Giáo án Địa lý 11 từ tiết 1 đến 10

A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

 Tiết 1- Bài 1

SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ - HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI.

I.MỤC TIÊU:

Sau bài học HS cần:

1. Về kiến thức

 - Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước: Phát triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới (NICS).

 - Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

 - Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: Xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.

2. Về kĩ năng

 - Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người ở hình 1.

 - Phân tích bảng số liệu về kinh tế – xã hội của từng nhóm nước.

 

doc29 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 11 từ tiết 1 đến 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gi¸o ¸n theo chuÈn kiÕn thøc kü n¨ng n¨m häc 2011-2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tài liệu PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THPT MÔN ĐỊA LÍ (Dùng cho các cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên, áp dụng từ năm học 2011-2012) LỚP 11 Cả năm: 37 tuần (35 tiết) Học kì I: 19 tuần (18 tiết) Học kì II: 18 tuần (17 tiết) Nội dung Thời lượng A - Khái quát về nền kinh tế - xã hội thế giới 7 tiết (6LT + 1TH) B - Địa lí khu vực và quốc gia 22 tiết (15LT + 7TH) Ôn tập 2 tiết Kiểm tra 4 tiết Cộng 35 tiết (21LT + 8TH + 2ÔT + 4KT) Học kì I, kết thúc ở bài 8: Liên bang Nga. Ngày soạn: A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI Tiết 1- Bài 1 SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ - HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI. I.MỤC TIÊU: Sau bài học HS cần: 1. Về kiến thức - Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước: Phát triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới (NICS). - Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: Xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức. 2. Về kĩ năng - Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người ở hình 1. - Phân tích bảng số liệu về kinh tế – xã hội của từng nhóm nước. 3. Về thái độ - Xác định trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Hình 1.1, 1.2 trong SGK. - Bản đồ các nước trên thế giới. - Phiếu học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Mở bài: 02 phút Ở lớp 10 các em đã được học địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế – xã hội đại cương. Năm nay các em sẽ được học cụ thể hơn về tự nhiên và kinh tế – xã hội của các nhóm nước và các nước. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các nhóm nước và cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cặp Bước 1: HS đọc mục I và quan sát hình 1 SGK, nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP/người. Bước 2: Đại diện HS trình bày. GV chuẩn xác và giải thích các khái niệm: GDP/người, FDI, HDI. GV cho HS hiểu thêm về các nước NIC qua các câu hỏi sau: - Kể tên một số nước NIC? Các nước này thuộc nhóm phát triển hay đang phát triển? Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của nước NIC? - Dựa vào đâu để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển? - Dựa vào hình 1 có thể kết luận người dân của khu vực nào giàu nhất, nghèo nhất? HĐ 2: Nhóm - Nhóm 1: Làm việc với bảng 1.1, trả lời câu hỏi kèm theo. - Nhóm 2: Làm việc với bảng 1.2, trả lời câu hỏi kèm theo. - Nhóm 3: Làm việc với thông tin ở ô chữ và bảng 1.3, trả lời câu hỏi kèm theo. Bước 1: Các nhóm thảo luận, GV kẻ phiếu học tập lên bảng. Bước 2: Đại diện các nhóm lên ghi kết quả vào ô tương ứng ở phiếu học tập trên bảng. Các nhóm khác nhận xét, GV kết luận. HĐ 3: Cả lớp GV giảng giải về đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Chú ý: - So sánh sự khác nhau cơ bản giữa các cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật (SGV- Tr.13). - GV giải thích và làm sáng rõ khái niệm “công nghệ cao”, đồng thời làm rõ vai trò của 4 công nghệ trụ cột. - GV yêu cầu HS trao đổi và trả lời các câu hỏi sau: + So sánh cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với các cuộc cách mạng trước đây? + Câu hỏi trong mục III. + Hãy chứng minh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới. + Em biết gì về nền kinh tế tri thức? I. Sự phân chia thành các nhóm nước. 06 phút - Trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới được chia thành 2 nhóm nước: Phát triển và đang phát triển. - Các nước phát triển có GDP lớn, FDI nhiều, HDI cao. - Các nước đang phát triển thì ngược lại. II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước. 17 phút (Thông tin phản hồi ở phiếu học tập, phần phụ lục). III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. 11 phút - Xuất hiện vào cuối thế kỉ XX. - Bùng nổ công nghệ cao. - Bốn công nghệ trụ cột: Sinh học, vật liệu, năng lượng, thông tin. - Xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ, tạo ra chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. - Nền kinh tế tri thức: Nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao. IV. ĐÁNH GIÁ: 06 phút Nối ý ở cột I và II sao cho đúng: I. Bốn công nghệ trụ cột II. Đặc điểm A. Công nghệ sinh học B.Công nghệ vật liệu C. Công nghệ năng lượng D. Công nghệ thông tin a. Tạo ra cá vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kĩ thuật số hoá, cáp sợi quang. b. Tạo ra những giống mới không có trong tự nhiên c. Tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới. d. Sử dụng ngày càng nhiều các dạng năng lượng mới. e. Nâng cao năng lực con người trong truyền tải, xử lí và lưu giữ thông tin. f. Tăng cường sử dụng năng lượng hạt nhân, mặt trời, sinh học, thuỷ triều,... g. Tạo ra các vật liệu siêu dẫn, vật liệu composit. h. Tạo ra những bước quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 03 phút Làm bài tập 2 và 3 trong SGK. VI. PHỤ LỤC: Bảng ghi kết quả thảo luận của các nhóm: Các chỉ số Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển GDP (2004 - %) 79,3 20,7 Tỉ trọng GDP phân theo khu vực kinh tế KVI KVII KVIII KVI KVII KVIII 2 27 71 25 32 43 Tuổi thọ bình quân (2005) 76 65 HDI (2003) 0,855 0,694 Ngày soạn: Tiết 2 – Bài 2 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá, khu vực hóa và hệ quả của toàn cầu hoá, khu vực hoá. - Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số liên kết kinh tế khu vực. - Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viên quy mô về số dân, GDP của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. 3. Thái độ Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hoá, khu vực hoá. Từ đó xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa phương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ các nước trên thế giới - Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thế giới, khu vực. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC - Kiểm tra bài cũ: 05 phút Câu 1, 2 trong SGK. Bài mới: 33 phút GV hỏi: Các công ti Honda, Coca cola, Nokia, Shap, Sam sung,... thực chất là của nước nào mà hầu như có mặt trên toàn thế giới? GV khẳng định đó là một dấu hiệu của toàn cầu hoá. GV hỏi tiếp: Vậy toàn cầu hoá là gì? Đặc trưng của toàn cầu hoá? Toàn cầu hoá và khu vực hoá có gì khác nhau? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Nhóm Bước 1: GV nêu các tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên phạm vi toàn cầu, làm rõ nguyên nhân của toàn cầu hoá kinh tế. Sau đó hướng HS vào các biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế. Bước 2: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu và trình bày một biểu hiện của toàn cầu hoá. - Đại diện các nhóm trình bày. GV kết luận, liên hệ với Việt Nam. Bước 3: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, toàn cầu hoá là cơ hội hay thách thức? (SGV – Tr.21). - Nêu và phân tích mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá? (Hệ quả). Chuyển ý: Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế thế giới đang tồn tại song song. Chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? HĐ 2: Cả lớp Bước 1: HS tìm các nước thành viên của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên bản đồ và dựa vào bảng 2 SGK để so sánh quy mô về dân số, GDP của các khối. Bước 2: HS trả lời câu hỏi: Nguyên nhân xuất hiện các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Nêu ví dụ. Bước 3: GV khái quát các ý kiến của HS thành khái niệm “khu vực hoá kinh tế”. Khu vực hoá được hiểu là một quá trình diễn ra những liên kết về nhiều mặt giữa các quốc gia nằm trong một khu vực địa lí, nhằm tối ưu hoá những lợi ích chung trong nội bộ khu vực và tối đa hoá sức cạnh tranh đối với các đối tác bên ngoài khu vực. Bước 4: HS trả lời các câu hỏi sau: - Khu vực hoá có những mặt tích cực nào và đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia? - Khu vực hoá và toàn cầu hoá có mối liên hệ như thế nào? - Liên hệ với Việt Nam trong mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN hiện nay. I. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế. 18 phút 1. Biểu hiện - Thương mại thế giới phát triển mạnh. - Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. - Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. 2. Hệ quả - Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. - Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế. - Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước. II. Xu hướng khu vực hoá kinh tế 15 phút 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực a. Nguyên nhân hình thành Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, các quốc gia có những nét tương đồng chung đã liên kết lại với nhau. b. Một số đặc điểm so sánh giữa các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. - Tổ chức thành lập sớm nhất: EU; muộn nhất NAPTA. - Tổ chức có số thành viên đông nhất: EU; ít nhất NAPTA. - Tổ chức có số dân đông nhất: APEC; ít nhất MERCOSUR. - Tổ chức có GDP cao nhất: APEC; thấp nhất MERCOSUR. - Tổ chức có GDP/người cao nhất: NAPTA; thấp nhất ASEAN. 2. Hệ quả của khu vực hoá kinh tế a. Tích cực - Thúc đẩy sự tăng trưởngvà phát triển kinh tế. - Tăng cường tự do hoá thương mại, đầu tư dịch vụ. - Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường từng nước, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. b. Tiêu cực Đặt ra nhiều vấn đề: tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia,... IV. ĐÁNH GIÁ 05 phút Nối các ý ở cột bên trái với cột bên phải cho đúng với quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới: A. Biểu hiện B. Đặc điểm a. Thương mại thế giới phát triển mạnh b. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu c. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh d. Khai thác triệt đẻkhoa học công nghệ e. Thị trương ftài chính quốc tế mở rộng f. Tăng cường sự hợp tác quốc tế g.Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn h. Gia tăng nhanh chóng khkoảng cách giàu nghèo V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 02 phút HS trả lời các câu hỏi trong SGK. Tiết 3 – Bài 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển. - Trình bày được nột số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. - Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình và chống nguy cơ chiến tranh. 2. Kĩ năng Phân tích được các bảng số liệu và liên hệ với thực tế. 3. Thái độ Nhận thức được: Để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Một số ảnh về ô nhiễm môi trường - Một số tin ảnh về chiến tranh và khủng bố. - Phiếu học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC - Kiểm tra bài cũ: 06 phút Câu 1, 2 trong SGK. Bài mới: 32 phút Ngày nay, bên cạnh những thành tựu vượt bậc về KHKT, về KH- XH, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu. Đó là những thách thức gì? Tại sao chúng lại mang tính toàn cầu? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển KT – XH trên toàn thế giới và trong từng nước? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Nhóm Bước 1: - Nhóm 1, 2, 3 : Tham khảo thông tin ở mục 1 và phân tích bảng 3.1, trả lời câu hỏi kèm theo bảng. - Nhóm 4, 5, 6: Tham khảo thông tin ở mục 2 và phân tích bảng 3.2, trả lời câu hỏi kèm theo bảng. Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi, trao đổi, chất vấn, bổ sung. Bước 3: GV kết luận, liên hệ với chính sách dân số ở Việt Nam. Lưu ý: Tránh để HS hiểu sai rằng người già ăn bám xã hội. Các em cần hiểu đây là trách nhiệm của xã hội đối với người già, những người có nhiều đóng góp cho xã hội. Chuyển ý: Sự bùng nổ dân số, sự phát triển kinh tế vượt bậc lại gây ra vấn đề toàn cầu thứ hai. Chúng ta cùng tìm hiểu phần II. HĐ 2: Cá nhân/cặp Bước 1: Từng cặp HS nghiên cứu SGK, hoàn thành phiếu học tập. Bước 2: Đại diện vài nhóm len trả lời Bước 3: GV kết luận và nhấn mạnh tính nghiêm trọng của các vấn đề môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Từ đó có thể hỏi tiếp: - Thế giới đã có những hành động gì để bảo vệ moi trường? Trong khi hướng dẫn HS trả lời câu hỏi này, GV kết hợp làm rõ câu hỏi 2 SGK. Chuyển ý: Kể một vài thông tin mới nhất về nạn khủng bố và hoạt động kinh tế ngầm của một vài nước trên thế giới. Chúng ta cùng tìm hiểu phần III. HĐ 3: Cả lớp Bước 1: GV thuyết trình có sự tham gia của HS về các hoạt động khủng bố quốc tế, hoạt động kinh tế ngầm. GV nhấn mạnh sự cần thiết phải chống chủ nghĩa khủng bố và cá hoạt động kinh tế ngầm. Bước 2: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Tại sao nói chống khủng bố không phải là việc riêng của chính phủ, mà còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân? I. Dân số 13 phút 1. Bùng nổ dân số - Dân số thế giới tăng nhanh: 6,477 tỉ người (2005). - Sự bùng nổ dân số thế giới hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển (80% số dân, 95% số dân tăng hàng năm của thế giới). - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên qua các thời kì giảm nhanh ở nhóm nước phát triển và giảm chậm ở nhóm nước đang phát triển. - Chênh lệch về tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa 2 nhóm nước ngày càng lớn. - Dân số nhóm đang phát triển vẫn tiếp tục tăng nhanh, nhóm nước phát triển có xu hướng chững lại. - Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên moi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống. 2. Già hoá dân số Dân số thế giới ngày càng già đi. a. Biểu hiện - Tỉ lệ trên 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ trên 65 tuổi ngày càng cao, tuổi thọ ngày càng tăng. - Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già. - Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ. b. Hậu quả - Thiếu lao động. - Chi phí phúc lợi cho người già lớn. II. Môi trường 14 phút (Thông tin phản hồi phiếu học tập phần phụ lục). 1.Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn. 2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương. 3. Suy giảm đa dạng sinh học. III. Một số vấn đề khác 05 phút - Nạn khủng bố đã xuất hiện trên toàn thế giới. - Các hoạt động kinh tế ngầm đã trở thành mối đe doạ đối với hoà bình và ổn định thế giới. IV. ĐÁNH GIÁ 04 phút HS kể tên các vấn đề môi trường toàn cầu. Nêu nguyên nhân và đề xuất các biện pháp giải quyết. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 03 phút - Làm bài tập 2 và 3 trong SGK. - Sưu tầm các tài liệu liên quan đến các vấn đề môi trường toàn cầu. VI. PHỤ LỤC Phiếu học tập và thông tin phản hồi: Vấn đề môi trường Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp Biến đổi khí hậu toàn cầu - Trái Đất nóng lên - Mưa axit - Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển hiệu ứng nhà kính. - Chủ yếu từ ngành sản xuất điện và các ngành CN sử dụng than đốt. - Băng tan - Mực nước biển tăng ngập một số vùng đất thấp. - Ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt và sản xuất. Cắt lượng giảm CO2, SO2, NO2, CH4 trong sản xuất và sinh hoạt. Suy giảm tầng ôdôn Tầng ôdôn bị thủng và lỗ thủng ngày càng lớn. Hoạt động CN và sinh hoạt một lượng khí thải lớn trong khí quyển. Ảnh hưởng đến sức khoẻ, mùa màng, sinh vật, thuỷ sinh. Cắt giảm lượng CFCS trong sản xuất và sinh hoạt. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương - Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt. - Ô nhiễm biển. - Chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. - Việc vận chuyển dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ - Thiếu nguồn nước sạch. - Ảnh hưởng đến sức khoẻ. - Ảnh hưởng đến sinh vật thuỷ sinh. - Tăng cường xây dựng các nhà máy xử lí chất thải. - Đảm bảo an toàn hàng hải. Suy giảm đa dạng sinh học Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Khai thác thiên nhiên quá mức. - Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu,... - Mất cân bằng sinh thái. Toàn thế giới tham gia vào mạng lưới các trung trâm sinh vật, xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên. Tiết 4 – Bài 4 Thực hành TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển. 2. Kĩ năng Thu thập và xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo về một số vấn đề mang tính toàn cầu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Một số ảnh về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, quản lí, kinh doanh. - Đề cương báo cáo (phóng to). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ: 05 phút Câu 1, câu 2 SGK trang 16 Bài mới: 27 phút Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển cũng chính là của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu bài thực hành này chúng ta sẽ có thêm kiến thức, hiểu rõ hơn những khó khăn Việt Nam sẽ phải đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hoá để sau này xây dựng đất nước. HĐ 1: Nhóm Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển. Bước 1: - GV nêu lên mục đích yêu cầu của tiết thực hành. - GV giới thiệu khái quát: Mỗi ô kiến thức trong SGK là nội dung về một cơ hội và thách thức của toàn cầu đối với các nước đang phát triển. Bước 2: - HS đọc các ô kiến thức trong SGK, dựa vào các tài liệu tham khảo và kiến thức đã học để rút ra kết luận về các đặc điểm của nền kinh tế thế giới. - Các kết luận phải được diễn đạt rõ ràng, đúng, đủ nội dung mà ô kiến thức đề cập đến. - Sắp xếp các kết luận theo thứ tự của các ô kiến thức. VD: + Kết luận 1 (sau ô 1): + Kết luận 2 (sau ô 2): - Kết luận chung: + Các cơ hội của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển: + Các thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển: HĐ 2: Trình bày báo cáo. Bước 1: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận thành báo cáo có chủ đề: “Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển”. Bước 2: Các nhóm khác bổ sung, góp ý. GV chuẩn kiến thức. IV. ĐÁNH GIÁ 10 phút 1. Câu nào dưới đây không chính xác: A. Toàn cầu hoá đem đến nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển. B. Toàn cầu hoá tạo nên nhiều thách thức lớn cho các nước đang phát triển. C. Toàn cầu hoá chỉ tạo cơ hội đón đầu các công nghệ hiện đại cho các nước phát triển. D. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế thế giới. 2. Động lực chính của sự phát triển của kinh tế thế giới trong những thập kỉ đầu thế kỉ 21 là: A. Những thành tựu về khoa học kĩ thuật. B. Những thành tựu về di truyền học. C. Những thành tựu về khoa học công nghệ. D. Những thành tựu vượt bậc về y học. 3. Phát triển bền vững đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế biểu hiện ở: A. Việc kí kết hàng loạt các hợp đồng kinh tế quốc tế. B. Việc dần thay thế sự phát triển các ngành truyền thống bằng các ngành công nghệ cao. C. Việc kí kết hàng loạt thoả thuận quốc tế về môi trường. D. Việc chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng chất xám cao. 4. Cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính ở Châu Á xảy ra vào cuối thế kỉ XX: A. Chỉ ảnh hưởng đến các nước trong khu vực. B. Ảnh hưởng đến Châu Á và một vài nước lân cận. C. Ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. D. Không ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế thế giới. 5. Toàn cầu hoá gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên vì: A. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để hơn. B. Hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ. C. Các ngành điện tử – tin học, công nghệ sinh học ngày càng phát triển. D. Công nghệ hiện đại được áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 03 phút HS về nhà hoàn thành bài báo cáo hoàn chỉnh từ 150 – 200 từ, với tiêu đề: “Một số đặc điểm của nền kinh tế thế giới”. Bài 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC Tiết 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được Châu Phi khá giàu khoáng sản, song có nhiều khó khăn do khí hậu khô nóng, tài nguyên môi trường bị cạn kiệt, tàn phá,... - Dân số tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn, song chất lượng cuộc sống thấp, bệnh tật, chiến tranh đe doạ, xung đột sắc tộc. - Kinh tế tuy có khởi sắc, nhưng cơ bản phát triển còn chậm. 2. Kĩ năng Phân tích lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của Châu Phi. 3. Thái độ Chia sẻ với những khó khăn mà người dân Châu Phi phải trải qua. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ Địa lí tự nhiên Châu Phi; Bản đồ kinh tế chung Châu Phi. - Tranh ảnh về cảnh quan và con người, một số hoạt động kinh tế tiêu biểu của người dân Châu Phi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ: 04 phút Bài mới: 33 phút GV giới thiệu về con sông dài nhất thế giới: Sông Nin, nơi phát nguyên của sông Nin, với 2 nhánh chính Nin Xanh và Nin Trắng, những chặng đường sông Nin đi qua, những món quà tặng mà sông Nin đem đến cho người dân Châu Phi để dẫn dắt vào bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Nhóm - GV khái quát về vị trí địa lí Bước 1: - Dựa vào hình 5.1 SGK, hệ toạ độ trả lời câu hỏi: Đặc điểm khí hậu và cảnh quan Châu Phi? Gợi ý: + Kể tên các hoang mạc ở Châu Phi. + Nguyên nhân hình thành các hoang mạc. - Dựa vào kênh chữ trong SGK và hình 5.1 hãy: + Nhận xét sự phân bố và hiện trạng khai thác khoáng sản ở Châu Phi? + Hậu quả khai thác tài nguyên rừng ở Châu Phi? + Biện pháp khắc phục tình trạng khai thác quá mức các nguồn tài nguyên trên? Bước 2: - Đại diện nhóm trình bày, GV chuẩn kiến thức. - GV liên hệ cảnh quan bán hoang mạc ở Bình Thuận của Việt Nam. - Khoáng sản vàng của Châu Phi nhiều nhất thế giới. HĐ 2: Cặp Bước 1: HS dựa vào bảng 5.1, kênh chữ trong SGK: - So sánh và nhận xét tình hình sinh tử, gia tăng dân số của Châu Phi với thế giới và các Châu lục khác? - Nhận xét chung về tình hình xã hội Châu Phi. - Nhân tố chủ yếu dẫn đến tình trạng dân cư, xã hội Châu Phi hiện nay? Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. HĐ 3: Cả lớp Bước 1: Dựa vào bảng 5.2 và kênh chữ trong SGK hãy: Nhận xét về tình hình phát triển kinh tế Châu Phi? Gợi ý: - So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số khu vực thuộc Châu Phi với thế giới và Mĩ La Tinh. - Đóng góp vào GDP toàn cầu của Châu Phi cao hay thấp? - Những nguyên nhân là cho nền kinh tế Châu Phi kém phát triển? Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. Liên hệ Việt Nam thời Pháp thuộc: Bắt người dân đi xây dựng các công trình giao thông, đồn điền... “Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng khi về bủng beo” GV: Kinh tế Châu Phi hiện đang phát triển theo chiều hướng tích cực, liệu cuộc sống của người dân các nước Châu Phi đã cải thiện được chưa? Vì sao chưa cải thiện được? I. Một số vấn đề về tự nhiên 11 phút - Khí hậu đặc trưng: khô nóng. - Cảnh quan chính: hoang mạc, xa van. - Tài nguyên: bị khai thác mạnh. + Khoáng sản: cạn kiệt. + Rừng ven hoang mạc bị khai thác mạnh sa mạc hoá. * Biện pháp khắc phục: - Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên. - Tăng cường thuỷ lợi hoá. II. Một số vấn đề về dân cư – xã hội 11 phút 1. Dân cư - Dân số tăng nhanh - Tỉ lệ sinh cao - Tuổi thọ trung bình thấp - Trình độ dân trí thấp 2. Xã hội - Xung đột sắc tộc - Tình trạng đói nghèo nặng nề - Bệnh tật hoành hành: HIV, sốt rét,... - Chỉ số HDI thấp * Nhiều tổ chức quốc tế giúp đỡ * Việt nam hỗ trợ về giảng dạy, tư vấn kĩ thuật. III. Một số vấn đề về kinh tế 33 phút - Kinh tế kém phát triển: + Tỉ lệ tăng trưởng GDP + Tỉ lệ đóng góp vào GDP toàn cầu thấp + GDP/ người thấp + Cơ sở hạ tầng kém - Nguyên nhân + Từng bị thực dân thống trị tàn bạo + Xung đột sắc tộc + Khả năng quản lí kém + Dân số tăng nhanh. IV. ĐÁNH GIÁ 06 phút A. Trắc nghiệm 1. Giải pháp nào nhằm hạn chế tình trạng sa mạc hoá ở Châu Phi? A. Trồng rừng. B. Khai thác hợp lí tài nguyên rừng. C. Đẩy mạnh thuỷ lợi hoá. 2. Ý nào không phải là nguyên nhân làm cho nền kinh tế một số nước Châu Phi kém phát triển: A. Bị cạnh tranh bởi các nước phát triển B. Xung đột sắc tộc C. Khả năng quản lí kém D. Từng bị thực dân thống trị tàn bạo. 3. Câu nào sau đây không chính xác? A. Tỉ lệ tăng trưởng GDP ở Châu Phi tương đối cao trong thập niên vừa qua. B. Hậu quả thống trị nặng nề của thực dân còn in dấu nặng nề trên đường biên giới các quốc gia. C. Một vài nước Châu PHi có nền kinh tế chậm phát triển. D. Nhà nước của nhiều quốc gia Châu Phi còn non trẻ, thiếu khả năng quản lí. B. Tự luận 1. Người dân Châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác, bảo vệ tự nhiên? 2. Dựa vào bảng 5.1, nhận xét về tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng tự nhiên của Châu Phi? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 02 phút HS trả lời các câu hỏi trong SGK. Tiết 6 – Bài 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (tiếp theo) MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết Mĩ La

File đính kèm:

  • docgiao an 11.doc