Bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (tiết 1)
Tự nhiên và dân cư
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
- Biết được các đặc điểm về VTĐL, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của từng vùng.
- Đặc điểm của dân cư và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ (lược đồ) để thấy được đặc điểm địa hình, sự phân bố khoáng sản, phân bố dân cư của Hoa Kì.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ thế giới.
- Bản đồ địa lí tự nhiên Hoa Kì.
9 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 tiết 9 đến 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày ... tháng ... năm 20...
Chơng trình cơ bản 11
Tiết 9 Bài 6: Hợp chúng quốc hoa kì (tiết 1)
Tự nhiên và dân cư
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
- Biết được các đặc điểm về VTĐL, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của từng vùng.
- Đặc điểm của dân cư và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ (lược đồ) để thấy được đặc điểm địa hình, sự phân bố khoáng sản, phân bố dân cư của Hoa Kì.
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ thế giới.
- Bản đồ địa lí tự nhiên Hoa Kì.
III. hoạt động dạy học
- ổn định lớp.
- GV mở bài: Hoa Kì mới được thành lập cách đây khoảng hơn hai thế kỷ, là quốc gia non trẻ nhưng tại sao lại nhanh chóng trở thành "bá chủ" toàn cầu như vậy? Câu hỏi ấy sẽ phần nào được trả lời trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
HĐ1: Cả lớp
Bước 1: Dựa vào lược đồ xác định lãnh thổ Hoa Kì, nhận xét hình dạng lãnh thổ phần trung tâm.
- Dựa SGK đọc số liệu về diện tích và tìm vị trí của thủ đô Oa-sinh-tơn trên bản đồ.
- Nêu diện tích, chiều dài và chiều rộng của vùng trung tâm.
- Hãy nêu và giải thích sự phân hoá khí hậu theo chiều Bắc Nam và từ ven biển vào nội địa.
- ảnh hưởng của độ lớn và hình dạng lãnh thổ phần trung tâm đối với sự phân bố sản xuất và phát triển giao thông.
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức
.....................................................................................................................................
HĐ2: Cả lớp
Bước 1: HS xác định hệ toạ độ địa lí của một khuh vực, một lãnh thổ trên bản đồ thế giới.
- Dựa vào kênh chữ và vốn hiểu biết giải thích vì sao có sự chênh lệch lớn giứa hai nhóm nước?
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức
.....................................................................................................................
HĐ3: Cặp/cả lớp
Bước 1: HS đọc SGK, phân tích hình 6.1, bản đồ tự nhiên Bắc Mĩ thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1.
Bước 2: Đại diện HS trình bày, GV chuẩn kiến thức và hỏi thêm:
+ Xác định các vùng phía Tây, trung tâm và phía Đông của Hoa Kì?
+ Kể tên các loại tài nguyên khoảng sản của từng vùng.
.....................................................................................................................................
HĐ4: Cá nhân
Bước 1: HS làm phiếu học tập số 2?
Gợi ý cho câu 3:
+ Nhận xét chung: tăng hay giảm qua các năm
+ Nhận xét chi tiết?
Gợi ý câu 4:
- Nhận xét về sự thay đổi của tỉ lệ gia tăng tự nhiên (tăng/giảm bao nhiêu)?
- Nhận xét về nhóm tuổi dưới 15 tuổi (tăng/giảm bao nhiêu)?
- Nhận xét về nhóm tuổi trên 65 tuổi (tăng/giảm bao nhiêu)?
- Từ những nhận xét trên, đối chiếu với bảng rút ra kết luận.
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức
.....................................................................................................................................
HĐ5: Cả lớp
Bước 1: GV vẽ nhanh biểu đồ trònn cơ cấu dân cơ theo thành phần.
- HS nhận xét về thành phần dân cư.
- Giải thích tại sao lại có thành phần như vậy. Nhắc lại ảnh hưởng của nhập cư đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
.....................................................................................................................................
HĐ5: Cá nhân/cặp
Bước 1: HS quan sát lược đồ phân bố dân cư 2004 nêu:
- Các đô thị trên 8 triệu người.
- Các bang MĐDS cao (hơn 300, từ 100 - 300 người/km2) và thấp hơn.
Bước 2: HS trình bày, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức.
I. Lãnh thổ và vị trí địa lí.
1. Lãnh thổ
- Phân lớn nằm ở truing tâm Bắc Mĩ, bán đảo A-lat-xca và quần đảo Ha-oai.
- Phần trung tâm:
+ Khu vực rộng lớn, cân đối, rộng hơn 8 triệu km2, Đông Tây 4500 km, Bắc Nam 2500 km.
+ Tự nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ ven biển vào nội địa.
....................................................................................................
2. Vị trí địa lí
- Nằm ở bán cầu Tây.
- Giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
- Giáp Ca-na-đa và Mê-hi-cô.
- Gần các nước Mĩ Latinh.
..................................................................................................
II. Điều kiện tự nhiên
Phần trung tâm phân hoá tự nhiên thành 3 vùng tự nhiên lớn (thông tin phản hồi phiếu học tập số 1)
....................................................................................................
III. Dân cư Hoa Kì
1. Dân số
- Đứng thứ 3 thế giới.
- Tăng nhanh, chủ yếu do nhập cư đem lại tri thức, nguồn vốn, lực lượng lao động lớn
- Có xu hướng già hoá.
...................................................................................................
2. Thành phần dân cư
- Phức tạp: nguồn gốc Âu: 83% và Mĩ La tinh: 6%, dân bản địa: 1% sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
...................................................................................................
3. Phân bố dân cư
- Không đều: đông đúc vùng Đông Bắc, ven biển Đại dương; Thưa thớt ở vùng trung tâm và vùng núi hiểm trở phía Tây.
- Xu hướng từ Đông Bắc về Nam và ven bờ Thái Bình Dương.
- Dân thành thị cao: 79% (2004). 91,8% dân tập trung ở các thành phố vừa và nhỏ hạn chế những mặt tiêu cực của đô thị.
IV . Đánh giá
A. Trắc nghiệm
Khoang tròn câu trả lời đúng nhất: Quần đảo Ha-oai nằm ở đại dương
A. Thái Bình Dương.
B. Đại Tây Dương
C. ấn Độ Dương
D. Bắc Băng Dương
B. Tự luận
Hãy phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
V. Hoạt động nối tiếp
HS trả lời câu hỏi SGK.
VI. phụ lục
Dựa vào hình 6.1 và nội dung SGK, vốn hiểu biết hãy hoàn thành bảng sau:
Miền
Tây
Trung tâm
Đông
Đặc điểm vị trí và địa hình
Đặc điểm khí hậu
Tài nguyên phát triển công nghiệp
Tài nguyên phát triển nông nghiệp
Soạn ngày ... tháng ... năm 20...
Chơng trình cơ bản 11
Tiết 10 Bài 6: Hợp chúng quốc hoa kì (tiết 2)
Kinh tế
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
- Nắm được Hoa Kì có nền kinh tế quy mô lớn và đặc điểm các ngành kinh tế: dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp.
- Nhận thức được các xu hướng phát triển cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và nguyên nhân của sự thay đổi.
2. Về kĩ năng:
Phân tích số liệu thống kê để so sánh Hoa Kì với các châu lục, quốc gia; so sánh giữa các ngành kinh tế của Hoa kì.
II. Thiết bị dạy học
- Phóng to hình 6.3
- Bản đồ kinh tế chung Hoa Kì.
III. hoạt động dạy học
- ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
- GV mở bài: Điều kiện tự nhiên và dân cư có thể ví như bệ phóng để nền kinh tế Hoa Kì cất cánh. Nền kinh tế siêu cường hàng đầu thế giới được biểu hiện qua các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp như thế nào? Ưu thế về nền kinh tế Hoa Kì thể hiện rõ nét trong một vài ngành hay trong tất cả?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
HĐ1: Cá nhân
Bước 1: HS hoàn thành phiếu họp tập 1 (phần phụ lục)
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. Khẳng định lại một lần nữa vị trí của nền kinh tế của Hoa Kì so với thế giới.
.....................................................................................................................................
HĐ2: Cả lớp/nhóm
Bước 1: GV vẽ phác nhanh biểu đồ về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế năm 2001, nông nghiệp: 2%, CN: 26%, DV: 72%; năm 2005, nông nghiệp: 1%, CN: 20,7%, DV: 78,3%. Yêu cầu HS nhận xét.
Bước 2: Chia lớp 6 nhóm
Nhóm 1 & 2: Hoàn thành phiếu học tập 2a
Nhóm 3 & 4: Hoàn thành phiếu học tập 2b
Nhóm 5 & 6: Hoàn thành phiếu học tập 2c
Bước 2: Đai diện các nhóm lên trình bày, GV chuẩn kiến thức; hỏi thêm:
- Tại sao gần đây Hoa Kì luôn nhập siêu? Điều ấy có mâu thuẫn với nền kinh tế hàng đầu thế giới?
- Hãy chứng minh ngành ngân hàng và tài chính có mặt trên toàn thế giới đang tạo nguồn thu lớnn và tạo nhiều ưu thế cho nền kinh tế Hoa Kì.
- Hãy chứng minh Hoa Kì có nền CN hàng đầu thế giới. (Khai thác bảng số 6.4)
I. Nền kinh tế mạnh nhất thế giới
- Giữ vị trí hàng đầu thế giới từ 1890 đến nay.
- GDP 11667,5 > 1/4 thế giới
- GDP/người: 39739 USD
....................................................................................................
II. Các ngành kinh tế.
1. Các ngành dịch vụ
(Phiếu thông tin phản hồi phần phụ lục)
2. Công nghiệp
(Phiếu thông tin phản hồi phần phụ lục)
3. Nông nghiệp
(Phiếu thông tin phản hồi phần phụ lục)
IV . Đánh giá
A. Trắc nghiệm
Khoang tròn câu trả lời đúng nhất: Ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì là:
A. Ngư nghiệp. C. Công nghiệp chế biến
B. Công nghiệp D. Nông nghiệp
B. Tự luận
Hãy chứng minh nền kinh tế Hoa Kì hàng đầu thế giới.
V. Hoạt động nối tiếp
HS trả lời câu hỏi SGK.
VI. phụ lục
* Phiếu học tập 1
Dựa vào các bảng số liệu dưới đây hoàn thành phiếu học tập (Đáp án)
Bảng 6.3. GDP của Hoa Kì so với một số nước châu lục
Năm 2005 (World Bank) (tỉ USD)
Toàn thế giới
44384,8
Koa Kì
12445,0
Nhật Bản
4505,9
Đức
2781,9
Trung Quốc
2228,8
* Phiếu học tập 2a
Dựa vào SGK tr 41, 42 hoàn thành phiếu học tập (Đáp án)
Các ngành dịch vụ
Đặc điểm
Ngoại thương
- Tổng kim ngạch XNK 2004: 2344,2 tỉ USD
- Chiếm: 12% tổng kim ngạch ngoại thương
- Thường xuyên nhập siêu
- Năm 2004, nhập siêu: 707,2 tỉ USD
Giao thông vận tải
- Hiện đại nhất thế giới
- Hàng không: nhiều sân bay nhất thế giới, 30 hãng, 1/3 số hành khách so thế giới
- Đường bộ: 6,43 triệu km đường ôtô, 226,6 nghìn km đường sắt.
- Vận tải biển và đường ống: phát triển
Tài chính, thông tin liên lậc, du lịch
+ Tài chính
- Có mặt trên toàn thế giới nguồn thu lớn, nhiều lợi thế
- 600.000 tổ chức ngân hàng
- Thu hút: 7 triệu lao động
+ Thông tin liên lạc
- Rất hiện đại, cung cấp cho nhiều nước
- Nhiều vệ tinh, thiết lập hệ thống định vị toàn cầu
+ Du lịch
- Phát triển mạnh: 1,4 tỉ lượt người du lịch trong nước, 50 triệu khách nước ngoài
- Doanh thu năm 2004: 74,5 tỉ USD
* Phiếu học tập 2b
Dựa vào SGK tr 42, 43 hoàn thành phiếu học tập (Đáp án)
Các ngành công nghiệp
Đặc điểm
Công nghiệp chế biến
- Giảm: dệt kim, đồ nhựa
- Tăng: CN hàng không, vũ trụ, điện tử
Phân bố
- Trước đây: củ yếu ở vùng Đông Bắc (luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu, hoá chất)
- Hiện nay: mở rộng xuống vùng phía Nam và ven TBD (CN hàng không, vũ trụ, cơ khí, điẹn tử, viễn thông)
Sự thay đổi công nghiệp
Cơ cấu ngành
- Chiếm: 84,2% giá trị hàng xuất khẩu của cả nước
- Thu hút: 40 triệu lao động (2000)
Công nghiệp điện lực
- Các loại khác: điện địa nhiệt, điện từ gió, điện mặt trời
Công nghiệp khai thác
- Nhất thế giới: phốt phát, môlipđen
- Nhì thế giới: vàng, bạc, đồng, chì,
- Ba thế giới: dầu mỏ
* Phiếu học tập 2c
Dựa vào SGK tr 43, 44 hoàn thành phiếu học tập (Đáp án)
Nông nghiệp Hoa Kì
Đặc điểm
chung
Sản lượng
Chuyển dịch
cơ cấu
Hình thức tổ
chức sản xuất
Xuất khẩu
- Nền nông nghiệp tiên tiến
- Tính chuyên môn hoá cao
- Gắn với CN chế biến và thị trường tiêu thụ
- 201 tỉ USD
- Chiếm 2% GDP
- Giảm: giá trị hoạt động thuần nông
- Tăng: giá trị dịch vụ nông nghiệp
- Trạng trại
- Số lượng: giảm
- Diện tích TB: tăng
- Lớn nhất thế giới
- Lúa mì: 10 triệu tấn
- Ngô: 61 triệu tấn
- Đậu tương: 1718
- Doanh thu: 20 tỉ USD
Soạn ngày ... tháng ... năm 20...
Chơng trình cơ bản 11
Tiết 11 Bài 6: Hợp chúng quốc hoa kì (tiết 3)
Thực hành: Tìm hiểu sự phân hoá lãnh thổ sản xuất Hoa Kì
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
Xác định được sự phân bố một số nông sản và các ngành công nghiệp chính của Hoa Kì, những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố đó.
2. Về kĩ năng:
Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích bản đồ (lược đồ), phân tích các mối quan hệ giữa điều kiện phát triển với sự phân bố của các ngành nông, công nghiệp.
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ kinh tế chung Hoa Kì.
III. hoạt động dạy học
Khởi động:
- Yêu cầu HS trình bày đặc điểm phân bố sản xuất công nghiệp Hoa Kì.
- GV nói: Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về sự phân hoá sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của Hoa Kì.
1. Phân hoá lãnh thổ nông nghiệp
* Bài tập 1: Lập bảng theo mẫu sau và điền vào bảng các loại nông sản chính
HĐ 1: Cả lớp/cá nhân/cặp
Bước 1: Yêu cầu HS đọc bài tập 1, kẻ bảng trang 45 vào vở (Bảng 1).
Bước 2: HS quan sát hình 6.1 và 6.6 trong SGK và trên bảng, tự xác định trên hình 6.6 các khu vực trong bảng 1.
Bước 3: Cả lớp quan sát hình 6.6. Phân bố sản xuất nông nghiệp Hoa Kì trên bảng, lần lượt gọi HS lên bảng xác định các khu vực trong bảng 1 trên bản đồ. GV chuẩn xác kiến thức. Có thể nhắc lại vài lần sao cho HS đều xác định được các khu vực: Đồng băng ven biển Đông Bắc và phía Nam Ngũ Hồ, đồi núi A-pa-lat, Đồng băng ven vinh Mê-hi-cô, Đồng bằng trung tâm, đồi núi Cooc-đi-e.
Bước 4: Dựa vào hình 6.1 và 6.2 trong SGK và trên bảng, mỗi HS hoặc từng cặp hoàn thành bảng 1 - lập bảng sự phân hoá lãnh thổ sản xuất nông nghiệp Hoa Kì.
Trong khi HS làm bài tập, GV kẻ bảng 1 lên bảng.
Bước 5: Lần lượt gọi HS lên bảng điền các thông tin vào bảng 1.GV có thể treo bảng thông tin phản hồi đã chuẩn bị từ trước để HS đối chiếu.
Nông sản chính
Khu vực
Cây lương thực
Cây công nghiệp và cây ăn quả
Gia súc
GV có thể cho HS dựa vào các lược đồ trên bảng lần lượt giải quyết các câu hỏi sau:
- Xác định các vùng nông nghiệp và các sản phẩm chính của từng vùng.
- Giải thích sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp Hoa Kì
2. Phân hoá lãnh thổ công nghiệp
* Bài tập số 2: Lập bảng theo mẫu và điền vào các ngành công nghiệp chính của HoaKì
HĐ 2: Cá nhân
Bước 1: Yêu cầu HS lập bảng xác định vùng Đông Bắc, Tây và Nam của Hoa Kì trên lược đồ “Các trung tâm công nghiệp chính”, sau đó hướng dẫn lớp hoàn thành phiếu học tập 1.
Bước 2: Đại diện HS lên trình bày. GV chuẩn xác kiến thức.
HĐ 3: Cả lớp
Bước 1: HS dựa vào bảng chú giải Hình 6.7, sắp xếp các ngành công nghiệp thành 2 nhóm: Các ngành công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại; hoàn thnàh bảng 2.
Bước 2: HS lên điền thông tin lên bảng mẫu; GV chuẩn kiến thức.
Vùng
Các
ngành Cn chính
Vùng Đông Bắc
Vùng phía Nam
Vùng phía Tây
Các ngành công nghiệp truyền thống
Các ngành công nghiệp hiện đại
IV . Đánh giá
A. Trắc nghiệm
Dựa vào hình 6.7, sắp xếp ý ở cột A và B sao cho đúng:
A. Vùng cong nghiệp
B. Ngành công nghiệp
Đông bắc
Phía Tây
Phía Nam
a. Hoá dầu
b. điện nguyên tử
c. Chế tạo nguyên tử vũ trụ
d. Luyện kim màu
e. Luyện kim đen
g. Điện tử, viễn thông
h. Đóng tàu biển
i. Dệt may
k. Chế tạo máy
l. Cơ khí
m. Hoá chất
n. Sản xuất ô tô
B. Tự luận
1. Dựa vào hình 6.6 và 6.7 hãy trình bày một số nét cơ bản về sự phân bố nông nghiệp và công nghiệp Hoa Kì.
2. Tại sao vùng Đông Bắc phát triển các ngành công nghiệp truyền thống còn vùng phía Tây và phía Nam lại rất có ưu thế về ngành công nghiệp hiệnn đại?
V. Hoạt động nối tiếp
Sưu tầm tư liệu (bài viết, phim, tranh, ảnh,...) về một ngành công nghiệp của Hoa Kì
Soạn ngày ... tháng ... năm 20...
Chơng trình cơ bản 11
Tiết 12 Bài 7: liên minh châu âu (eu) (tiết 1)
EU - Liên minh khu vực lớn trên thế giới
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
- Trình bày được lí do hình thành: Quy mô, vị trí, mục tiêu, thể chế của EU và biểu hiện mối liên kết toàn diện giữa các nước EU.
- Chứng minh được EU là trung tâm kinh tế hnàg đầu thế giới.
- Nêu sự khác biệt về không gian kinh tế ở EU.
- Phân biệt được các bảng số liệu, sơ đồ, lược đồ trong SGK.
II. thiết bị dạy học
- Các bản đồ: các nước châu Âu. Qua trình phát triển của EU, sự phân hoá trong không gian kinh tế ở EU.
- Các biểu đồ, các bảng số liệu có trong SGK
III. hoạt động dạy và học
* Khởi động: GV hỏi: Em có biết gì về Liên minh châu Âu. Đặt vấn đề vì sao Eu ngày nay nổi tiếng là một liên kết khu vực có nhiều thành công trên thế giới? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về liêm minh châu Âu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
HĐ1: Cá nhân
Bước 1: HS Dựa vào kênh hình 7.2, kênh chữ trong SGK, hãy trình bày về sự ra đời và phát triển của EU?
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
.....................................................................................................................................
HĐ2: Cặp/nhóm
Bước 1: Dựa vào hình 7.3 , kênh chữ trong SGK để trả lời câu hỏi sau:
- Mục đích của EU là gì? Xác định nền tảng cho việc thực hiên mục đích đó.
- Hãy nêu tên các cơ quan đầu não của EU. Nó có chức năng gì?
- Trình bày nội dung của 3 trụ cột của EU theo hiệp ước Ma-a-xtrich.
Bước 2: Đai diện các nhóm lên trình bày, GV chuẩn kiến thức.
.....................................................................................................................................
HĐ2: Nhóm
Bước 1: GV chia lớp thành nhóm:
- Nhóm 1: Dựa vào nội dung bài học phần II, phân tích bảng 7.1 và hình 7.5 tìm ý chứng minh EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- Nhóm 2: Dựa SGK, bảng 7.1 và hình 7.5 nêu vai trò chính sách EU trong thương mại quốc tế.
Bước 2: Đai diện các nhóm lên trình bày, GV chuẩn kiến thức
I. Quá trình hình thành và phát triển.
1. Sự ra đời và phát triển
- Số lương thành viên tăng liên tục: Năm 1957: 6 đến năm 2002 là 27 thành viên.
- Mở rộng theo các hướng khác nhau của không gian địa lí.
- Mức độ liên kết thống nhất ngày càng cao.
....................................................................................................
2. Mục đích và thể chế
- Mục đích của EU: xây dựng và phát triển một khục vực tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, con người, tiền vốn giữa các nước thành viên và liên minh toàn diện.
- Các cơ quan đầu não:
+ Quốc hội châu Âu.
+ Hội đồng châu Âu.
+ Toà án châu Âu
+ Ngân hàng trung ương châu Âu
+ Các uỷ ban của EU
+ Cơ quan kiểm toán cảu châu Âu. Những cơ quan này quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị.
....................................................................................................
II. EU - Liên kết khu vực lớn trên thế giới.
1. EU - một trung tâm lớn trên thế giới
- EU là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới:
- Đứng đầu thế giới về GDP (2005)
- Dân số chỉ chiếm 8% thế giới, nhưng chiếm 26,5% tổng giá trị kinh tế của thế giới và tiêu thụ 19% năng lượng của toàn thế giới (2004).
2. Tổ chưa thưng mại hàng đầu thế giới
- EU chiếm 37,7% giá trị xuất khẩu của thế giới
- Tỷ trọng của EU trong xuất khẩu thế giới và tỷ trọng xuất khẩu/GDP của EU đều đứng đầu thế giới, vượt xa Hoa Kì, Nhật Bản.
IV . Đánh giá
A. Trắc nghiệm
1. ý nào sau đây không chính xác?
Cơ quan đầu não của EU là:
A. Quốc hội châu Âu C. Toà án châu Âu
B. Hội đồng châu Âu D. Hội đồng nội vụ
2. Quốc hội châu Âu có chức năng gì?
A. Dự thảo nghị quyết và dự luật
B. Tham vấn và ban hành các quyết định và luật lệ
C. Cơ quan quyền lực cao nhất của EU
D. Đưa ra các quyết định, đường lối chỉ đạo.
B. Tự luận
Trình bày tóm tắt qua trình hình thành và mục đích của châu Âu.
V. Hoạt động nối tiếp
HS trả lời câu hỏi SGK.
File đính kèm:
- Dia 11 CB thang 11.doc