở phiếu học tập) Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC Mục tiêu: Hiểu được sự cấp thiết phải bảo vệ hòa bình và chống nguy cơ chiến tranh. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 6’ -Đàm thoại mở . -Ngoài những vấn đề đã tìm hiểu ở trên, hiện nay thế giới còn có những vấn đề nào cần quan tâm giải quyết nữa? -Từ những hiểu biết của em, hãy cho những ví dụ cụ thể. -Chúng ta cần phải làm gì để hạn chế và giải quyết những vấn đề đó? -Tiểu kết. -Hoạt động cả lớp. -Với những hiểu biết của mình, hãy cùng trao đổi với GV.Ví dụ: +Xung đột sắc tộc ở đâu, tôn giáo ở đâu, khủng bố ở đâu? +Mức độ như thế nào được gọi là nghiêm trọng? (Ngày 11/9/2001 tại Trung tâm Thương mại New York chết 2.749 người) III. Một số vấn đề khác 1. Các vấn đề: -Xung đột sắc tộc -Xung đột tôn giáo -Khủng bố -Hoạt động kinh tế ngầm 2.Trách nhiệm của chúng ta -Thành lập các cơ quan cảnh sát quốc tế -Cam kết đoàn kết chống chủ nghĩa li khai dân tộc, chủ nghĩa khủng bố quốc tế và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan. 4. Củng cố - đánh giá (5’) 1/ Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển. 2/ Trình bày lại nội dung phiếu học tập về vấn đề môi trường. 5. Hoạt động nối tiếp (1’) Trả lời câu hỏi và làm bài tập trang 16 SGK. Chuẩn bị bài thực hành. V. THÔNG TIN PHẢN HỒI 1/ Phiếu học tập: Vấn đề môi trường Biểu hiện Nguyên nhân Hậu quả Biến đổi khí hậu toàn cầu Nhiệt độ Trái Đất tăng lên Khí thải công nghiệpgây hiệu ứng nhà kính Băng tan ở hai cực, nước biển dâng, mất đất Suy giảm tầng ôdôn Tầng ôdôn mỏng, xuất hiện lỗ thủng Khí thải CFCS, SO2 trong công nghiệp Tia tử ngoại Ô nhiễm nguồn nước ngọt Dòng sông đen Chất thải công nghiệp, sinh hoạt Thiếu nước sạch Ô nhiễm biển, đại dương Thủy triều đen Chất thải công nghiệp, đắm tàu dầu Giảm sút tài nguyên biển Suy giảm đa dạng sinh vật Sinh vật tuyệt chủng, hệ sinh thái biến mất Khai thác bừa bãi, quá mức tài nguyên rừng, biển Mất nhiều nguồn gen, thực phẩm, dược phẩm quí 2/ Gợi ý trả lời câu hỏi 2 cuối bài học: Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại. Môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó có con người tồn tại, phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại. VI. RÚT KINH NGHIÊM .. Tuần: 4 Bài: 4 Tiết: 4 Ngày soạn: 14/9/2008 THỰC HÀNH TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển. 2. Kĩ năng Thu thập và xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo về một số vấn đề mang tính toàn cầu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC -Một số ảnh về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, quản lí, kinh doanh. -Đề cương báo cáo phóng to. -Sử dụng phương pháp phân tích SWOT. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển. 3. Bài mới Hoạt động 1 TÌM HIỂU NHỰNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Mục tiêu: Xác định những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 3’ 7’ -Đàm thoại gợi mở với ô kiến thức 1 làm ví dụ minh họa cho các ô kiến thức sau -Chia lớp thành 6 nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí, giao nhiệm vụ và nêu yêu cầu: Đọc thông tin ở ô kiến thức, kết hợp với hiểu biết cá nhân để rút ra kết luân về 2 nội dung những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đang đặt ra với các nước đang phát triển. -Lắng nghe, trả lời, ghi chép vào phần trả lời cho ô kiến thức 1. -Hoạt động nhóm: Các nhóm trao đổi, bàn luận về các kết luận của từng cá nhân trong nhóm, cuối cùng thống nhất kết luận chung. (Nhóm 1: ô kiến thức 2, nhóm 2: ô kiến thức 3, ) 1. Tự do hóa thương mại -Mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển. -Trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. 2. Cách mạng khoa học-CN -Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức. -Nguy cơ tụt hậu xa hơn về trình độ phát triển kinh tế. 3. Sự áp đặt lối sống, văn hóa của các siêu cường -Tiếp thu các tinh hoa văn hỏa của nhân loại. -Giá trị đạo đức bị biến đổi theo hướng x6ú, đánh mất bản sắc dân tộc. Hoạt động 2 TRÌNH BÀY BÁO CÁO Mục tiêu: Trình bày được kết quả thảo luận bằng văn bản báo cáo. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 20’ -GV và các nhóm khác nhận xét góp ý, bổ sung -GV tổng kết: Cơ hội: +Khắc phục các khó khăn, hạn chế về vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, công nghệ. +Tận dụng các tiềm năng của toàn cầu để phát triển đất nước. +Gia tăng tốc độ phát triển. Thách thức: +Chịu sự cạnh tranh quyết liệt hơn. +Chịu nhiều thua tiệt, rủi ro như tụt hậu, nợ nần, ô nhiễmthậm chí đánh mất nền độc lập. -Các nhóm lần lượt cử đại diện lên báo cáo bằng cánh điền vào phần ô kiến thức liên quan, về cơ hội và thách thức. 4. Chuyển giao công nghệ -Tiếp nhận đầu tư, công nghệ, hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật. -Trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển. 5. Toàn cầu hóa trong công nghệ -Đi tắt đón đầu, từ đó có thể đuổi kịp các nước phát triển -Gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài, nguy cơ tụt hậu 6. Chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại -Thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, hòa nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới. -Sự cạnh tranh trở nên quyết liệt, nguy cơ hòa tan. 7. Sự đa phương hóa, đa dạng hóa -Tận dụng tiềm năng, thế mạnh toàn cầu để phát triển đất nước. -Chảy máu chất xám, gia tăng tốc độ cạn kiệt tài nguyên. 4. Củng cố - đánh giá (5’) -GV kết luận chung về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển. -Đánh giá kết quả tiết học, đánh giá tinh thần làm việc của các nhóm. 5. Hoạt động nối tiếp (1’) GV yêu cầu HS về nhà hoàn thiện bài viết. Chuẩn bị bài học mới. V. RÚT KINH NGHIÊM .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần: 5 Bài: 5 Tiết: 5 Ngày soạn: 21/9/2008 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC Tiết 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức -Biết được châu Phi khá giàu khoáng sản, song có nhiều khó khăn do khí hậu khô, nóng, tài nguyên môi trường bị cạn kiệt, tàn phá -Dân số tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn, song chất lượng cuộc sống thấp, bệnh tật, chiến tranh đe dọa, xung đột sắc tộc. -Kinh tế tuy có khởi sắc, nhưng cơ bản phát triển còn chậm. 2. Kĩ năng Phân tích lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của châu Phi. 3. Thái độ Chia sẻ với những khó khăn mà người dân châu Phi phải trải qua. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC -Bản đồ địa lí tự nhiên châu Phi, bản đồ kinh tế chung châu Phi. -Tranh ảnh về cảnh quan và con người, một số hoạt động kinh tế tiêu biểu của người dân châu Phi (nếu có) -Phiếu học tập Các vấn đề Đặc điểm Ảnh hưởng -Dân số -Mức sống -Vấn đề khác III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) Kiểm tra 1 số bài báo cáo tiết trước. 3. Bài mới (mở bài 1’) Châu Phi – châu lục nghèo đói, xung đột, bệnh tậtTại sao châu lục đã từng có những nền văn minh rực rỡ xuất hiện sớm nhất trong lịch sử của xã hội loài người đến nay lại có thực trạng như vậy? Ta tìm hiểu thử tại sao! Hoạt động 1 TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN Mục tiêu: Thấy được khó khăn về điều kiện tự nhiên và một số giải pháp cần thiết để khắc phục khó khăn. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 10’ -Dựa vào hình 5.1 và thông tin của SGK trình bày những thuận lợi, khó khăn do tự nhiên gây ra và nêu các giải pháp khả thi để khắc phục. -GV đưa thêm một số ví dụ để làm rõ, chuẩn kiến thức. -Hoạt động cặp đôi -Một số em đại diện trả lời, kết hợp chỉ bản đồ. -Các em khác góp ý, bổ sung. I. Một số vấn đề về tự nhiên -Phần lớn lãnh thổ có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và savan gây khó khăn lớn cho sự phát triển. -Mặc dù tài nguyên khoáng sản và rừng giàu có nhưng bị khai thác mạnh dẫn đến bị cạn kiệt và môi trừong bị tàn phá. -Các biện pháp khắc phục Hoạt dộng 2 TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI Mục tiêu: Thấy được những khó khăn, hạn chế về dân cư và xã hội của châu Phi và những biện pháp khắc phục. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 15’ -Chia lớp làm 6 nhóm và giao nhiệm vụ. -Dân cư và xã hội châu Phi tồn tại những vấn đề gì cần giải quyết? -GV chuẩn kiến thức. -Hoạt động nhóm -Dựa vào thông tin của SGK, phân tích bảng 5.1 để hoàn thành phiếu học tập. -Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. -Các nhóm khác góp ý, bổ sung. II. Một số vấn đề về dân cư và xã hội (phiếu học tập ở phần thông tin phản hồi) Hoạt động 3 TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ Mục tiêu: Thấy được thực trạng, nguyên nhân của tình trạng chậm phát triển về kinh tế của châu Phi. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 10’ -Trình bày thực trạng nền kinh tế châu Phi theo cấu trúc: +Thành tựu đạt được +Hạn chế +Nguyên nhân +Các giải pháp -GV chuẩn kiến thức. -Hoạt động cả lớp -HS phân tích bảng 5.2 và nội dung SGK để trả lời câu hỏi. III. Một số vấn đề về kinh tế -Thành tựu: Tốc độ tăng trưởng GDP cao, ổn định. -Hạn chế: Qui mô nền kinh tế nhỏ bé so với qui mô dân số nên còn nghèo. -Nguyên nhân: Sự kìm hãm của chủ nghĩa thực dân, xung đột sắc tộc, sự quản lí yếu kém về mặt nhà nước. -Các giải pháp 4. Củng cố - đánh giá (4’) 1/ Để thoát khỏi tình trạng kém phát triển, các nước châu Phi cần tực hiện những giải ph

File đính kèm:

  • docGiaoan11rathay4cot.doc