Giáo án Địa lý 12 cơ bản full

Tiết 1 - Bài 1:

VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Sau bài học này, HS cần:

1. Kiến thức:

 - Biết được các thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới của đất nước ta.

 - Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ở nước ta.

 - Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập.

2. Kĩ năng, thái độ:

 - Biết liên hệ kiến thức địa lí với các kiến thức lịch sử, GDCD trong lĩnh hội tri thức mới.

 - Biết liên hệ sgk với các vấn đề thực tiễn của cuộc sống khi tìm hiểu về các thành tựu của công cuộc Đổi mới và hội nhập.

 - Xác định tinh thần, trách nhiệm của mỗi người đối với sự phát triển của đất nước.

 

doc98 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 12 cơ bản full, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2012 Tiết 1 - Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này, HS cần: 1. Kiến thức: - Biết được các thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới của đất nước ta. - Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ở nước ta. - Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập. 2. Kĩ năng, thái độ: - Biết liên hệ kiến thức địa lí với các kiến thức lịch sử, GDCD trong lĩnh hội tri thức mới. - Biết liên hệ sgk với các vấn đề thực tiễn của cuộc sống khi tìm hiểu về các thành tựu của công cuộc Đổi mới và hội nhập. - Xác định tinh thần, trách nhiệm của mỗi người đối với sự phát triển của đất nước. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Một số tư liệu về hội nhập quốc tế và khu vực. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định: Ngày giảng Thứ Tiết Lớp Ghi chú 2. Giảng bài mới: * Mở bài: GV khái quát về các thành tựu kinh tế của Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập với thế giới và khu vực. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cá nhân/ Cả lớp. - GV yêu cầu HS đọc sgk, quan sát hình 1.1 ở sgk trả lời một số câu hỏi sau: + Nêu hiểu biết của mình về bối cảnh đất nước trước Đổi mới. + Tại sao nước ta phải đặt ra vấn đề Đổi mới nền kinh tế-xã hội. + Đường lối Đổi mới từ Đại hội Đảng VI đưa nền kinh tế, xã hội nước ta phát triển theo xu thế nào? + Những thành tựu của công cuộc Đổi mới? + Nhận xét hình 1.1 sgk. - HS đọc sgk, trả lời theo gợi ý câu hỏi. - GV nhận xét câu trả lời của HS và giải thích thêm. Hoạt động 2: Cả lớp. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nước ta trong giai đoạn hội nhập quốc tế và khu vực: Bối cảnh, thành tựu đạt được và thách thức? - HS đọc sgk, hiểu biết tìm hiểu và trả lời. - GV chốt ý và giải thích thêm: VN được kết nạp là thành viên thứ 150 của WTO ( Tổ chức thương mại thế giới ) vào tháng 11-2006, nhưng chỉ khi quốc hội VN thông qua, đến tháng 1-2007 VN mới trở thành thành viên chính thức của WTO. - GV giải thích cho HS các nguồn vốn: - GV cho HS phân tích Hình 1.2 để thấy ý nghĩa của việc phát triển nhiều thành phần kt, góp phần huy động vốn tốt nhất các nguồn lực trong và ngoài nước để đẩy mạnh phát triển kt, tăng nhanh GDP. Hoạt động 3: Cá nhân. - GV đặt câu hỏi: Em cho biết định hướng chính của VN trong giai đoạn hiện nay là gì? - HS đọc sgk, và hiểu biêt phát biểu. - GV giảng giải cho HS hiểu rõ về các chính sách. 1. Công cuộc Đổi mới là cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội. a. Bối cảnh. - Trong nước: + Đất nước mới thống nhất, đời sống nhân dân còn khó khăn. + Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, NN là chủ yếu. + Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh. - Quốc tế: Cuối thập kể 70, đầu 80 của thế kỉ XX, tình hình quốc tế hết sức phức tạp. => Đất nước rơi vào khủng hoảng, lạm phát cao kéo dài => đòi hỏi cần phải Đổi mới KT - XH toàn diện. b. Diễn biến. - Công cuộc Đổi mới được manh nha năm 1979, đầu tiên là lĩnh vực nông nghiệp, sau đó lan sang các lĩnh vực khác. - Đường lối đổi mới: đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo 3 xu thế. + Dân chủ hóa đời sống kt-xh. + Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. + Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. c. Thành tựu. - Đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng, kiềm chế lạm phát. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định. - Cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH- HĐH, phát huy tối đa các nguồn lực. - Đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói, giảm nghèo. 2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực. a. Bối cảnh. - Quốc tế: + Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế là xu hướng toàn cầu tác động đến mọi quốc gia trong đó có nước ta. + Trên thế giới chuyển từ xu thế đối đầu sang đối thoại, kết thúc chiến tranh lạnh. - VN: + Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì từ đầu năm 1995. + Nước ta trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế: ASEAN, APEC, WTO...vị thế đất nước có nhiều thay đổi. b. Thành tựu, thách thức. - Thành tựu: + Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài: ODA, FDI, FPI... + Đẩy mạnh hợp tác kinh tế-khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường an ninh khu vực + Ngoại thương phát triển mạnh. - Khó khăn, thách thức: + Cạnh tranh bất bình đẳng trong điều kiện kinh tế chưa phát triển. + Gia tăng nợ nước ngoài, bị phụ thuộc và chi phối bởi nền kinh tế nước ngoài. + Chảy máu chất xám. + Gia tăng khoảng cách giầu nghèo 3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập. - Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng xóa đói giảm nghèo. - Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kt thị trường định hướng XHCN. - Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển nền kt tri thức. - Đẩy mạnh hội nhập kt quốc tế để tăng tiềm lực kt quốc gia. - Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững. - Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của cơ chế thị trường. 3. Củng cố. - Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng ntn đến công cuộc Đổi mới ở nước ta? - Hãy tìm những dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta? IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về nhà trả lời các câu hỏi ở sgk; Đọc trước bài 2, chuẩn bị át lát địa lí 12. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Ngày soạn: /08/2012 Tiết 2 - Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Trình bày vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam: các điểm cực Bắc, cực Nam, Đông, Tây của phần đất liền; phạm vi vùng đất, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ. - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kt-xh và quốc phòng. 2. Kĩ năng, thái độ, hành vi: - Biết vẽ lược đồ Việt Nam, xác định được hệ tọa độ địa lí. - Củng cố lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng tham ra xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Bản đồ hành chính Việt Nam, At lát địa lí 12 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định: Ngày giảng Thứ Tiết Lớp Ghi chú 2. Kiểm tra bài cũ: * Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng ntn đến công cuộc Đổi mới ở nước ta? * Hãy tìm những dẫn chứng về thành tựu của công cuộc đổi mới của nước ta? 3. Giảng bài mới: * Mở bài: GV giới thiệu khái quát về đất nước VN: Hình dáng, diện tích, thuộc châu lục và khu vực nào trên thế giới. Từ đó cho HS biết bài học hôm nay sẽ cho các em biết vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ý nghĩa như thế nào đối với tự nhiên, kt của nước ta. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Cá nhân/ Cả lớp. - Bước 1: GV treo bản đồ hành chính VN. Sau đó yêu cầu HS đọc sgk, quan sát bản đồ , hiểu biết của mình lần lượt trả lời các câu hỏi sau: + Nêu tóm tắt các đặc điểm của vị trí địa lí nước ta. + Nước ta tiếp giáp với nước nào trên đất liền và trên biển. - Bước 2: HS quan sát bản đồ treo tường hoặc át lát, đọc sgk, hiểu biết trả lời và đưa ra ý kiến. - Bước 3: GV chốt kiến thức, kết hợp chỉ bản đồ * Hoạt động 2: Cặp/ Nhóm. - Bước 1: GV chia nhóm HS và yêu cầu các em thảo luận theo nội dung được phân: + Nhóm 1: Tìm hiểu phạm vi lãnh thổ vùng đất? + Nhóm 2: Tìm hiểu vùng biển? + Nhóm 3: Tìm hiểu vùng trời? - Bước 2: HS đọc sgk, quan sát át lát địa 12. Sau đó thảo luận và đưa ra ý kiến. Các nhóm bổ sung. - Bước 3: GV chỉ bản đồ để chốt ý. Yêu cầu HS kể tên một số cửa khẩu quan trọng ở trên đất liền? ( + TQ: Móng Cái, Hữu Nghị, Đồng Đăng, Lào Cai.. + Lào: Cầu Treo, Lao Bảo + Cam pu chia: Mộc Bài, Vĩnh Xương) * Hoạt động 3: Cá nhân/ Cả lớp. - GV yêu cầu HS đọc sgk, hiểu biết và quan sát bản đồ, kiến thức đã học trả lời các câu hỏi sau: + Vị trí địa lí VN có ý nghĩa đối với tự nhiên như thế nào? + Vị trí địa lí VN có ý nghĩa đối với nền kt, vh,xh và quốc phòng ntn? - HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi. - GV chuẩn kiến thức, và đặt câu hỏi thêm: + Vì sao VN không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ? + Kể tên một số cảng biển, sân bay quan trọng của VN? (VN không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ do vị trí mang lại: ảnh hưởng của gió mùa châu Á, tiếp giáp biển Đông) 1. Vị trí địa lí. - Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực ĐNA. - Hệ tọa độ địa lí: + Vĩ độ: 80 34’B - 230 23’B (trên biển:60 50’B - 230 23’B) + Kinh độ:1020 09’Đ - 1090 24’Đ (trên biển: 1020 09’Đ - 1170 20’Đ) - Thuộc múi giờ số 7 (giờ GMT). - Tiếp giáp: Phía Bắc giáp TQ (1400km); phía Tây giáp Lào (2100km) và Campuchia (1100km); phía Đông, phía Nam giáp Biển Đông. 2. Phạm vi lãnh thổ. a. Vùng đất. - Tổng diện tích là (gồm đất liền, đảo, quần đảo): 331 212 km². - Có 4600 km đường biên giới trên đất liền phần lớn đi qua vùng núi hiểm trở. - Đường bờ biển dài 3260 km, có 28/63 tỉnh giáp biển. - Có hơn 4000 đảo gần bờ và ngoài khơi xa. Có 2 quần đảo lớn: Trường Sa (Khánh Hòa), Hoàng Sa (Đà Nẵng). b. Vùng biển. - Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. - Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, rộng 12 hải lí. - Tiếp giáp lãnh hải là vùng được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí. - Đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lí (tính từ đường cơ sở). - Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m. -> diện tích trên biển khoảng 1 triệu km² ở biển Đông. c. Vùng trời. Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta. 3. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam. a. Ý nghĩa tự nhiên. - Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên VN là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng châu Á -TBD, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài đ-tv => có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá. - Sự đa dạng của tự nhiên: từ B-> N, T-> Đ - Có nhiều thiên tai trên thế giới: bão, lũ, lụt b. Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng. - Về kinh tế: + VN nằm trên ngã tư đường hằng hải và hàng không quốc tế quan trọng => giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. + Nước ta còn là cửa ngõ ra biển cho các nước Lào, TL, CPC, TQ. + Phát triển nền kt đa dạng, kt mở, hội nhập vào thế giới - Về văn hóa – xã hội: vị trí cho phép nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt với các nước láng giềng và các nước trong khu vực ĐNA. - Quốc phòng: biển Đông với nước ta là một chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển kt và bảo vệ đất nc. 4. Củng cố. - Câu 1: Xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ các nước Đông Nam Á. - Câu 2: Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí VN? IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Chuẩn bị một số dụng cụ cho bài thực hành: Thước kẻ, bút chì, giấy A4.. Ngày soạn: /08/2011 Tiết 3 – Bài 3: THỰC HÀNH: VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần: 1.Kiến thức: - Biết được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông và các điểm, các đường tạo khung. Xác định được vị trí địa lí VN và một số địa danh quan trọng 2. Kĩ năng, thái độ: - Vẽ tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần đất liền) và một số đối tượng địa lí. - Học tập nghiêm túc II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ hành chính Việt Nam; Át lát địa lí 12; Giấy A4, Bút chì, Thước kẻ - Khung lãnh thổ Việt Nam có lưới kinh tuyến, vĩ tuyến (phóng to trên khổ giấy A4), III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Ôn định lớp: Ngày giảng Thứ Tiết Lớp Ghi chú 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ các nước ĐNÁ? - Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí? 3. Bài mới: * Mở bài: GV nêu yêu cầu của bài thực hành: Vẽ lược đồ VN, điền vào lược đồ một số địa danh quan trọng của VN. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính *Hoạt động 1: Cả lớp. - GV hướng dẫn học sinh vẽ khung ô vuông. - HS vẽ trên giấy A4 - GV: HD học sinh xác định điểm và đường khống chế trên khung lãnh thổ Việt Nam phóng to - HS kết hợp hình 3 (Sgk 19) tự xác định điểm và đường khống chế, nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam. - GV hướng dẫn HS vẽ từng đoạn biên giới và bờ biển tạo thành khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam. + Đ1: Từ điểm cực Tây (xã Sín Thầu, Điện Biên) đến Lào Cai + Đ2: Từ Lào Cai đến Lũng Cú + Đ3: Từ Lũng Cú đến Móng Cái + Đ4: Từ Móng Cái đến phía Nam ĐBSH + Đ5: Từ phía Nam ĐBSH đến phía Nam Hoành Sơn + Đ6: Từ Nam Hoành Sơn đến NTB + Đ7: Từ Nam Trung Bộ đến mũi Cà Mau + Đ8: Từ mũi Cà Mau đến Rạch Giá, Hà Tiên + Đ9: Biên giới giữa ĐB Nam Bộ và Campuchia + Đ10: Biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với Campuchia và Lào + Đ11: Biên giới từ Thừa Thiên Huế đến cực Tây Nghệ An và Lào + Đ12: Biên giới phía Tây của Nghệ An, Thanh Hóa với Lào + Đ13: phần còn lại của biên giới phía Nam Sơn La, Tây ĐB với Lào Hs: Kết hợp hình 3 (Sgk 19) vẽ khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam theo hướng dẫn - GV: Quan sát, sửa sai. - GV hướng dẫn HS dùng kí hiệu tượng trưng cho đảo san hô để thể hiện QĐ Trường Sa và Hoàng Sa - HS điền vào khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam 2 QĐ Trường Sa và Hoàng Sa. Gv: Chỉ trên khung lãnh thổ Việt Nam phóng to, HD h/s vẽ các sông chính của Việt Nam - Bắc Bộ: Sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình - Bắc Trung Bộ: sông Mã – Chu, Sông Cả - Nam Bộ: sông Đồng Nai, sông Cửu Long Hs: Vẽ theo hướng dẫn. * Hoạt động 2: Cá nhân/ Cặp. - GV yêu cầu HS xác định và điền lên lược đồ Việt Nam các địa danh quan trọng. - HS tự xác định và điền lên lược đồ. - GV chỉ bản đồ và gọi vài HS kiểm tra, sửa sai. I.Vẽ lược đồ: 1. Vẽ khung ô vuông. - Gồm 40 ô vuông (5 x 8) mỗi chiều tương ứng 20 kinh tuyến và 20 vĩ tuyến. - Lưới ô vuông thể hiện lưới kinh – vĩ tuyến từ 1020 Đ- 1120Đ và từ 80B đến 240B - Đánh số thứ tự: + Hàng ngang: từ trái – phải: từ A – E + Hàng dọc: từ trên – xuống: từ 1 – 8 2. Vẽ khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam. 3. Vẽ khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam. 4. Vẽ Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: - Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng (ô E4) - Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa (ô E8) 5. Vẽ sông chính: II. Điền địa danh quan trọng lên lược đồ: - Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh - Vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan - Đảo Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa 4. Củng cố: Kiểm tra bài thực hành của học sinh; Sửa sai IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Hoàn thiện bài thực hành; Chuẩn bị bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Ngày soạn: /09/2012 Tiết 4- Bài 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm chung của địa hình và các khu vực địa hình đồi núi. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình khu vực núi. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Bản đồ tự nhiên VN; Át lát địa lí 12. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Ôn định lớp: Ngày giảng Thứ Tiết Lớp Ghi chú 2. Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cả lớp. - GV yêu cầu HS đọc sgk, quan sát bản đồ trên bảng, hình 6 sgk và những hiểu biết trả lời các câu hỏi sau: + Nêu nhận xét về đặc điểm địa hình VN? + Nêu những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa. + Lấy VD tác động của con người đến địa hình. - HS làm theo yêu cầu và sau đó phát biểu ý kiến, góp ý. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Nhóm. - Bước 1: GV chia lớp ra thành 4 nhóm và phát phiếu học tập: + Nhóm 1: Quan sát hình 6, đọc sgk, hiểu biết điền các nội dung phù hợp vào bảng sau: Đặc điểm Vùng Đông Bắc Giới hạn Hướng núi Cấu trúc Hình thái + Nhóm 2: Quan sát H6, đọc sgk, hiểu biết điền nội dung vào bảng: Đặc điểm Vùng Tây Bắc Giới hạn Hướng núi Cấu trúc Hình thái + Nhóm 3: Quan sát H6, đọc sgk, hiểu biết điền nội dung vào bảng: Đặc điểm Vùng Trường Sơn Bắc Giới hạn Hướng núi Cấu trúc Hình thái + Nhóm 4: Quan sát H6, đọc sgk, hiểu biết điền nội dung vào bảng: Đặc điểm Vùng Trường Sơn Nam Giới hạn Hướng núi Cấu trúc Hình thái - Bước 2: HS thảo luận nhóm. Sau đó đại diện các nhóm trình bày. - Bước 3: GV chỉ bản đồ và chuẩn kiến thức. 1. Đặc điểm chung của địa hình: a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. - ¾ là đồi núi, ¼ đồng bằng. - Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích. Núi cao > 2000m chiếm 1% diện tích. b. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. - Địa hình được tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. - Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam - Hướng địa hình gồm 2 hướng chính: + TB – ĐN: vùng Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và hệ thống sông lớn. + Vòng cung: vùng Đông Bắc, Trường Sơn Nam. c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. - Bóc mòn, xâm thực mạnh ở vùng đồi núi. - Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng. d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. - Miền núi: làm ruộng bậc thang, đốt rừng làm dãy, tăng xói mòn. - Đồng bằng: Đắp đê ngăn lũ, quai đê lấn biển. - Xuất hiện nhiều mương xói 2. Các khu vực địa hình: a. Khu vực đồi núi. - Vùng núi Đông Bắc: - Vùng núi Tây Bắc: - Vùng núi Trường Sơn Bắc - Vùng núi Trường Sơn Nam: * Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du. - Bán bình nguyên ĐNB với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan cao chừng 200m. - Đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung. * Thông tin phản hồi phiếu học tập Đặc điểm Vùng Đông Bắc Vùng Tây Bắc Vùng Trường Sơn Bắc Vùng Trường Sơn Nam Giới hạn Nằm ở tả ngạn sông Hồng Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. Từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã Từ phía Nam dãy Bạch Mã trở vào đến vĩ tuyến 11º B Hướng núi Vòng cung TB- ĐN. TB- ĐN. Vòng cung Cấu trúc Có 4 cánh cung lớn chụm đầu về Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông. Có địa hình cao nhất nước ta, có tính phân bậc Các dãy núi song song và so le Gồm các khối núi và các cao nguyên Hình thái - Địa hình thấp dần từ TB->ĐN. - Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên thượng nguồn sông Chảy giáp biên giới Việt – trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp. Có 3 dải địa hình chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. - Phía Đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt – Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh phanxipăng (3143m). - Phía Tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào. - Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình, Thanh Hóa. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu. -Thấp và hẹp ngang ,cao ở 2 đầu, thấp ở giữa. - Phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An. - Phía Nam là vùng núi Tây TT – Huế. - ở giữa thấp trũng là vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị. - Địa hình với những đỉnh núi cao hơn 2000m nghiêng dần về phía Đông, sườn dốc dựng chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển, phía Tây là các cao nguyên badan bằng phẳng, bán bình nguyên... tạo nên sự bất đối xứng giữa 2 sườn Đông – Tây. 4. Củng cố. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Học các câu hỏi trong sgk; Đọc trước bài mới. 'Ngày soạn: / 09/2012 Tiết 5 – Bài 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (tiếp theo) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm chung của địa hình khu vực đồng bằng. - Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên các khu vực đồi núi và đồng bằng đến phát triển kt-xh. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ tự nhiên VN để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình đ.bằng. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Bản đồ tự nhiên VN; Át lát địa lí VN. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Ôn định lớp: Ngày giảng Thứ Tiết Lớp Ghi chú 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm địa hình VN? Chỉ và đọc tên các dãy núi cánh cung ở nước ta? - Nhận xét độ cao và hướng dãy núi giữa TSB và TSN? 3. Giảng bài mới: * Mở bài: Ở bài học trước chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm địa hình nước ta và sự phân hoá địa hình ở khu vực đồi núi. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu tiếp địa hình ở khu vực đồng bằng, những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của 2 khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển KT- XH ở nước ta. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Nhóm. - Bước 1: GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Sau đó yêu cầu các nhóm dựa vào kiến thức đã học, quan sát hình 6, đọc sgk trả lời theo các yêu cầu của từng nhóm: + Nhóm 1: Tìm hiểu và nhận xét về địa hình đồng bằng sông Hồng? + Nhóm 2: Nhận xét về địa hình của đồng bằng sông Cửu Long? + Nhóm 3: Nhận xét về đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung? - Bước 2: HS thảo luận. Sau đó đại diện các nhóm trình bày. - Bước 3: GV chỉ bản đồ và chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Cả lớp. - GV yêu cầu HS cả lớp đọc sgk, và những hiểu biết để trả lời câu hỏi sau: Nêu những thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển kt-xh. - HS đọc sgk, trao đổi, phát biểu ý kiến. Các HS nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV chốt kiến thức. 2. Các khu vực địa hình: a. Khu vực đồi núi. b.Khu vực đồng bằng. - Đồng bằng châu thổ sông: + Đồng bằng châu thổ sông Hồng: • Diện tích: khoảng 15000km². • Địa hình cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển, bị chia cắt thành nhiều ô và có đê. • Đất màu mỡ, chia 2 loại: đất trong đê, ngoài đê. + Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long: • Diện tích: 40 000km². • Địa hình thấp, phẳng, nhiều ô trũng, không có đê, nhiều kênh rạch chằng chịt→ lũ nước ngập sâu vào Đồng Tháp Mười. → cạn nước biển lấn làm ⅔ diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn. - Đồng bằng ven biển: + Diện tích: khoảng 15 000km². + Hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, chỉ một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên. + Các đồng bằng phân làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong được bồi tụ thành đồng bằng. + Sự hình thành của đồng bằng biển đóng vai trò chủ yếu. + Đất nghèo nhiều cát, ít phù sa. 3. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội: a. Khu vực đồi núi. - Thế mạnh: + Vùng đồi núi có nhiều CN rộng lớn, khá bằng phẳng là điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển vùng CCCCN và cây ăn quả; có nhiều đồng cỏ rộng lớn để PT chăn nuôi đại gia súc. Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, các vùng cao có thể trồng các loại cây và nuôi các loài vật cân nhiệt và ôn đới. + Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du thích hợp để trồng các loại cây CN, cây ăn quả và cây lương thực. + Phần lớn diện tích rừng tập trung ở vùng đồi núi. Vì thế phát triển lâm nghiệp là một thế mạnh lớn của vùng đồi núi. + Là nơi tập trung nhiều loại khoáng sản, đặc biệt là các mỏ khoáng sản nội sinh, đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. + Một thế mạnh kinh tế hết sức quan trọng là phát triển thủy điện. Vì đây là vùng tập trung nhiều sông lớn, dốc, lắm thác ghềnh nên tiềm năng thủy điện rất lớn. + Với khí hậu mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp, miền núi có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch: thăm quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. - Hạn chế: + Địa hình đồi núi nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, nhưng bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, vận tải, giao lưu kinh tế giữa các vùng. + Do mưa nhiều, sườn dốc mạnh nên thường sảy ra một số thiên tai: lũ ống, lũ quét, xói mòn,.. Tại các nơi đứt gãy còn có nguy cơ phát sinh động đất, nơi khô nóng sảy ra cháy rừng. + Miền núi đá vôi thiếu đất TT và khan hiếm nước vào mùa khô. + Các thiên tai khác: lốc, mưa đá, sương muối, rét hại. thường sảy ra gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư. + Biên giới giữa nước ta với các nước chủ yếu là địa hình cao, hiểm trở nên việc bảo vệ an ninh quốc phòng gặp nhiều khó khăn, tốn kém. b. Khu vực đồng bằng. - Thế mạnh: + Là cơ sở để phát triển nền NN nhiệt đới, đa dạng hóa các loại nông sản, gạo là nông sản chính. + Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác: thủy sản, khoáng sản và lâm sản. + Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các TT thương mại. + Phát triển GTVT đường bộ, đường sông. - Hạn chế: Thường xuyên có thiên tai; bão, lũ lụt IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Học phần câu hỏi 1,2,3 sgk; Đọc trước bài mới Ngày soạn: / 9 /2012 Tiết 6 – Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN. I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Biết được đặc điểm cơ bản của biển Đông - Phân tích được ảnh hưởng của biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam, thể hiện ở các đặc điểm khí hậu, địa hình bờ biển, các hệ sinh thái ven biển, tài nguyên thiên nhiên vùng biển và thiên tai 2. Kĩ năng, Thái độ - Đọc BĐ, nhận biết các đường đẳng sâu, phạm vi thềm lục địa, dòng hải lưu, các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền - Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng c

File đính kèm:

  • docGiao an Dia 12 co ban full.doc