VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thưc
- Hiểu được cơ cấu phân theo ngành của ngành thương mại và tình hình hoạt động nội thương của nước ta.
- Nắm được tình hình, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu và thị trường chủ yếu của Việt nam.
- Biết được khái niệm tài nguyên du lịch và các loại tài nguyên du lịch chính ở nước ta.
- Trình bày được tình hình phát triển và các trung tâm du lịch quan trọng.
2. Về kĩ năng
- Chỉ ra được trên bản đồ các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu, các loại tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) và các trung tâm du lịch có ý nghĩa quôc gia và vùng của nước ta.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 CB Tiết 34 - Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n 05/03/ 2009
TiÕt 34 - Bµi 31
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thưc
- Hiểu được cơ cấu phân theo ngành của ngành thương mại và tình hình hoạt động nội thương của nước ta.
- Nắm được tình hình, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu và thị trường chủ yếu của Việt nam.
- Biết được khái niệm tài nguyên du lịch và các loại tài nguyên du lịch chính ở nước ta.
- Trình bày được tình hình phát triển và các trung tâm du lịch quan trọng.
2. Về kĩ năng
- Chỉ ra được trên bản đồ các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu, các loại tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) và các trung tâm du lịch có ý nghĩa quôc gia và vùng của nước ta.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ Du lịch Việt nam.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Bảng số liệu, biểu đồ các loại về thương mại, du lịch.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Hỏi bài củ
Không hỏi vì mới học bài thực hành.
2. Mở bài.
GV: Giới thiệu, thương mại và du lịch là hai ngành thuộc khu vực dịch vụ đang ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản cần nắm vững
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngành nội thương
Hình thức: Cá nhân/ cặp
GV: Yêu cầu HS dựa vào Atlat Địa lí Việt nam trang 19 (thương mại năm 2000) và hình 31.1, hãy:
+ Nội thương là gì?
+ Nêu nhận xét về tình hình phát triển ngành nội thương của các vùng ở nước ta.
+ Hãy nhận xét cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế của nước ta.
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Chuẩn kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng.
Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngành ngoại thương
Hình thức: Cá nhân/ cặp
GV: Yêu cầu HS dựa vào hình 31.2, 31.3 và thông tin ở mục 1.b, hãy cho biết:
+ Ngoại thường là gì?
+ Chứng minh rằng hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây có những chuyển biến tích cực?
HS: Dựa vào hình 31.2, 31.3 và thông tin ở mục 1.b, để trả lời câu hỏi.
GV: Chuẩn kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng.
- Ngoại thương: là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tài nguyên du lịch
Hình thức: Cá nhân
GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục 2.a, hình 31.4 và hình 31.5,hãy:
+ Cho biết tài nguyên du lịch là gì?
+ Chứng minh nhận định: "So với nhiều nước trong khu vực, tài nguyên du lịch của nước ta tương đối đa dạng và phong phú? Dẩn chứng.
HS: Dựa vào thông tin ở mục 2.a, hình 31.4 và 31.5 để trả lời câu hỏi
GV: Chuẩn kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng.
² Khái niệm: Là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
Hoạt động 4: Tìm hiểu tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu
Hình thức: Cá nhân
GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục 2.b, hình 31.6, hãy:
+ Nêu phân tích tình hình phát triển của ngành du lịch nước ta?
+ Nêu các trung tâm du lịch lớn và sản phẩm du lịch chính của từng vùng.
HS: Dựa vào thông tin ở mục 2.a, hình 31.6 để trả lời câu hỏi
GV: Chuẩn kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng.
1. Thương mại
a. Nội thương
- Các vùng có nền kinh tế phát đồng thời cũng là các vùng có hoạt động nội thương diễn ra tấp nập như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
- Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế thì thành phần tư nhân cá thể chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng tăng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng mạnh; ngược lại các thành phần quốc doanh lại có xu hướng giảm. đặc biệt là thành phần nhà nước giảm nhanh.
b. Ngoại thương
Từ khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, nhất là những năm gần đây. Hoạt động xuất nhập khẩu có những thay đổi cơ bản.
- Về xuất khẩu có những bước tiến bộ vượt trội cả về quy mô, cơ cấu và thị trường:
+ Quy mô xuất khẩu tăng liên tục, từ 2,4 tỉ USD năm 1990 lên 32,4 tỉ USD năm 2005 → Kim ngạch xuất khẩu bình quân/ đầu người liên tực tăng (năm 2005 là 390,1 USD, năm 2000 chỉ ở mức 186,6 USD).
+ Các mặt hàng xuất khẩu gia tăng cả về chủng loại, số lượng và cơ cấu. đến năm 2006 đã có 21 mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch trên 100 triệu USD/ 1 mặt hàng.
+ Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, nước ta có quan hệ buôn bán với 221 nước và vùng lãnh thổ, trong đó xuất khẩu đến 219 nước, nhập khẩu từ 151 nước và vùng lãnh thổ. Các thị trường xuất khẩu lớn nhật của nước ta là Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc và Ô-xtrây-li-a.
+ Tuy nhiên, một trong những hạn chế về xuất khẩu của nước ta là tỉ trọng hàng đã qua chế biến hoặc tinh chế còn thấp và tăng chậm. tỉ lệ hàng gia công còn khá lớn.
- Về nhập khẩu:
+ Nguồn hàng nhập khẩu của nước ta tăng nhanh, từ hơn 2,8 tỉ USD năm, 1990 lên gần 36,8 tỉ USD năm 2005. Mức tăng nhập khẩu phản ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất và tiêu dùng cũng như phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
+ Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta bao gồm tư liệu sản xuất (94,9% kim ngạch nhập khẩu năm 2002) và hàng tiêu dùng (5,1%)
+ Về cơ cấu thị trường, tuy thị phần châu Á - Thái Bình Dương có giảm nhẹ, song vẫn chiếm hơn 80% kim ngạch nhập khẩu và còn cách khá xa so với mục tiêu giảm thị phầm của châu lục này xuống 55%.
+ Giá trị nhập khẩu tăng và xu hướng tăng tỉ trọng tư liệu sản xuất là kết quả tất yếu của việc tăng cường xuất khẩu. Tuy vậy, tốc độ tăng cao của nhóm nguyên, nhiên, vật liệu lại chứng tỏ sự phụ thuộc nhiều của các mặt hàng xuất khẩu vào nguyên liệu nhập.
2. Du lịch
a. Tài nguyên du lịch
So với nhiều nước trong khu vực, tài nguyên du lịch của nước ta tương đối đa dạng và phong phú:
- Về tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Địa hình: nước ta có 200 hang động, 125 bãi biển, hệ thống đảo ven bờ gồm 2.773 đảo. Một số đảo có tiềm năng về du lịch như đảo Phú Quốc (Kiên Giang), đảo Cát Bà (Hải Phòng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam)..., 2 di sản thiên nhiên thế giới (vịnh Hạ Long và Phong Nha - Kẻ Bàng).
+ Khí hậu: đa dạng, phân hóa, tạo nhiều tiềm năng du dịch mùa đông trên núi.
+ Nước: có nhiều thế mạnh về sông hồ; nước khoáng... tạo ra các loại hình du lịch hồ, sông nước. đặc biệt là suối nước khoáng nóng, rất có giá trị về du lịch nghĩ dưỡng (nước ta đã phát hiện được 400 - 500 nguồn nước khoáng).
+ Về tài nguyên sinh vật, đáng chú ý là 30 vườn quốc gia cùng với hang chục khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển Đây là cơ sở để phát triển loại hình du lịch sinh thái.
- Về tài nguyên nhân văn:
+ Di tích: Nước ta có 4 vạn di tích, trong đó có hơn 2,6 vạn di tích được xếp hạng; 3 di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận. đó là Cố Đô Huế, vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Tháp chăm Mỹ Sơn và 2 di sản văn hóa phi vật thể, đó là nhã nhạc cung đình Huế, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
+ Lễ hội: Có nhiều lễ hội, diễn ra quanh năm, như tập trung chủ yếu vào mùa xuân.
+ Tài nguyên khác: nước ta có nhiều làng nghề; nhiều hoạt động văn nghệ dân gian, ẩm thực...
b. Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu.
² Tình hình phát triển:
- Ngành du lịch chính thức ra đời năm 9-7-1960. Tuy nhiên thật sự phát triển mạnh và trở thành ngành quan trọng chỉ từ đầu thập niên 90 của thế kĩ XX cho đến nay nhờ chính sách đổi mới của Nhà nước.
- Số lượt khách du lịch nội địa và quốc tế nhìn chung tăng qua các năm. Đặc biệt là khách quốc tế tăng nhanh, vì vậy số lượng khách sạn và doanh thu của ngành cũng tăng nhanh.
² Các trung tâm du lịch chủ yếu:
- Về phân hóa lãnh thổ. Nước ta được chia thành 3 vùng du lịch:
+ Vùng du lịch Bắc Bộ (bao gồm 28 tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh), sản phầm tiêu biểu là du lịch văn hóa kết hợp du lịch sinh thái, tham quan, nghĩ dưỡng.
+ Vùng du lịch Bắc Trung Bộ (bao gồm 6 tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi), sản phẩm đặc trưng là tham quan các di tích văn hóa lịch sử và kết hợp du lịch biển, hang động và quá cảnh.
+ Vùng du lịch Nam trung Bộ và Nam Bộ (bao gồm 29 tỉnh còn lại), với các sản phẩm quan trọng là tham quan, nghĩ dưỡng ở biển, núi, du lịch sông nước và sinh thái.
- Các trung tâm du lich lớn nhất nước ta gồm: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng và các trung tâm du lịch quan trọng khác như hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ
IV. ĐÁNH GIÁ
- Chứng minh rằng hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.
- Chứng minh rằng tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú và đa dạng.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Làm bài tập 1 (trang 132, SGK)
- GV hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị đề cương ôn tập
File đính kèm:
- Tiet 34 bai 31 Van de phat trien thuong mai du lich Dia li 12 CB.doc