I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Hiểu được tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tư nhiên khác và cảnh quan thiên nhiên.
- Nắm được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa trong các thành phần tự nhiên : Địa hình, sông ngòi, đất và hê sinh thái rừng.
- Biết được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.
2. Về kỹ năng :
- Khai thác kiến thức từ bản đồ Địa lí tự nhiên tạo nên tính thống nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Phân tích và chứng minh mối quan hệ tác động giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ( tiết 2 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 26/10/2008
Ngày dạy : 28/10/2008
Tiết : 11
Tuần : 12
Bài 10 : THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Hiểu được tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tư nhiên khác và cảnh quan thiên nhiên.
- Nắm được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa trong các thành phần tự nhiên : Địa hình, sông ngòi, đất và hêï sinh thái rừng.
- Biết được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.
2. Về kỹ năng :
- Khai thác kiến thức từ bản đồ Địa lí tự nhiên tạo nên tính thống nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Phân tích và chứng minh mối quan hệ tác động giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
3. Về thái độ :
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường và có những tác động tích cực đối với các thành phần tự nhiên.
4. Kiến thức trọng tâm :
- Những biểu hiện của thiên nhiên nhiêt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên : Địa hình, đất, sông ngòi và hệ sinh thái rừng.
- Aûnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống : Các mặt thuận lợi và hạn chế, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Một số tranh ảnh hoặc đoạn phim về địa hình, sông ngòi, các hệ sinh thái rừng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
III. Phương pháp : Thảo luận, phân tích, giảng giải.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học :
1. Ổn định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài )
2. Kiểm tra bài cũ :
CH 1 : Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào ?
à Sgk trang 40.
CH 2 : Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.
à Sgk trang 40, 41, 42.
3. Bài mới :
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại một số kiến thức chính của bài 9 ( Tiết 1 ).sau đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
HĐ 1 : Nhóm
Bước 1 : Gv treo bản đồ Địa lí tự nhiên lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và Atlat địa lý VN.
Bước 2 : GV chia lớp thành các nhóm nhỏ ( 4-6 hs) và yêu cầu HS làm việc theo phiếu học tập sau:
Phiếu học tập
Các thành phần tự nhiên
Biểu hiện
Nguyên nhân
Nguyên nhân
Sông ngòi
Đất
Sinh vật
Bước 3 : GV gọi học sinh trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường và chuẩn xác kiến thức.
HĐ 2 : Nhóm
Bước 1: Gv chia lớp thành 2 nhóm lớn và yêu cầu trả lời các câu hỏi sau:
Nhóm 1 :
? Nêu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
? Lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi ý .
Nhóm 2 :
? Nêu những thuân lợi và khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống ? Lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi ý.
Bước 2 : Các nhóm thảo luận theo câu hỏi.
Bước 3 : Đại diện các nhóm lên trình bày nội dung thảo luận kèm theo ví dụ minh hoạ.
Nhóm còn lại bổ sung ý kiến.Gv chuẩn kiến thức vàbổ sung : Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất và đời sống trong đó sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn nhất. Vì vậy cần có nhiều biện pháp để phòng tránh các thiên tai như phục hồi lớp phủ thực vật trên đất trống bằng mô hình nông – lâm kết hợp, xây dựng hệ thống thuỷ lợi,
2. Các thành phần tự nhiên khác :
( Thông tin phản hồi ở phần phụ lục )
3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống :
a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp :
- Thuận lợi:
+ Nền nhiệt ẩm cao, lượng mưa nhiều => phát triển nông nghiệp lúa nước,..
+ Khí hậu phân hoátheo mùa => Tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi,..
b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống :
- Thuận lợi:
+ Phát triển các ngành kinh tế: Lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải,..
+ Đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng,..
Khó khăn: Khí hậu nhiệt đới gió mùa gây nhiều khó khăn cho các hoạt động sản xuất như :
+ GTVT, du lịch, CN khai thác,..
+ Bảo quản máy móc, thiết bị,
+ Bão, lũlàm tổn thất cho mọi ngành sản xuất, con người và tài sản.
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
4. Củng cố : Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống? Các biện pháp khắc phục những khó khăn
5. Dặn dị :
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sau bài học trong SGK . Đọc trước bài mới : “ Thiên nhiên phân hĩa đa dạng ”.
V. Phụ lục :
THÔNG TIN PHẢN HỒI CỦA PHIẾU HỌC TẬP
Các thành phần tự nhiên
Biểu hiện
Nguyên nhân
Địa hình
- Xâm thực mạnh ở miền núi
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
- Do tác động của các yếu tố nhiệt độ, biên độ nhiệt, gió, mưa.
Sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
Chế độ nước theo mùa.
- Khí hậu nhiệt đới nhiều mưa và phân hoá theo mùa.
Đất
Quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu.
Đất dễ suy thoái.
- Nền nhiệt và độ ẩm cao làm cho phong hoá diễn ra mạnh.
Sinh vật
Có hệ sinh thái rừng nguyên sinh.
Trong giới sinh vật, thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế .
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhiều mưa và nhiệt độ cao.
File đính kèm:
- Bai 10Thien nhien nhiet doi am gio mua.doc