Giáo án Địa lý 11 học kì II

TIẾT 17- BÀI 8: LIÊN BANG NGA

TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

 - Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ LB Nga.

 - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

 - Phân tích được các đặc điểm dân cư, xã hội và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

2. Kĩ năng

 - Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và phân tích đặc điểm tự nhiên, phân bố dân cư của LB Nga.

 - Phân tích số liệu, tư liệu về biến động dân cư của LB Nga.

3. Thái độ

 Khâm phục tinh thần hy sinh của dân tộc Nga để cứu loài người thoát khỏi ách phát xít Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai và tinh thần sáng tạo của nhân dân Nga, sự đóng góp lớn lao của người Nga cho kho tàng văn hoá chung của thế giới.

 

doc39 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 11 học kì II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17- Bài 8: Liên Bang Nga Tự nhiên, dân cư và xã hội I. Mục tiêu Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ LB Nga. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Phân tích được các đặc điểm dân cư, xã hội và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và phân tích đặc điểm tự nhiên, phân bố dân cư của LB Nga. - Phân tích số liệu, tư liệu về biến động dân cư của LB Nga. 3. Thái độ Khâm phục tinh thần hy sinh của dân tộc Nga để cứu loài người thoát khỏi ách phát xít Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai và tinh thần sáng tạo của nhân dân Nga, sự đóng góp lớn lao của người Nga cho kho tàng văn hoá chung của thế giới. II. thiết bị dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên LB Nga. - Bản đồ các nước trên thế giới. - Phóng to bảng 8.1, 8.2 SGK. III. hoạt động dạy học Mở bài: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng to lớn của Liên Xô cũ, trong đó có LB Nga cả về vật chất và tinh thần, góp phần đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng giành thắng lợi. Ngày nay, quan hệ hai nước Nga – Việt đang mở rộng và có nhiều triển vọng tốt đẹp. Đất nước Nga từ nền kinh tế bị khủng hoảng trong thập niên 90 của thế kỉ XX đang phục hồi và vươn lên mạnh mẽ. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân/cặp Bước 1: HS dựa vào hình 8.1 SGK, vốn hiểu biết trả lời câu hỏi sau: - LB Nga có vị trí ở đâu? Xác định vị trí của LB Nga trên bản đồ thế giới? - Nêu đặc điểm của diện tích lãnh thổ LB Nga. - Đọc tên 14 nước láng giềng với LB Nga. - Kể tên một số biển và đại dương bao quanh LB Nga. - Cho biết ý nghĩa của vị trí địa lí, diện tích lãnh thổ đối với việc phát triển kinh tế LB Nga. Bước 2: HS phát biểu, bổ sung, chỉ vị trí địa lí của LB Nga trên bản đồ. GV chuẩn kiến thức. HĐ 2: Cặp/nhóm Bước 1: HS dựa vào hình 8.1 và nội dung SGK, trả lời các câu hỏi: - Xác định trên bản đồ sông Ê-nit-xây, vị trí của phần phía Đông và phần phía Tây LB Nga. - Tìm sự khác nhau cơ bản về địa hình của 2 phần Đông, Tây. - Nêu đặc điểm tiêu biểu về khoáng sản, rừng, sông hồ, khí hậu của LB Nga và giá trị kinh tế của nó. - Trình bày đặc điểm khoáng sản của LB Nga. Đặc điểm về tài nguyên khoáng sản tạo thuận lợi để phát triển những ngành công nghiệp nào? - Trình bày những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triểnkinh tế? Bước 2: HS trình bày, chỉ bản đồ. GV chốt lại những nội dung chính. HĐ 3: Cá nhân/cặp Bước 1: - HS phân tích bảng 8.2, hình 8.3. - Trình bày đặc điểm thành phần dân tộc của LB Nga? - Dựa vào hình 8.4 và kênh chữ trả lời câu hỏi giữa bài trong SGK. Bước 2: HS trình bày và chỉ bản đồ. GV thông tin thêm và chốt lại những ý quan trọng: + Chính phủ có giải pháp trợ cấp sinh con (1500 rup/tháng cho bà mẹ sinh con đầu, 3000 rup/tháng cho sinh con thứ hai, nhận con nuôi trợ cấp 4000 rup/tháng, khuyến khích nhập cư...). + Dân số giảm nhịp độ 700.000 người/năm. Chính phủ có giải pháp giảm tỉ lệ tử vong, quan tâm tới người già, tăng lương hưu. Dự án tăng dân số của Tổng thống V. Putin thực hiện trong 10 năm (từ 2007) lên tới 1,1 tỉ USD. HĐ 4: Cả lớp GV yêu cầu HS đọc mục II.2, kết hợp với vốn hiểu biết, tìm ý chứng minh LB Nga có tiềm lực văn hoá và khoa học lớn. GV nêu thêm: - Các tác phẩm văn học nổi tiếng: Sông đông êm đềm, Chiến tranh và hoà bình, Thép đã tôi thế đấy... - Công trình kiến trúc: Cung điện Kremli, Quảng trường Đỏ... LB Nga là nước đi đầu trong việc nghiên cứu vũ trụ. I. Vị trí địa lí và lãnh thổ - Diện tích 17 ttriệu km2, lớn nhất thế giới. - Lãnh thổ trải dài ở phần Đông Âu và Bắc á. - Giao lưu thuận tiện với nhiều nước, thiên nhiên đa dạng, giàu tài nguyên. II. Điều kiện tự nhiên * Địa hình Dòng sông Ê-nit-xây chia LB Nga thành 2 phần: - Phía Tây: + Chủ yếu là đồng bằng, gồm đồng bằng Đông Âu cao, màu mỡ. Đồng bằng Tây xi-bia nhiều đầm lầy, nhiều dầu mỏ, khí đốt. + Dãy U-ran giàu khoáng sản: Than, dầu mỏ, quặng sắt, kim loại màu,...thuận lợi cho phát triển công nghiệp. - Phía Đông: Chủ yếu là núi và cao nguyên, giàu tài nguyên khoáng sản, lâm sản. * Khoáng sản: Giàu khoáng sản (than đá, dầu mỏ, vàng, kim cương, sắt, kẽm, thiếc, vônfram... trữ lượng lớn nhất nhì thế giới. * Rừng: Có diện tích đứng đầu thế giới. * Sông, hồ: Nhiều sông lớn có giá trị thuỷ điện, hồ Bai-can sâu nhất thế giới. * Khí hậu ôn đới lục địa chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, phía Bắc khí hậu hàn đới, phía Nam có khí hậu cận nhiệt. * Thuận lợi: Phát triển kinh tế đa ngành. * Khó khăn: - Nhiều vùng có khí hậu giá lạnh, khô hạn. - Khoáng sản phân bố ở những nơi khó khai thác như vận chuyển. III. Dân cư và xã hội 1. Dân cư - Dân số đông: 143 triệu người (2005), đứng thứ 8 thế giới. - Dân số ngày càng giảm do tỉ suất sinh giảm, nhiều người ra nước ngoài sinh sống nên thiếu nguồn lao động. - Dân cư phân bố không đều: Tập trung ở phía Tây, 70% dân số sống ở thành phố. 2. Xã hội - Nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học nghệ thuật, nhiều công trình khoa học lớn có giá trị. - Đọi ngũ khoa học, kĩ sư, kĩ thuật viên lành nghề đông đảo, nhiều chuyên gia giỏi. - Trình độ học vấn cao. Thuận lợi cho LB Nga tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới và thu hút đầu tư nước ngoài. IV. đánh giá 1. Điều kiện tự nhiên của LB Nga có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế? 2. Đặc điểm dân cư và xã hội Nga có những thuận lợi, khó khăn gì đối với phát triển kinh tế? V. hoạt động nối tiếp Trả lời câu hỏi cuối bài. Tiết 18- Bài 8: Liên bang Nga (Tiếp theo) Kinh tế I. Mục tiêu - Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế xã hội của LB Nga. - Phân tích tình hình phát triển của một số ngành kinh tế chủ chốt và sự phân bố công nghiệp của LB Nga. - Nêu đặc trưng một số vùng kinh tế của LB Nga. - Hiểu được quan hệ đa dạng giữa LB Nga và Việt Nam. - Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và phân tích đặc điểm một số ngành kinh tế và vùng kinh tế của LB Nga. - Phân tích số liệu, tư liệu và biểu đồ về tình hình phát triển kinh tế của LB Nga. - Khâm phục tinh thần lao động sáng tạo và sự đóng góp của LB Nga cho nền kinh tế của các nước XHCN trước đây trong đó có Việt Nam và cho nền hoà bình của thế giới. II. thiết bị dạy học - Bản đồ kinh tế chung LB Nga. - Một số ảnh về hoạt động kinh tế của LB Nga. III. hoạt động dạy học Khởi động - GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt những thuận lợi, khó khăn về tự nhiên, dân cư, xã hội đối với phát triển kinh tế của LB Nga. - GV nói: LB Nga có rất nhiều thuận lợi về tự nhiên, dân cư, xã hội đối với phát triển kinh tế. Trong thực tế nền kinh tế của LB Nga đã phát triển như thế nào? Vì sao? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính GV nói: Sau cách mạng tháng mười Nga (1917), LB Xô Viết được thành lập. LB Nga đã từng là một thành viên trong LB Xô Viết trước đây. Từ khi là thành viên của Liên Xô cũ cho đến nay, nền kinh tế, xã hội của LB Nga đã phát triển như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mục I. Dựa vào SGK các em hãy cho biết quá trình phát triển kinh tế của LB Nga được chia làm mấy giai đoạn? HĐ 1: Cặp/ nhóm Bước 1: - Các nhóm số chẵn nghiên cứu mục 1 và 2 theo gợi ý: + Phân tích bảng số liệu 8.3 để chứng tỏ vai trò trụ cột của LB Nga trong Liên Xô cũ. + Nêu những khó khăn và tình hình kinh tế – xã hội của LB Nga trong thập niên 90 của thế kỷ XX và nguyên nhân. - Các nhóm số lẻ nghiên cứu mục 3 theo gợi ý: + Chiến lược kinh tế mới của LB Nga gồm những điểm cơ bản nào? + Phân tích hình 8.6, kết hợp kênh chữ để thấy được những thay đổi lớn lao trong nền kinh tế LB Nga sau năm 2000. Nguyên nhân thành công và những khó khăn cần khắc phục. Bước 2: Đại diện các nhóm trả lời, HS bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức. HĐ 2: Cá nhân/cặp Bước 1: HS dựa vào bảng 8.4, hình 8.6 và kênh chữ trong SGK, trả lời các câu hỏi: - Công nghiệp có vai trò như thế nào trong nền kinh tế LB Nga? - Đặc điểm cơ cấu của công nghiệp. - Tình hình phát triển của các ngành công nghiệp. - Sự phân bố của các trung tâm công nghiệp có đặc điểm gì? Tại sao? Bước 2: HS trình bày, chỉ bản đồ. GV chuẩn xác kiến thức. Chuyển ý: LB Nga có điều kiện nào để phát triển nông nghiệp? HĐ 3: Cá nhân/cặp Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết: - Kể tên các nông sản chính của LB Nga. - Nêu tình hình phát triển nông nghiệp LB Nga. - Nêu tình hình phát triển ngành Dịch vụ của LB Nga. Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức. HĐ 4: Cặp/nhóm Bước 1: HS đọc bảng hệ thống về các vùng kinh tế và tìm vị trí các vùng kinh tế trên hình 8.8. Bước 2: HS các nhóm lên bảng xác định vị trí của từng vùng kinh tế trên bản đồ kinh tế LB Nga và trình bày đặc điểm tiêu biểu của từng vùng. Mỗi nhóm trình bày một vùng, các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức. Có thể cho HS chơi trò chơi đối đáp: Một nhóm nêu đặc điểm tiêu biểu của vùng kinh tế, một nhóm nêu tên vùng kinh tế. Các nhóm còn lại làm trọng tài, chấm điểm. HĐ 5: Thảo luận cả lớp - Liên Xô trước đây (trong đó Nga có vai trò chính) đã giúp đỡ nước ta những gì trong kinh tế, khoa học kĩ thuật,...? - Em biết gì về quan hệ Việt – Nga trong giai đoạn hiện nay? GV nói thêm về hai chuyến thăm chính thức của Tổng thống Pu-tin tháng 3/2001 và tháng 11/2006 nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Việt Nam, và nêu những ngành công nghiệp hợp tác Nga – Việt: cơ khí, luyện kim, điện, hoá chất... I. Quá trình phát triển kinh tế 1. LB Nga đã từng là trụ cột của LB Xô Viết - Đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô thành siêu cường. 2. Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 thế kỉ XX). - Khủng hoảng kinh tế, chính trị, vị trí vai trò cường quốc giảm. - Tốc độ tăng trưởngkinh tế âm. - Nợ nước ngoài nhiều. - Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn 3. Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc a. Chiến lược kinh tế mới - Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng. - Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường. - Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu á. - Nâng cao đời sống nhân dân. - Khôi phục lại vị trí cường quốc. b. Thành tựu - Sản lượng các ngành kinh tế tăng. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Giá trị xuất siêu tăng liên tục. - Thanh toán xong nợ nước ngoài. - Nằm trong 8 nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8). II. Các ngành kinh tế 1. Công nghiệp - Vai trò: Là ngành xương sống của nền kinh tế. + Các ngành công nghiệp truyền thống: Khai thác dầu khí, điện, khai thác kim loại, luyện kim, cơ khí, đóng tàu biển, sản xuất gỗ... + Khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn. + Các ngành công nghiệp hiện đại: Điện tử, tin học, hàng không... là cường quốc công nghiệp vũ trụ. - Phân bố: Tập trung chủ yếu ở Đông Âu, Tây Xibia, Uran. 2. Nông nghiệp - Sản lượng nhiều ngành tăng, đặc biệt lương thực tăng nhanh. - Các nông sản chính: Lúa mì, khoai tây, củ cải đường, hướng dương, rau quả. 3. Dịch vụ - Cơ sở hạ tầng phát triển với đủ loại hình. - Kinh tế đối ngoại là ngành quan trọng; là nước xuất siêu. - Các trung tâm dịch vụ lớn nhất: Mat-xcơ-va, Xanh Pê-tec-pua. III. Một số vùng kinh tế quan trọng - Vùng Trung ương: + Phát triển nhất, tập trung nhiều ngành công nghiệp, sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm. + Có thủ đô Mat-xcơ-va. - Vùng Trung tâm đất đen: + Đất đen thuận lợi phát triển nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp phục vụ nông nghiệp. - Vùng U- ran: + Giàu tài nguyên + Công nghiệp phát triển + Nông nghiệp còn hạn chế - Vùng Viễn Đông: + Giàu tài nguyên + Phát triển công nghiệp khia thác khoáng sản, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản. IV. Quan hệ nga – Việt trong bối cảnh quốc tế mới Quan hệ truyền thống ngày càng mở rộng, hợp tác toàn diện, Việt Nam là đối tác chiến lược của LB Nga. IV. đánh giá 1. Trình bày những thành tựu của nền kinh tế LB Nga sau năm 2000. 2. Giải thích vì sao sự phân bố công nghiệp của LB Nga có sự khác biệt lớn giữa phần phía Đông và phần phía Tây? V. hoạt động nối tiếp Làm bài tập 3 trong SGK. Tiết 19- Bài 8 : Liên bang Nga (Tiếp theo) Thực hành Tìm hiểu sự thay đổi GDP và phân bố nông nghiệp của LB nga I. Mục tiêu - Biết phân tích bảng số liệu để thấy được sự thay đổi của nền kinh tế LB Nga từ sau năm 2000. - Dựa vào bản đồ (lược đồ), nhận xét được sự phân bố nông nghiệp. - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ. - Nhận xét trên lược đồ (bản đồ). II. Thiết bị dạy học: Bản đồ kinh tế chung LB Nga III. hoạt động dạy học GV nêu yêu cầu của bài thực hành: SGK. 1. Vẽ biểu đồ HĐ 1: Cả lớp Bước 1: - GV nêu câu hỏi: Với số liệu đã cho ở SGK bảng 8.5, có thể vẽ được loại biểu đồ nào, biểu đồ nào là thích hợp nhất? (Biểu đồ cột hoặc đường, nên chọn biểu đồ đường). - HS vẽ biểu đồ vào vở. GV cho 2 em đại diện lên bảng vẽ biểu đồ. Bước 2: - HS nhận xét 2 biểu đồ đã vẽ ở trên bảng. GV chỉnh sửa những chỗ chưa chính xác. - HS nhận xét sự thay đổi GDP của LB Nga. 2. Nhận xét lược đồ nông nghiệp của LB Nga: HĐ 2: Nhóm Bước 1: HS quan sát bản đồ kinh tế chung LB Nga, hình 8.10 trong SGK để trả lời câu hỏi: - Nhóm lẻ: Cho biết sự phân bố một số cây trồng chính của LB Nga. Tại sao phân bố ở đó? - Nhóm chẵn: Cho biết sự phân bố một số vật nuôi chủ yếu của LB Nga. Tại sao phân bố ở đó? Các nhóm chuẩn bị và trả lời vào bảng theo mẫu sau: Phân bố Nguyên nhân Một số cây trồng: - Lúa mì - Củ cải đường Một số vật nuôi: - Bò - Lợn - Cừu - Thú có lông quý Gợi ý: - Phân bố: Nêu tên vùng/khu vực; - Giải thích sự phân bố nông nghiệp: dựa vào điều kiện khí hậu, đất đai, dân cư, thị trường,... Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, GV giúp HS chuẩn kiến thức. IV. Đánh giá - HS tự đánh giá két quả làm việc. - GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS. V. hoạt động nối tiếp Hoàn thiện bài thực hành nếu chưa xong. Tiết 20- Bài 9: nhật bản Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Các ngành kinh té và các vùng kinh tế I. Mục tiêu Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản. - Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên. - Nhận xét các số liệu, tư liệu. 3. Thái độ Có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập, thích ứng với tự nhiên, sáng tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh. II. thiết bị dạy học Bản đồ Địa lí tự nhiên Nhật Bản. III. hoạt động dạy học Mở bài: Sau chiến tranh thé giới thứ 2, Nhật trở thành nước bại trận, phải xây dựng mọi thứ từ trên điêu tàn đổ nát, trên một đất nước quần đảo nghèo tài nguyên khoáng sản, lại thường xuyên đối mặt với thiên tai. Thế nhưng chỉ hơn một thập niên sau, Nhật bản đã trở thành một cường quốc về kinh tế. Điều kì diệu ấy có được từ đâu? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân Bước 1: HS quan sát hình 9.2, kết hợp với bản đồ: - Xác định vị trí địa lí của Nhật Bản. - Mô tả đặc điểm địa hình, sông ngòi của Nhật Bản. - Với vị trí địa lí đó,Nhật Bản có khí hậu gì? - Hãy mô tả đặc điểm các dòng biển Nhật Bản và các hệ quả của chúng. - Thiên nhiên Nhật Bản có những thuận lợi, khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế? Bước 2: HS trình bày và chỉ bản đồ. GV tổng kết: + Toàn bộ quần đảo có khoảng 1040 đảo lớn nhỏ tạo thành một vòng cung đảo với 4 đảo chính. Là khu vực mà các hoạt động kiến tạo vẫn còn tiếp diễn. Động đất, núi lửa thường xuyên xảy ra, trên cả lục địa lẫn dưới biển.Có khoảng 150 ngọn núi lửa, trong đó có tới 40 ngọn đang hoạt động. Phú Sĩ là ngọn núi lửa đang hoạt động và là đỉnh cao nhất Nhật Bản (3776m). Trên đỉnh núi quanh năm tuyết phủ, phong cảnh đẹp, hùng vĩ, đã trở thành biểu tượng của nước Nhật, thu hút nhiều khách du lịch. + Lãnh thổ Nhật Bản nằm trên các vĩ độ: 20025’ đến 45033’ (kể cả một số đảo nhỏ) kéo dài theo hướng Bắc Nam. Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam. Khí hậu ẩm ướt (1000 – 3000mm/năm). + Sông ngắn, dốc, nước chảy xiết, có giá trị thuỷ điện và tưới tiêu. Bờ biển chia cắt mạnh tạo nhiều vũng, vịnh kín, thuận lợi cho tàu bè trú ngụ và xây dựng các hải cảng. HĐ 2: Cá nhân/cặp Bước 1: HS làm phiếu học tập 1 từ câu 19, sau đó từng cặp thảo luận câu 10. GV treo phiếu học tập lên bảng. Bước 2: Yêu cầu cả lớp trả lời từ câu 1 đến câu 9. Cho lớp thảo luận câu 10. GV chuẩn xác kiến thức. HĐ 3: Cả lớp Bước 1: GV kể một vài câu chuyện ngắn về sự suy sụp nghiêm trọng của nền kinh tế Nhật Bản sau thế chiến thứ 2. Sau đó yêu cầu cả lớp nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản thời kì 1950 – 1973. Bước 2: HS trình bày, GV khái quát tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản, gọi đó là sự phát triển thần kì. Từ đó đặt câu hỏi: Tại sao từ một nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng sau chiến tranh, từ năm 1950 – 1973, Nhật Bản đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao như vậy? Bước 3: HS trình bày, GV chuẩn xác kiến thức, có liên hệ với một số chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế nước ta hiện nay về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế nhiều thành phần. HĐ 4: Cả lớp - GV nêu thông tin: Từ sau năm 1973, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhạt Bản giảm xuống, đến năm 1980 chỉ đạt 2,6%. - GV hỏi: Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Nhật Bản giảm sút nhanh đến vậy? Chính phủ Nhật Bản đã có biện pháp gì để khôi phục nền kinh tế? GV giảng giải về các giải pháp điều chỉnh chiến lược phát triển và nêu kết quả đạt được. HĐ 5: Cặp Các cặp nghiên cứu bảng 9.3, nhận xét về tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản. Gợi ý: - Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1990 – 2001. - Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2003 – 2005. - Rút ra kết luận. I. Điều kiện tự nhiên - Đất nước quần đảo, ở phía Đông châu á, dài trên 3800km. - Gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ. - Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau nhiều ngư trường lớn. - Địa hình chủ yếu đồi núi; sông ngắn, dốc; bờ biển nhiều vũng, vịnh; đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. - Khí hậu gió mùa, thay đổi từ Bắc xuống Nam (ôn đới và đới cận nhiệt). - Nghèo tài nguyên: than đá, đồng, sắt,... II. Dân cư - Là nước đông dân - Tốc độ tăng dân số hàng năm thấp và giảm dần (0,1%, 2005) - Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớnthiếu nguồn la động, sức ép lớn đến kinh tế – xã hội. - Lao động cần cù, tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng giáo dục. III. Tình hình phát triển kinh tế 1. Giai đoạn 1950 - 1973 a. Tình hình - Nhanh chóng khôi phục nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng sau chiến tranh (1952) và phát triển cao độ (1955 – 1973). - Tốc độ tăng trưởngcao. b. Nguyên nhân - Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới. - Tập trung cao độ phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn. - Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng. 2. Giai đoạn 1973 – 2005 - 1973 – 1974 và 1979 – 1980, tốc độ giảm (2,6% - 1980) do khủng hoảng dầu mỏ. - 1986 – 1980, tăng 5,3% do điều chỉnh chiến lược kinh tế - Từ năm 1991, tốc độ chậm lại. - Nhật Bản đứng thứ hai thế giới về kinh tế, khoa học – kĩ thuật và tài chính. IV. đánh giá 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản đối với phát triển kinh tế. 2. Chứng minh dân số Nhật Bản đang già hoá. V. Hoạt động nối tiếp Làm bài tập 3 SGK. VI. phụ lục Phiếu học tập: Dựa vào bảng 9.1, hoàn thành bài tập sau: 1. Từ năm 1950 đến 2005, dân số Nhật Bản: A. Tăng B. Giảm 2. Từ năm 2005 đến 2025, dân số Nhật Bản: A. Tăng B. Giảm 3. Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi từ 1950 đến 2025: A. Tăng B. Giảm 4. Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi năm 2025 kém năm 1950: A. 2 lần B. 3 lần 5. Tỉ lệ người trong độ tuổi từ 15 đến 39 từ năm 1950 đến năm 1970: A. Tăng B. Giảm 6. Tỉ lệ người trong độ tuổi từ 15 đến 39 từ năm 1970 đến năm 2025: A. Tăng B. Giảm 7. Tỉ lệ người trong độ tuổi từ 40 đến 64 từ năm 1950 đến năm 2025: A. Tăng B. Giảm 8. Tỉ lệ người trên 65 từ năm 1950 đến năm 2025: A. Tăng B. Giảm 9. Tỉ lệ người trên 65 năm 2025 gấp... so với năm 1950: A. 5 lần B. 5,65 lần 10. Dựa vào kết quả trên, em hãy cho biết dân số Nhật Bản đang diễn biến theo xu hướng nào? Điều ấy tác động như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội?........................................................................................................................................ Tiết 21- Bài 9: nhật bản (Tiếp theo) Thực hành Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản I. Mục tiêu - Hiểu được đặc điểm của các hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản. - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ; nhận xét các số liệu, tư liệu. II. thiết bị dạy học Biểu đồ vẽ theo bảng 9.5 (phóng to). III. Hoạt động dạy học Mở bài: GV hỏi: Nhật Bản đứng thứ mấy thế giới về thương mại? Sau các nước nào? GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu hai nhiệm vụ chính của bài thực hành. Bài tập số 1: Vẽ biểu đồ HĐ 1: Cả lớp/cá nhân - HS đọc đề bài, xác định loại biểu đồ có thể vẽ. Sau đó chọn biểu đồ thích hợp nhất. - GV tiểu kết: Có thể biểu thị nội dung trên bằng nhiều dạng biểu đồ: tròn, cột ghép, cột chồng, miền.. Thích hợp hơn cả là biểu đồ cột ghép và biểu đồ miền (chọn biểu đồ miền tương đối). + Xử lí số liệu (tính ra %): áp dụng công thức: VD: Xuất khẩu năm 1990 = Tương tự cách tính trên ta có bảng số liệu đã xử lí như sau: (Đơn vị: %) Năm 1990 1995 2000 2001 2004 Xuất khẩu 55 57 56 54 55 Nhập khẩu 45 43 44 46 45 + Vẽ biểu đồ: Bước 1: GV hướng dẫn HS cách vẽ biểu đồ miền và yêu cầu HS vẽ vào vở, một HS lên vẽ trên bảng. Bước 2: Cả lớp nhận xét biểu đồ vẽ trên bảng, GV chỉnh sửa nếu cần. Bài tập số 2: Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại. HĐ 3: Nhóm Bước 1: Chia lớp thành các nhóm từ 4 đến 6 em. Các nhóm đọc các bản thông tin, bảng số liệu, kết hợp với biểu đồ đã vẽ, nêu các đặc điểm khái quát của hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản thông qua việc hoàn thành phiếu học tập. Bước 2: Các nhóm thảo luận theo các gợi ý trong phiếu học tập, sau đó cử đại diện lên trình bày. IV. đánh giá A. Trắc nghiệm 1. Từ năm 1990 đến 2004, cán cân thương mại của Nhật Bản: A. Tăng liên tục C. Luôn luôn dương B. Cân đối D. Tăng không đều 2. Chiếm khoảng 40% giá trị xuất khẩu là ngành: A. Công nghiệp chế tạo C. Sản xuất điện tử B. Xây dựng và công trình công cộng D. Dệt 3. Khoảng 52% tổng giá trị mậu dịch của Nhật Bản được thực hiện với: A. Hoa Kì và EU B. Các nước phát triển C. Các nước và lãnh thổ công nghiệp mới ở châu á D. Các nước đang phát triển 4. Trên 45% tổng giá trị mậu dịch của Nhật Bản được thực hiện với: A. Hoa Kì và EU B. Các nước phát triển C. Các nước và lãnh thổ công nghiệp mới ở châu á D. Các nước đang phát triển 5. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ra nước ngoài hiện nay: A. Đứng đầu thế giới C. Đứng thứ hai sau Hoa Kì B. Ngang bằng với Hoa kì D. Đứng thứ ba sau Hoa Kì và EU. V. Hoạt động nối tiếp HS hoàn thiện bài thực hành nếu chưa xong. VI. phụ lục Phiếu học tập: Dựa vào các thông tin và bảng số liệu SGK, kết hợp với biểu đồ đã vẽ, hoàn thành phiếu học tập: Hoạt động kinh tế đối ngoại Đặc điểm khái quát Xuất khẩu Sản phẩm công nghiệp chế biến Nhập khẩu Sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, nguyên liệu Cán cân xuất nhập khẩu Xuất siêu Các bạn hàng chủ yếu Hoa Kì, EU , các nước NIC ở châu á FDI Nhất thế giới ODA Nhất thế giới Tiết 22- Bài 10 cộng hoà nhân dân trung hoa (trung quốc) Tự nhiên, dân cư và xã hội I. Mục tiêu Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức Biết và hiểu được đặc điểm quan trọng của tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc; những thuận lợi, khó khăn do các đặc điểm đó gây ra đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc. 2. Kĩ năng Sử dụng bản đồ (lược đồ), biểu đồ, tư liệu trong bài, liên hệ kiến thức dã học để phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư Trung Quốc. 3. Thái độ Có thái độ xây dựng mối quan hệ Việt - Trung. II. thiết bị dạy học - Bản đồ Địa lí tự nhiên châu á - Một số ảnh cảnh quan tiêu biểu của Trung Quốc. - Một số ảnh về con người và đô thị Trung Quốc. III. Hoạt động dạy học Mở bài: Từ ngày xưa người ta đã nói Trung Quốc là người khổng lồ, điều này có đúng không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Trung Quốc. Trong bài học ngày hôm nay, các em cần nắm được những đặc điểm tự nhiên và dân cư Trung Quốc, từ đó đánh giá được những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cả lớp - Câu hỏi: Quan sát biểu đồ diện tích năm nước rộng nhất thế giới, hãy nhận xét diện tích của Trung Quốc so với thế giới? - HS trả lời, GV nhận xét: Diện tích Trung Quốc lớn hơn diện tích Châu Đại Dương – 8,5 triệu km2 và gấp 32 lần diện tích Việt Nam. HĐ 2: Cả lớp - Câu hỏi: Quan sát bản đồ các nước châu á, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí của Trung Quốc theo dàn ý: + Nằm ở khu vực nào của châu á? + Vĩ độ địa lí? + Tiếp giáp? Qua đó

File đính kèm:

  • docgiao_an11_HK2.doc