Giáo án Địa lý 12 cơ bản bài 30, 31

Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải

và thông tin liên lạc.

I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu:

1. Kiến thức:

- Trình bày được sự phát triển và của các tuyến đường chính của các loại hình vận tải ở nước ta.

- Nêu được đặc điểm phát triển của các ngành Bưu chính và viễn thông.

2. Kĩ năng:

- Đọc bản đồ giao thông vận tải Việt Nam.

- Phân tích bảng số liệu về phân bố máy điện thoại theo các vùng.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 cơ bản bài 30, 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 35 Soạn ngày..02 tháng..03 năm 2011 Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc. I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu: 1. Kiến thức: - Trình bày được sự phát triển và của các tuyến đường chính của các loại hình vận tải ở nước ta. - Nêu được đặc điểm phát triển của các ngành Bưu chính và viễn thông. 2. Kĩ năng: - Đọc bản đồ giao thông vận tải Việt Nam. - Phân tích bảng số liệu về phân bố máy điện thoại theo các vùng. II. phương tiện dạy học: - Bản đô Giao thông vận tải Việt Nam.. - At lat Địa lí Việt Nam. III. Hoạt động dạy và học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra miệng: * Khởi động: GV có thể đặt câu hỏi: Hãy nêu vai trò của ngành giao thông vận tải (GTVT) và thông tin liên lạc (TTLL) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Sau đó dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung bài học. * Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính * Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành GTVT. Hình thức: Nhóm. Bước 1: ? Nước ta có những loại hình GTVT nào?, sau khi HS trả lời, GV chia nhóm và giao việc: ? Dựa vào SGK, Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam, át lát Địa lí Việt Nam và sự hiểu biết của mình, mỗi nhóm tìm hiểu hai loại hình GTVT theo phiếu học tập. + Nhóm 1+ 2: Tìm hiểu ngành GTVT đường bộ và đường sắt, hoàn thành phiếu học tập số 1. + Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu ngành GTVT đường sông, đường biển, hoàn thành phiếu học tập số 2. + Nhóm 5 + 6: Tìm hiểu ngành GTVT đường hàng không và đường ống, hoàn thành phiếu học tập số 3. ( Đói với những lớp HS khá trở lên, GV yêu cầu nêu vai trò của các tuyến trọng yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hay cả vùng). Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày. ( Khi trình bày các tuyến đường chính, HS phải chỉ được các tuyến đó trên bản đồ), các nhóm còn lại góp ý, bổ sung, Sau đó GV đưa ra thông tin phản hồi để các nhóm đối chiếu. * Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành Bưu chính. Bước 1: HS đọc SGK, cho biết hiện trạng phát triển ngành Bưu chính nước ta và những giải pháp trong giai đoạn tới. Bước 2: HS trả lời. GV giúp HS chuẩn kiến thức. * Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành viễn thông. Bước 1: HS đọc SGK, cho biết tình hình phát triển ngành Viễn thông nước ta? Bước 2: GV chuẩn kiến thức. 1) Giao thông vận tải: ( Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1 + 2 + 3) 2) Thông tin liên lạc: a) Bưu chính: - Hiện nay: + Vẫn là ngành chủ yếu mang tính phục vụ, với mạng lưới rộng khắp nhưng phân bố chưa đều trên toàn quốc. + Kĩ thuật đang còn lạc hậu, chưa đáp ứng tốt sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân. - Giai đoạn tới: + Triển khai thêm các hoạt động mang tính kinh doanh để phù hợp với kinh tế thị trường. + áp dụng tiến bộ về khoa học kĩ thuật để đẩy nhanh tốc độ phát triển. b) Viễn thông: - Có xuất phát điểm rất thấp, nhưng phát triển với tốc độ nhanh vượt bậc. - Trước thời kì đổi mới: + Mạng lưới thiết bị cũ kĩ lạc hậu. + Dịch vụ nghèo nàn... - Trong những năm gần đây: + Tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. + Đón đầu các thành tựu kĩ thuật hiện đại. - Mạng lưới viễn thông tương đối đa dạng và không ngừng phát triển. + Mạng điện thoại. + Mạng phi thoại. + Mạng truyền dẫn. IV. Đánh giá: Câu 1: Hãy sắp xếp các ý ở cột A và B sao cho hợp lí: Ngành Vai trò I. Giao thông vận tải II. Thông tin liên lạc 1. Giúp cho các quá trình sản xuất và việc đi lại của nhân dân được diễn ra liên tục, thuận tiện. 2. Củng cố tính thống nhất về nền kinh tế - xã hội. 3. Giúp cho việc giao lưu kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế được thực hiện nhanh chóng. 4. Tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo mối giao lưu kinh tế - xã hội với các nước khác trên thế giới. 5. Có vai trò rất qua trọng đối với nền kinh tế thị trường, giúp cho những người quản lí Nhà nước, quản lí kinh doanh có những quyết định nhanh, chính xác, hiệu quả. 6. Khắc phục những hạn chế về thời gian và khoảng cách, làm cho con người gần nhau hơn, đông thời cũng giúp con người nâng cao nhận thức về nhiều mặt. Câu 2: Quốc lộ 1A bắt đầu từ cửa khẩu: A. Móng Cái (Quảng Ninh) C. Tân Thanh (Lạng Sơn) B. Hữu Nghị (Lạng Sơn) D. Thanh Thủy (Hà Giang) Câu 3: Đường số 9 nổi tiếng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ chạy qua tỉnh: A. Hà Tĩnh C. Quảng Trị B. Quảng Bình D. Huế. Câu 4: Tuyến đường có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía Tây đất nước là: A. Quốc lộ 1A C. Đường số 6. B. Đường số 9 D. Đường Hồ Chí Minh. Câu 5: Số máy điện thoại thuê bao bình quân trên 100 dân ở nước ta năm 2005 đạt: A. 18 máy. C. 20 máy. B. 19 máy. D. 25 máy. V. Hoạt động nối tiếp: Cho bảng số liệu sau đây: Khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta phân theo ngành vận tải (Đơn vị: nghìn tấn) Năm Đường sắt Đường ô tô Đường sông Đường biển Đường hàng không 2000 6258 141139 43015 15553 45 2005 8838 212263 62984 33118 105 1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp biểu hiện quy mô và cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta phân theo ngành vận tải năm 2000 và 2005. 2. Nhận xét và giải thích về cơ cấu vận chuyển hàng hóa theo các ngành vận tải trên. VI. Phụ lục: Phiếu học tập số 1: Loại hình Sự phát triển Các tuyến đường chính Đường bộ (đường ô tô) Đường sắt Phiếu học tập số 2: Loại hình Sự phát triển Các tuyến đường chính Đường sông Ngành vận tải đường biển Phiếu học tập số 3: Loại hình Sự phát triển Các tuyến đường chính Đường hàng không Đường ống Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1: Loại hình Sự phát triển Các tuyến đường chính Đường bộ (đường ô tô) - Mở rộng và hiện đại hóa. - Mạng lưới phủ kín các vùng. - Phương tiện nâng cao về số lượng và chất lượng. - Khối lượng vận chuyển và luân chuyển tăng nhanh. - Tồn tại: mật độ và chất lượng đường còn thấp... - Quốc lộ 1A. - Đường Hồ Chí Minh. - Quốc lộ 5, Quốc lộ 5, quốc lộ 9, quốc lộ 14. Đường sắt - Chiều dài trên 3100 km. - Trước 1991, phát triển chậm, chất lượng phục vụ còn hạn chế, hiện nay đã được nâng cao. - Khối lượng vận chuyển và luân chuyển tăng nhanh. - Đường sắt Thống nhất. - Các tuyến khác: + Hà Nội - Hải Phòng. + Hà Nội - Lào Cai. + Hà Nội - Thái Nguyên. - Mạng lưới đường sắt xuyên á đang được nâng cấp. Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2: Loại hình Sự phát triển Các tuyến đường chính Đường sông - Có chiều dài 11.000 km. - Phương tiện vận tải khá đa dạng, nhưng ít được cải tiến và hiện đại hóa. - Có nhiều cảng sông, với 90 cảng chính. - Khối lượng vận chuyển và luân chuyển tăng. - Hệ thống sông Hồng- Thái Bình. - Hệ thống sông Mê Công - Đồng Nai. - Một só sông lớn ở miền Trung. Ngành vận tải đường biển - Có đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, kín gió... thuận lợi cho vận tải đường biển. - Cả nước có 73 cảng biển, các cảng biển liên tục được cải tạo để nâng cao năng suất. - Hải Phòng - TP Hồ Chí Minh. Thông tin phản hồi phiếu học tâp số 3: Loại hình Sự phát triển Các tuyến đường chính Đường hàng không - Là ngành còn non trẻ nhưng có bước tiến rất nhanh. - Khối lượng vận chuyển và luân chuyển tăng rất nhanh. - Cả nước có 19 sân bay ( trong đó có 5 sân bay quốc tế) - Đường bay trong nước, chủ yếu khai thác 3 đầu mối: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. - Mở một số đường bay đến các nước trong khu vực và trên thế giới. Đường ống Gắn với sự phát triển của ngành dầu khí. - Phía Bắc: tuyến đường B12 (Bãi cháy - Hạ Long) vận chuyển xăng dầu. - Phía Nam: một số đường ống dẫn dầu từ thềm lục địa vào đất liền. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK: Câu 1: Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong sự phát triển kinh tế xã hội? a) Vai trò của giao thông vận tải: - Giao thông vận tải là một ngành sản xuất đặc biệt vừa mang tính chất sản xuất vật chất, vừa mang tính chất dịch vụ và có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. - Giao thông vận tải tham gia hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất, nó nối liền sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, đồng thời phục vụ đắc lực cho đời sống nhân dân. - Giao thông vận tải tạo mối giao lưu, phân phối điều khiển các hoạt động, đến sự thành bại trong kinh doanh. - Giao thông vận tải tạo mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các vùng, các địa phương. Vì vậy các đầu mối giao thông vận tải đồng thời cũng là các điểm tập trung dân cư, trung tâm công nghiệp và dịch vụ. - Giao thông vận tải góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng hẻo lánh, giữ vững an ninh, quốc phòng, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại Giao thông vận tải được coi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta, thì giao thông vận tải còn là điều kiện quan trọng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. b) Vai trò của thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc đảm nhậ vận chuyển các tin tức một cáhc nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước. - Trong đời sống xã hội hiện đại không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc, thậm chí người ta coi nó như thước đo nền văn minh. - Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, làm thay đổi cuộc sống của từng người từng gia đình. Câu 2: Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển giao thông vận tải ở nước ta? Trả lời: Thuận lợi: a) Vị trí địa lí: cho phép phát triển các loại hình giao thông đường bộ, đường biển, đường không trong nước va quốc tế. - Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam á. - Gần các tuyến hàng hải quốc tế từ ấn Độ dương sang Thái Bình Dương. - Đầu mút của các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên á. - Vị trí trung chuyển của các tuyến hàng không quốc tế. b) Điều kiện tự nhiên: - Địa hình: + Địa hình kéo dài theo chiều Bắc - Nam. Ven biển là các đồng bằngchạy gần như liên tục. Do đó có thể xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Việt, nối Trung Quốc với Cam Pu Chia. + Hướng núi và hướng sông ở miền Bắc và miền Trung phần lớn chạy theo hường Tây Bắc - Đông Nam. Đây là điều kiện mở các tuyến đường bộ và đường sắt từ đồng bằng lên miền núi. - Khí hậu: Nhiệt đới nóng quanh năm nền giao thông có thể hoạt động suốt 12 tháng. - Thủy văn: Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc. Những hệ thống sông có giá trị giao thông là hệ thống sông Hồng, Thái Bình. Đồng Nai. Sông Tiền, sông Hậu và mạng lưới kênh rạch chằng chịt ở Đồng bằng sông Cửu Long tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy thuận lợi trong nước và quốc tế. c) Điều kiện kinh tế - xã hội: - Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển giao thông, vì các ngành kinh tế chính là khách hàng của giao thông. - Nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ nên yêu cầu giao thông phải đi trước một bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. - Cơ sở vật chất: Nước ta đã hình thành mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không trong nước và quốc tế tương đối hoàn chỉnh và đa dạng. - Đội ngũ công nhân ngành giao thông đã đảm đương nhiều công trình giao thông hiện đại. - Đường lối chính sách: Ưu tiên phát triển giao thông vận tải và đổi mới cơ chế, Nhà nước và nhân dân cùng đóng góp xây dựng mạng lưới giao thông. 2) Khó khăn: - Nước ta 3/4 địa hình là núi, cao nguyên, lại bị chia cắt mạnh nên việc xây dựng đường xá gặp nhiều khó khăn vì phải làm nhiều cầu cống, các đường hầm xuyên núi (Riêng đường quốc lộ 1 A dài 2000 km, cứ 2,8 km có một cầu, với chiều dài trung bình 37 km) - Mùa mưa bão giao thông vận tải gặp khó khăn. - Thủy chế sông ngòi thất thường, mùa cạn và mùa lũ lượng nước sông chênh lệch gây khó khăn cho giao thông vận tải. - Cơ sở hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ và tương đối lạc hậu. ---------------------------------------- Giáo án số: 36 Soạn ngày.07..tháng.03....năm 2011 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu: 1. Kiến thức: - Hiểu được cơ cấu phân theo ngành của thương mại và tình hình hoạt động nội thương của nước ta. - Biết được tình hình, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu và các thị trường chủ yếu của Việt Nam. - Biết được các loại tài nguyên du lịch chính ở nước ta. - Trình bày được tình hình phát triển và các trung tâm du lịch quan trọng. 2. Kĩ năng: - Chỉ ra được trên bản đồ các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu: các loại tài nguyên du lịch( tự hiên, nhân văn) và các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng của nước ta. - Phân tích số liệu, biểu đồ các loại liên quan đến thương mại, du lịch. II. phương tiện dạy học: - Bản đô du lịch Việt Nam.. - At lat Địa lí Việt Nam. - Bảng số liệu, biểu đồ các loại về thương mại, du lịch. - Hình ảnh có liên quan đến hoạt động thương mại và du lịch. III. Hoạt động dạy và học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra miệng: Câu 1: Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Câu 2: Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và ngành viễn thông ở nước ta? * Khởi động: GV có thể đưa một số hình ảnh số liệu liên quan đến hoạt động thương mại và một số điểm du lịch. Sau đó đặt câu hỏi: tại sao ngành thương mại và du lịch lại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước ta hiện nay. * Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính * Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động nội thương Hình thức: Cá nhân/ lớp. Bước 1: + GV nêu tình hình phát triển nội thương nước ta. Sau đó GV yêu cầu: + HS dựa vào hình 31.1, nhận xét cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế ở nước ta. + Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam (trang thương mại), cho biết những vùng có nội thương phát triển. Bước 2: HS trả lời, GV chốt lại kiến thức. * Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động ngoại thương. Hình thức: Cá nhân/ lớp. Bước 1: + HS căn cứ vào hình 31.2, nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 - 2005. + HS căn cứ vào hình 31.3, nhận xét và giải thích tình hình xuất, nhập khẩu nước ta? Bước 2: Sau khi HS phân tích các hình, GV đặt câu hỏi về nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển ngoại thương trong những năm gần đây. - GV làm nổi bật tình trạng nhập siêu của nước ta giai đoạn sau Đổi mới khác hẳn về chất so với trước Đổi mới. * Hoạt động 3: Tìm hiểu tài nguyên du lịch Hình thức: Cá nhân/ lớp. Bước 1: GV đưa ra hình ảnh một số điểm du lịch, sau đó đặt câu hỏi: Tài nguyên du lịch là gì? Bước 2: Yêu cầu HS dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, bản đồ Du lịch Việt Nam và sơ đồ trình bày tài nguyên Du lịch nước ta (chú ý liên hệ thực tế địa phương). + Bước 3: HS trình bày. GV khái quát kiến thức. * Hoạt động 4: Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch ở nước ta. Bước 1: HS quan sát hình 31.4 và 31.5. + Phân tích và giải thích tình hình phát triển du lịch ở nước ta. + Chỉ ra được các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng trên bản đồ. Bước 2: HS trả lời. 2) Thương mại: a) Nội thương: - Phát triển sau thời kì Đổi mới. - Thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế (nhất là khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài). - Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. b) Ngoại thương: Hoạt động ngoại thương có những chuyển biến rõ rệt. - Về cơ cấu: + Trước Đổi mới nước ta là nước nhập siêu. + Năm 1992, lần đầu tiên cán cân xuất, nhập khẩu tiến tới thế cân đối. + Từ 1993 đến nay, nước ta tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác trước Đổi mới. - Về giá trị: + Tổng giá trị Xuất nhập khẩu tăng mạnh. + Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng. + Hàng xuất: chủ yếu là khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, nông sản, thủy sản. Hàng chế biến hay tinh chế còn tương đối thấp và tăng chậm. - Hàng nhập: chủ yếu là tư liệu sản xuất. - Thị trường mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. - Cơ chế quản lí có nhiều đổi mới. - Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO. 2) Du lịch: a) Tài nguyên du lịch: - Khái niệm: Là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, du lich cách mạng, các giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. - Các loại tài nguyên du lịch: + Tự nhiên: (Địa hình, khí hậu, nước, sinh vật). + Nhân văn: (Di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề, phong tục tập quán, giá trị văn hóa dân gian,...) b) Tình hình phát triển: - Ngành du lich phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 (thế kỉ XX) đến nay... - Các trung tâm du lịch: + Hà Nội. + Thành phố Hồ Chí Minh. + Huế- Đà Nẵng IV. Đánh giá: Phần trắc nghiệm: Câu 1: Cơ cấu tổng mức bán lẻ và doanh thu phân theo thành phần kinh tế của ngành nội thương nước ta có xu hướng: A. Giảm khu vực Nhà nước, tăng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. B. Tăng khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm khu vực ngoài Nhà nước. C. Giảm khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước, tăng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. D. Tăng khu vực ngoài Nhà nước, giảm khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 2: Từ thập niên 90 (của thế kỉ XX) đến nay, hoạt động nội thương ở nước ta trở nên nhộn nhịp là do: A. Sản xuất trong nước ngày càng phát triển. B. Đời sống nhân dân ngày càng nâng cao. C. Sự hội nhập của nước ta vào thị trường khu vực và quốc tế. D. Sự thay đổi cơ chế quản lí. Câu 3: Lần đầu tiên cán cân xuất nhập khẩu nước ta đạt giá trị cân đối là năm: A. 1990 B. 1992 C. 1994 D. 1996 Câu 4: Tính đến năm 2007, số di sản vật thể và phi vật thể ở nước ta đã được UNESCO công nhận tương ứng là: A. 4 và 3 B. 5 và 4 C. 5 và 2 D. 6 và 3 Câu 5: Lễ hội có thời gian kéo dài nhất ở nước ta: A. Đền Hùng (Phú Thọ) C. Phủ Giầy ( Nam Định) B. Bà Chúa Xứ (An Giang) D. Chùa Hương (Hà Tây) V. Hoạt động nối tiếp: - HS làm bài tập số 1 và số 4 trong SGK. IV. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi: Câu 1: Quan sát hình 31.2, hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu, xuất, nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2005. Trả lời: Nhìn chung qua tất cả các năm nước ta đều nhập siêu, chỉ trừ năm 1992 chúng ta xuất siêu nhưng giá trị lại rất nhỏ. - Cơ cấu xuất nhập khẩu có sự thay đổi qua các thời kì: + Trước năm 1992, tỉ trọng xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu. Năm 1992, lần đầu tiên xuất khẩu vượt nhập khẩu. + Từ năm 1992 đến 1995, tỉ trọng xuất khẩu lại giảm và đến năm 1995 chỉ còn chiếm 40,1% trong tổng giá trị xuất nhập khẩu. Tuy nhiên bản chất nhập siêu thời kì này khác thời kì trước, chủ yếu là nhập máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và do các dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. + Năm 1995, tỉ trọng của xuất khẩu tăng lên, cho thấy nỗ lực trong đẩy mạnh xuất khẩu của nước ta và vị thé của nước ta ngày càng nâng cao. Câu 2: Tại sao trong nền kinh tế thị trường, thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng. Trả lời: - Thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. - Đối với các nhà sản xuất, thương mại có tác dụng cung ứng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, thiết bị máy móc cùng với việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. - Đối với người tiêu dùng, thương mại không những đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng mà còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới. Chính vì thé thương mại có vai trò to lớn trong quá trình tái sản xuất mở rộng của xã hội. - Thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. - Thương mại. đặc biệt là các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi,... có vai trò rất lớn trong việc hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới. - Thương mại thúc đẩy quá trình phân công lại lao động theo lãnh thổ. - Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa thông qua họat động xuất nhập khẩu hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả nền kinh tế và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi. Câu 3: Dựa vào hình 31.5 hãy phân tích và giải thích tình hình phát triển du lịch của nước ta. Trả lời: a) Nhận xét: - Tất cả các chỉ tiêu về thực trạng hoạt động du lịch đều có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, tốc độ tăng từ năm 1991 đến năm 2005 không giống nhau: + Khách nội địa tăng gấp 10,7 lần. + Khách quốc tế tăng gấp 11,7 lần + Doanh thu của ngành du lịch tăng gấp 37,9 lần. - Trong khi khách nội địa và doanh thu từ du lịch tăng đều thì lượng khách quốc té có biến động, số lượng khách quốc tế giảm từ 1,7 triệu năm 1997 xuống còn 1,5 triệu năm 1998, tuy nhiên sau đó tiếp tục tăng lên. b) Giải thích: - Tất cả các chỉ tiêu đều tăng là do: chính sách đổi mới của Đảng, nước ta có nhiều tiềm năng về du lịch, mức sống của dân cư ngày càng tăng, thói quen đi du lịch của người dân. Việt Nam ngày càng có sức hấp dẫn với du khách quốc tế. - Doanh thu tăng nhanh nhất là do lượng khách tăng và chi tiêu của khách du lịch ngày càng tăng. - Năm 1998, lượng khách quốc tế giảm là do khủng hoảng xỷa ra trong khu vực đã ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh tế của nước ta, kể cả du lịch. Câu 4: Chứng minh rằng tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và đa dạng Trả lời: a) Tài nguyê du lịch tự nhiên của nước ta tương đối phong phú và đa dạng: - Về mặt địa hình: bao gồm cả đồng bằng, đồi núi và hải đảo tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Cả nước có trên 200 hang động Cacxtơ, tiêu biểu là vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng và " Hạ Long cạn" ở Ninh Bình. Nước ta có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ, trong đó có những bãi dài tới 15 - 18 km, tiêu biểu là duyên hải Nam Trung Bộ. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân hóa đa dạng tạo thuận lợi trong thu hút du khách. - Tài nguyên nước phong phú và có khả năng thu hút du khách, tiêu biểu là các hệ thống sông, các hồ tự nhiên, hồ nhân tạo. Nước ta còn có vài trăm nguồn nước khoáng thiên nhiên có sức hút cao đối với du khách. - Tài nguyên sinh vật phong phú có hơn 30 vườn quốc gia và hàng trăm loài động vật hoang dã, thủy hải sản. b) Tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta rất phong phú gắn với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước: - Các di tích văn hóa - lịch sử cả nước hiện có khoảng 4 vạn du lịch các loại, trong đó có 2,6 ngàn di tích được xếp hạng, tiêu biểu là cố đô Huế, Phố cổ Hội An. Di tích Mỹ Sơn cùng với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và Nhã nhạc cung đình Huế - Các lễ hội diễn ra khắp nơi và suốt cả năm, trong đó là tập trung nhất là sau tết cổ truyền. Tiêu biểu là lễ hộ chùa Hương, Đền Hùng, Cầu Ngư, Ka tê,.. - Ngoài ra còn có các làng nghề, bản sắc riêng của các dân tộc, các loại hình văn hóa dân gian, ẩm thực. Câu 5: Tại sao tài nguyên du lịch là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển du lịch? Trả lời: a) Khái niệm tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là các cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yéu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhamừ tạo ra sự hấp dẫn du lịch. b) Vai trò của tài nguyên du lịch đối với sự phát triển du lịch: - Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành tổ chức lãnh thổ du lịch. - Tài nguyên du lịch hấp dẫn có giá trị thu hút du khách. - Tài nguyên du lich có ảnh hưởng đến thời gian lưu trú của khách du lịch. - Tài nguyên du lịch ảnh hưởng đến chi tiêu của du khách. - Tài nguyên du lịch có tác động đến đối tượng du lịch. Thông thường, tài nguyên du lịch nhân văn thu hút nhiều hơn những du khách có trình độ học vấn cao.

File đính kèm:

  • docGiao an dia li 12 CBtiet 33 va 34.doc