Giáo án Địa lý 11 nâng cao tiết 1: Sự tương phản về trình độ phát triển

Phần A

KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

Tiết 1 SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nắm được sự phân chia các nước trên thế giới thành hai nhóm: Phát triển và đang phát triển.

- Nhận biết sự tương phản về trình độ Kinh tế – Xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước NICs về các mặt: GDP/ người, cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế,chỉ số HDI.

- Nhận xét sự phân bố các nhóm nưởctên bản đồ theo mức GDP bình quân đầu người.

- Đọc các bảng số liệu và rút ra nhận xét cần thiết về GDP/người, GDP theo khu vực kinh tế các nhóm nước, tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển, chỉ số HDI.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 nâng cao tiết 1: Sự tương phản về trình độ phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
06/09/2007 Phần A Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới Tiết 1 Sự tương phản về trình độ phát triển I/ Mục tiêu bài học Nắm được sự phân chia các nước trên thế giới thành hai nhóm: Phát triển và đang phát triển. Nhận biết sự tương phản về trình độ Kinh tế – Xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước NICs về các mặt: GDP/ người, cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế,chỉ số HDI. Nhận xét sự phân bố các nhóm nưởctên bản đồ theo mức GDP bình quân đầu người. Đọc các bảng số liệu và rút ra nhận xét cần thiết về GDP/người, GDP theo khu vực kinh tế các nhóm nước, tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển, chỉ số HDI. II/ Chuẩn bị 1. Giáo viên Chuẩn bị các hình và bảng biểu: Hình 1; Bảng 1.1; Bảng 1.2; Bảng 1.3; Bảng 1.4. 2. Học sinh Nghiên cứu trước về bài học. III/ Tổ chức các hoạt động dạy học Mở bài: GV tóm tắt sơ lược chương trình địa lý 10 và giới thiệu đôi nét về chương trình địa lý 11. Yêu cầu học sinh xem mục lục của SGK để xác định hai phần chính trong chương trình 11. GV giới thiệu phần A: Khái quát nền kinh tế - hội thế giới. Hoạt động của GV và học sinh Nội dung chính HĐ1: Cá nhân/ cặp. Yêu cầu học sinh đọc mục 1 SGK để có những hiểu biết khái quát về các nhóm nước. Hoàn thành phiếu học tập số 1. Đại diện học sinh trình bày và giáo viên chuẩn xác kiến thức về các khái niệm : GDP; FDI; HDI; và giải thích thêm về NICs. Chuyển ý: Như ta đã biết nhóm nước phát triển và đang phát triển có sự cách biệt rất lớn về trình độ phát triển KT-XH. Nhưng cụ thể như thế nào? GV giới thiệu phần II và III. HĐ2: Nhóm. Bước 1 GV Chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1 làm việc với bảng 1.1 Nhóm 2 làm việc với bảng 1.2 Nhóm 3 làm việc với bảng 1.3 Nhóm 4 Đọc SGK phần 2 tìm hiểu về đầu tư ra nước ngoài của nhóm các nước phát triển và tình hình nợ đọng của các nước đang phát triển. Bước 2 Các nhóm thảo luận. GV viết phiếu học tập số 2 lên bảng. Bước 3. Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng trình bày GV tiểu kết: Trình bày nội dung chính và các nội dung cần chú ý. I. sự phân chia thành các nhóm nước. Trên 200 QG và vùng lãnh thổ khác nhau của thế giới được phân chia thành 2 nhóm nước: : phát triển, đang phát triển. Các nước phát triển có GDP/ ngươi lớn, FDI nhiều, HDI cao. Các nước đang phát triển thì ngược lại. II. Sự tương phản về kinh tế của các nhóm nước. 1. Về trình độ phát triển kinh tế. Thông tin phản hồi từ phiếu học tập 2(Phần phục lục) 2. Về đầu tư ra nước ngoài và nợ nước ngoài. Các nước phát triển. + Đầu tư vào các nước khác ở lĩnh vực thế mạnh của mình. + Đầu tư ra nước ngoài và nhận giá trị đầu tư từ nước ngoài lớn (3/4 và 2/3) Các nước đang phát triển. + Đầu tư ra nước ngoài và nhận giá trị đầu tư từ nước ngoài còn thấp (1/4 và 1/3) +Hầu hết đều nợ nước ngoài và khó có khã năng thanh toán nợ. III. Sự tương phản về một số khĩa cạnh XH của các nhóm nước. Thông tin phản hồi từ phiếu học tập 2(Phần phục lục) IV. Hoạt động nối tiếp: Làm bài tập 2 và 3 SGK. V. Cũng cố dặn dò: Trả lời câu hỏi: Trình bày những điẻm tương phản về trình độ phát triển kinh tế của nhóm nước phát triển và đang phát triển. Trình bày những điẻm tương phản về trình độ phát triển Xã hội của nhóm nước phát triển và đang phát triển. Về ôn lại bài cũ và chuẩn bị cho bài học sau

File đính kèm:

  • doctiet 1.doc