A . KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI
Bài 1 : SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG
Tuần 1 Tiết 1 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
Ngày dạy:
.
I. Mục đích:
1. Kiến thức : - Giúp học sinh biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước : phát triển, đang phát triển, công nghiệp mới .
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại .
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự phát tiển kinh tế: Xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế , hình thành nền kinh tế tri thức .
2. Kĩ năng: - Phân tích bảng thống kê để rút ra các kiến thức cần thiết về GDP/ Người GDP theo khu vực kinh tế của các nhóm nước , tổng nợ nước ngòai của nhóm nước đang phát triển , chỉ số HDI
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 chương trình chuẩn - Bài 1, 2, 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A . KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI
Bài 1 : SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG
Tuần 1 Tiết 1 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
Ngày dạy:
...................................
I. Mục đích:
1. Kiến thức : - Giúp học sinh biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước : phát triển, đang phát triển, công nghiệp mới .
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại .
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự phát tiển kinh tế: Xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế , hình thành nền kinh tế tri thức .
2. Kĩ năng: - Phân tích bảng thống kê để rút ra các kiến thức cần thiết về GDP/ Người GDP theo khu vực kinh tế của các nhóm nước , tổng nợ nước ngòai của nhóm nước đang phát triển , chỉ số HDI
3.Thái độ : Xác định trách nhiệm để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại .
II. Phương tiện dạy học: - GV: giáo án, sách giáo khoa,bảng số liệu phóng to từ sách giao khoa ( 1.1, 1.2 , 1.3 )
- HS : SGK .
III. Hoạt động dạy và học : - Vào lớp ổn định lớp ( 1p )
- Vào bài mới ( 5p ) : Lớp 10 các em đã học xong địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội cơ bản ; Năm nay, lớp 11 các em sẽ được học cụ thể hơn về nền kinh tế - xã hội của nhóm nước, và một số nước trên thế giới . Chương trình địa lí 11 chia làm 2 phần (A , B) phần A khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới và bài học đầu tiên là: >
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
10p
15p
7p
Hoạt động 1: Tìm hiêu sư phân chia thế giới thành các nhóm nước
- GV cho HS đọc sách giáo khoa mục I để có những kiến thức khái quát về các nhóm nước .
- Tiếp theo GV cho HS làm việc theo nhóm cặp đôi yêu cầu quan sát H1 nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo GDP bình quân đầu người ( USD/ Người )
- GV yêu cầu 1 vài HS trình bày; GV đánh giá, giới thiệu thêm về nước công nghiệp mới
( NIC ) và chuẩn kiến thức cho HS
Hoạt động 2: Tìm hiêu về sự tương phản về sự phát triển KT- XH của các nhóm nước :
- Gv chia lớp (6 nhóm) làm việc với bảng số liệu: 1.1, 1.2 , 1.3
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả(từng nhóm).
GV đánh giá và chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiên đại:
- GV giảng giải về đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại .
- So sánh sự khác nhau với cách mạng khoa học kĩ thuật .
+ Đặc trưng của cuộc cách mạng KH-CN là đổi mới công nghệ .
+ Đặc trưng của cuộc cách mạng KH-KT là : đưa lực lượng SX từ nền SX cơ khí chuyển sang nền SX đại cơ khí và tư động hóa cục bộ .
+ Công nghệ cao : Là dựa trên nền tảng tri thức . Với 4 trụ cột công nghệ chính : CN sinh học , CN vật liệu , CN năng lượng , CN thông tin .
- GV cho HS làm việc theo cặp, thảo luân theo yêu cầu : Tìm hiểu cuộc cách mạng KHC Nghệ hiện đại có tác động như thế nào đến đời sống tinh thần vật chất của
nhân loại ?.
-HS trình bày( 2HS ) để so sánh
- GV đánh giá và chuẩn kiến thức .
HS đọc SGK muc I
HS dựa vào H1 để trình bày sự phân bố
N1: làm việc với bảng 1.1(SGK)
N2: làm việc với bảng số liệu 1.2
N3: Làm việc với bảng số liệu 1.3 .
N4, N5, N6 tìm hiểu tương tự như: N1, N2 , N3.
HS lắng nghe .
Tạo ra sản phẩm vô cùng lớn với nền kinh tế pt theo hướng công nghệ
đầu tư trí tuệ , thay thế
lao động chân tai = máy
I. Sự phân chia các nhóm nước :
- Có > 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau / TG, được chia thành 2 nhóm nước PT và đang PT .
- Trong nhóm nước đang PT một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ nhất định về công nghiệpà CN mới ( NICs ) như : Hàn Quốc , Xingapo, Đài Loan, Braxin, Ac –hen –ti-na ...
II . Sự tương phản về trình độ phát triển KT – XH của các nhóm nước :
Nhóm nước phát triển :
-GDP/ Người cao
- GDP/ Người KV1 thấp, KV3 cao
- Tuổi thọ TB cao, so với TG là 9T.Vào năm 2005 tuổi thọ TB đạt 76T
-Chỉ số HDI cao đạt 0,885 (2003 )
- Đầu tư vào các nước khác ở lĩnh vực thế mạnh của mình .
- Đầu tư ra nước ngoài và nhận giá trị đầu tư lớn .
Nhóm nước đang phát triên :
- GDP / Người thấp .
- GDP / Người KV1 cao , KV3 thấp .
- Tuổi thọ TB thấp so với TG là 2T và so với các nước phát triển là 11T.
- Chỉ số HDI thấp đạt là 0,694 (2003)
-Chủ yếu nhận đầu tư từ nước ngoài .
- Nợ nước ngoài và khó có khả năng thanh toán
III . Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại :
- Thời gian xuất hiện cuối Tk XX đầu Tk XXI với nhiều thành tựu khoa học mới, với hàm lượng tri thức cao, từ 4 trụ cột công nghệ chính: CN sinh học ,CN vật liệu, CN năng lượng, CN thông tin .
- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại làm xuất hiện nhiều ngành mới, nhất là ở lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tạo một bước chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế .
- Cuộc CMKH Công Nghệ chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang một loại hình kinh tế mới, dựa trên tri thức, kĩ thuật cao .
IV. Đánh giá: (5p)
Câu 1: Đầu tư ra nước ngoài của các nước phát triển có đặc điểm là :
A. Giá trị đầu tư lớn B. Có sự đầu tư đan xen .
C. Đầu tư vào các nước khác ở lĩnh vực thế mạnh của mình D. Tất cả các đặc điểm trên .
Câu 2: Các nước đang phát triển hiện nay chủ yếu nằm ở :
A. Bắc bán cầu . B. Nam bán cầu .
C. Tây bán cầu . D. Đông bán cầu.
Câu 3 : Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là:
Quá trình đổi mới công nghệ .
Đưa lực lượng sản xuất vào quá trình tự động hóa cục bộ .
C. Đưa lực lượng sản xuất vào nền sản xuất đại cơ khí
D. Xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao .
V. Hoạt động nối tiếp : - HS về nhà làm bài tập 3 trang 9 SGK ; Xem trước bài mới (Xu hướng toàn cầu hóa , khu vực hóa kinh tế )
A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI
Bài 2 : XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA , KHU VỰC HÓA KINH TẾ
Tuần 2 Tiết 2 ................................................... Ngày dạy:
I. Mục đích:
1. Kiến thức: - Giúp HS trình bày được các hiện tượng toàn cầu hóa khu vực hóa và hệ quả của toàn cầu hóa .
- Biết được lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực
2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ TG để nhận biết lảnh thổ của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực . 3.Thái độ : - Nhận biết tính tất yếu của toàn cầu hóa , khu vực hóa . Từ đó xác định
Trách nhiệm của bản thân trong học tập và đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội tại địa phương .
II. Phương tiện dạy học : - GV: giáo án , sách giáo khoa , bản đồ hành chính TG
- HS : SGK .
III . Hoạt động dạy và học : - Vào lớp ổn định lớp (1p)
- Kiểm tra bài củ: Trình bày sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nhóm nước phát triển và đang phát triển ?.
- Vào bài mới: Các cty Hon da, coca – cola, No-ki-A, Sam- Sung, ToSiBa... là của nước nào ? mà hầu như có mặt / toàn TG à Đó là dấu hiệu của toàn cấu hóa, vậy toàn cầu hóa là gì?. Đăc trưng của toàn cầu hóa như thế nào?.Toàn cầu hóa và khu vực hóa có gì khác nhau ?.-Thì bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu .
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cơ bản
10p
6p
10p
6p
- Hoat động 1: Tìm hiểu xu hướng toàn cầu hóa .
- GV làm rõ nguyên nhân của toàn cầu hóa kinh tế và giải thích thuật ngữ “ toàn cầu hóa”
- Tiếp theo GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu nghiên cứu và trình bày những biểu hiện của toàn cầu hóa.
- GV cho HS đại diện nhóm trình bày, các HS khác bổ sung .
- GV đánh giá và chuẩn kiến thức
-Hoạt động 2: (cặp )
- Yêu cầu tìm hiểu về: Hệ quả của toàn cầu hóa (Tích cực và tiêu cực)
- HS trình bày kết quả(2HS)
để so sánh .
- GV đánh giá và chuần kiến thức
Hoạt động 3 (cá nhân) :
-GV đặc câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến hình thành tổ chức liên kết khu vực kinh tế?.
- Tiếp theo GV treo và giới thiệu bđ hành chính khu vực TG .
- GV giới thiệu các tổ chức quốc tế và định vị trên bản đồ một số nước liên kết trong tổ chức đó .
-GV yêu cầu HS về nhà kẻ bảng vào tập (một số tổ chức liên kết kt KV) .
Hoạt động 4: (cặp / nhóm).
-HS thảo luận theo 2 vấn đề : Tích cực và tiêu cực .
- HS trình bày (2HS) để so sánh kết quả .
- GV đánh giá và chuẩn kiến thức
- N1: Tìm hiểu về thương mại phát triển mạnh mẽ .
- N2 : ..Đầu tư nước ngoài tăng nhanh .
- N3: ..Thị trường tài chính quốc tế mở rộng .
- N4: ... Các Cty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
Hai HS gần nhau cùng thảo luận về một vấn đề .
- Do sự pt không đồng điều và sức ép cạnh tranh trong KV và trên TG những quốc gia có những nét tương đồng chung đã liên kết lại với nhau , hợp tác cùng pt .
-HS dựa vào nội dung SGK
I. Xu hướng toàn câu hóa kinh tế:
- Khái niệm: TCH là quá trình liên kết các quốc gia / TG về nhiều mặt từ kinh tế văn hóa khoa học ......
1. Toàn cầu hóa kinh tế :
- Nguyên nhân : Do tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. Do nhu cầu phát triển từng nước, xuất hiện các vấn đề mang tính toàn cầu đồi hỏi hợp tác quốc tế giải quyết .
- Những biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế :
a. thương mại TG phát triển mạnh .
b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh .
c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng .
d. Các công ty xuyên quốc gia ngày càng có vai trò càng lớn .
2. Hệ quả của việc toàn cầu hóa kinh tế :
- Tích cực: +Thúc đẩy SX pt nâng cao tốc độ pt kinh tế .
+Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ .
+ Tăng cường hợp tác giữa các nước theo hướng ngày càng toàn diện trên phạm vi toàn cầu .
- Tiêu cực: Làm tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước .
II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế:
1. Các tổ chức liên kết khu vực:
a. Nguyên nhân hình thành: Do sự phát triển không đồng điều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên TG các quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu , lợi ích phát triển đã liên kết lại với nhau thành các tổ chức kinh tế đặc thù .
b. Một số tổ chức kinh tế khu vực:
NAFTA , EU , ASEAN , APEC , MERCOSUR ...
2.Hệ quả của khu vực hóa kinh tế
a. Tích cực : + Thúc đẩy sư tăng trưởng và phát triển kinh tế .
+ Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ .
+ Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường của từng nướcà tạo lập những thị trường khu vực rộng lớnà thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa .
b. Tiêu cực : + Sự tự chủ kinh tế, suy giảm quyền lực quốc gia .
+ Các ngành kinh tế bị cạnh tranh quyết liệt, nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ ...
IV. Đánh giá (5p) :
Câu 1:Tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay là :
A. WTO B. EU
C. NAPTA D. APEC
Câu 2: Hậu quả lớn nhất của toàn cầu hóa kinh tế là :
A. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo . B. Tác động xấu đến môi trường .
C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên TG . D. Tất cả các ý trên .
Câu 3: Ý nào sao đây Không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa của nền kinh tế TG :
A. Thương mại TG pt mạnh B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh .
C. Thu hẹp phạm quy hoạt động của các Cty xuyên quốc gia .
D. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng .
V. Hoạt động nối tiếp (1p): HS về nhà học bài củ. Xem trước bài mới: Sự bùng nổ dân số và ô nhiễm môi trường .
A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI
Bài 3 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CÀU
Tuần 3 Tiết3 ...................................................
Ngày dạy :
I. Mục đích:
1. Kiến thức : - Giúp HS giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang pt và già hóa dân số ở các nước pt .
- Biết giải thích được đặc điểm dân số thế giới , của nhóm nước pt , nhóm nước đang pt Và hệ quả của nó
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiểm môi trường, nhận biết được sự cần thiết phài bảo vệ môi trường .
- Hiểu được nguy cơ của chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình .
2. Kĩ năng: - Phân tích các bảng số liệu , biểu đồ , liên hệ thực tế
3. Thái độ: - Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác toàn nhân loại .
II. Phương tiện dạy học: - GV: giáo án , sách giáo khoa .
- HS: SGK .
III. Hoạt động dạy và học :- Vào lớp ổn định lớp, kiểm tra sỉ số (1p)
- Kiểm tra bài củ (4p): Trình bày các biểu hiện toàn cầu hóa kinh tế, xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến những hệ quả gì?
- Vào bài mới: Ngày nay, bên cạnh những thành tựu vược bật về khoa học kĩ thuật Về kinh tế xã hội, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu, đó là những thách thức gì?.Tại sao chúng lại mang tính toàn cầu? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối sự pt kinh tế - xã hội trên toàn TG và trong từng nước à Để biết được điều này chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay (...........)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
8p
8p
10p
7p
Hoạt động 1 : Cá nhân .
-GV đặt câu hỏi :+ Dựa vào hình 3.1 so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước phát triển, đang phát triển và toàn TG?
+ Dân số tăng nhanh dẫn đến hậu quả gì về mặt kinh tế-xã hội? .
- HS trình bày (2HS) để so sánh
- GV đánh giá và chuẩn kiến thức .
* Sự già hóa dân số thường xảy ra ở các nước pt để biết sự già hóa dân số như thế nào ? chúng tìm hiểu ở mục 2
Hoạt động 2: ( cặp ) .
-GV cho HS thảo luận theo cặp theo yêu cầu sau : + Nguyên nhân của sự già hóa dân số ? . Dựa vào bảng 3.2 cơ cấu dân số theo nhóm tuổi (2000-2005) so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước pt và nhóm nước đang pt .
+ cơ cấu dân số già có những hậu quả gì ?
-HS trình bày kết quả (2HS) để so sánh
- GV đánh giá và chuẩn kiến thức
* Sự bùng nổ dân số, sự pt kinh tế vượt bật lại gây ra vấn đề toàn cầu thứ 2- chúng ta đi vao tìm hiểu mục II
Hoạt động 3: ( nhóm ) .
- GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận theo yêu cầu: + Biến đổi khí hậu toàn cầu; + Ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương .
+Suy giảm đa dạng sinh vật .
- HS đại diện nhóm trình bày các HS khác bổ sung .
- GV đánh giá và chuẩn kiến thức; *GDMT về ô nhiễm nước ngọt và sự khan hiếm nước ngọt, sạch / TG .Do khai tài nguyên quá mức nhiều loài sinh vật quý hiếm bị tuyệt chủng .Do đó cần khai thác và bảo vệ tài nguyên hợp lí nhằm phục vụ lợi ích lâu dài cho con người .
Hoạt động 4 (cá nhân )
- GV cho HS đọc SGK đoạn văn (Trong những thập niên ...... vi tính)
- GV giúp HS tìm kiến thức: + Bên cạnh xung đột tôn giáo, sắc tộc ,khủng bố quốc tế .... lại còn xuất hiện các bệnh dịch hiểm nghèo (HIV, SART... là nguy cơ đe dọa tính mạng con người .
Để giải quyết các vấn đề trên cần phải có sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia và toàn thể cộng đồng quốc tế .
- Giai đoạn 1960 – 1965
+ Nhóm nước pt thấp (1,2 %) , đang pt( 2,3%) cao hơn TG là 0,4 %
-GĐ (2001- 2005 ) : Nhóm nước pt giảm đáng kể ( 0,1% ) . Nhóm nước đang pt vẫn còn cao (1.5%) cao hơn TG là
(0,3%)
- Sức ép dân số lên nhiều mặt của đời sống xã hội .
- Việc làm và nhà ở là vấn đề cân quan tâm
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm, tuổi thọ TB cao
- Nhóm 0-14t ở các nước đang pt cao hơn ở các nước pt, nhóm 15- 64 đang pt thấp hơn, nhóm 65t đang pt thấp hơn .
- Thiếu hụt nguồn lao động .
N1: Tìm hiểu biến đổi khí hậu toàn cầu .
N2: Tìm hiểu ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương .
N3: Tìm hiểu về suy giảm đa dạng sinh học .
N4, N5 , N6 tìm hiểu tương tự như N1,N2, N3.
HS đọc SGK
I. Dân số:
1. Bùng nổ dân số:
+ Dân số TG tăng nhanh sau Tk xx , vào năm 2005 dân số TG là 6.477 triệu người .
+ Sự bùng nổ dân số hiện nay / TG chủ yếu ở các nước đang phát triển , chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hằng năm của thế giới .
- Hậu quả: Gây sức ép dân số đối với sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống, tài nguyên và môi trường
2. Sự già hóa dân số: - Dân số TG đang có xu hướng già đi tỉ lệ người <
15T thấp, tỉ lệ người > 65T ngày
càng cao .
- Sự già hóa dân số chủ yếu ở nhóm nước PT từ 65T trở lên chiếm 15% (2000-2005).
- Hậu quả của cơ cấu dân số già: Nguy cơ thiếu nguồn lao động bổ sung, chi cho người già rất lớn (trả lương hưu, quỷ nuôi dưỡng và chăm sóc người cao tuổi ... )
II. Mội trường :
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu suy giảm tầng ô dôn (SGK).
2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt , biển và đại dương (SGK) .
3. Suy giảm đa dạng sinh vật (SGK)
III. Một số vấn đề khác:
- Nạn khủng bố đã xuất hiện / toàn TG .
- Các hoạt động kinh tế ngầm đã trở thành mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định TG .
- Các bệnh dịch hiểm nghèo...
Để giải quyết các vấn đề này cần phải có sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia và toàn thể cộng đồng quốc tế .
IV. Đánh giá (5p):
Câu 1: Nhân loại phải thực bảo vệ môi trường trên quy mô toàn cầu là vì:
A. MT là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta B. Con người không thể sống tách rời với MT .
C.MT đang bị ô nhiễm nghiêm trọng . D . Tất cả các lí do trên .
Câu 2: Phục hồi sự đạng sinh học sẽ đem lại cho con người những lợi ích về môi sinh, môi trường, đó là cung cấp:
A . Nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưởng cao .
B. Nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành
C. Điều kiện để phát triển bền vững các hệ sinh thái .
D. Nguồn dược liệu quý giá .
Câu 3: Nguyên nào nhân nào đã gây ra nghiêm trọng nguồn nước biển và đại dương ?
A. Nguồn nước thảy sinh hoạt ở các đô thị . B. Tai nạn đấm tàu , rửa tàu
C. Động đất sống thần trên biển và đại dương. D. Tất cả các nguyên nhân trên .
Câu 4 : Đe dọa lớn nhất hiện nay của chủ nghĩa khủng bố quốc tế đó là tình trạng :
A. Giết các thủ lĩnh chính trị . B. Bắt cóc con tin .
C. Sử dụng các vũ khí giết người hàng loạt . D. Phá hoại mạng thông tin quốc tế .
Câu 5: Nền hòa bình và an ninh xã hội ngày nay còn chịu ảnh hưởng của nhiều hoạt động kinh tế ngầm, đó là:
A. Nạn mua bán vũ khí . B. Tình trạng vận chuyển và mua bán ma túy .
C. Nạn rữa tiền quốc tế . D. Tất cả điều đúng .
V. Hoạt động nối tiếp (1p): HS về nhà học bài và làm bài tập 3 trang 16 . Xem trước bài mới (Đối với các nước đang pt , toàn cầu hóa có thuận lợi và khó khăn gì ? )
File đính kèm:
- Dia Li 11 ct ChuanBai 13.doc