Giáo án Địa lý 12 kì 2 - Trường THPT Mai Thúc Loan

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

Tiết 19 - Bài 16. ĐẶC ĐLỂM DÂN SỐ VÀ

PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức

- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân nước ta.

- Xác định và phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số và hậu quả của sự gia tăng dân số, phân bố. dân cư không đều.

- Trình bày được những chiến lược phát triển dân số và sử dụng hợp lí nguồn lao động.

2. Kĩ năng

- Phân tích được các sơ đồ, lược đồ, các bảng số liệu thống kê.

- Khai thác nội dung thông tin trong các sơ đồ, bản đồ phân bố dân cư.

3. Thái độ: Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ, tuyên truyền chính sách dân số của quốc gia và địa phương.

 

doc82 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 12 kì 2 - Trường THPT Mai Thúc Loan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/01/2011 ĐỊA LÍ DÂN CƯ Tiết 19 - Bài 16. ĐẶC ĐLỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Kiến thức - Trình bày được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân nước ta. - Xác định và phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số và hậu quả của sự gia tăng dân số, phân bố. dân cư không đều. - Trình bày được những chiến lược phát triển dân số và sử dụng hợp lí nguồn lao động. 2. Kĩ năng - Phân tích được các sơ đồ, lược đồ, các bảng số liệu thống kê. - Khai thác nội dung thông tin trong các sơ đồ, bản đồ phân bố dân cư. 3. Thái độ: Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ, tuyên truyền chính sách dân số của quốc gia và địa phương. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm qua các thời kì, biểu tháp dân số nước ta. - Bảng số liệu 15 nước đông dân nhất thế giới. - Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam . III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Mở bài: GV nói: Dân cư và lao động là một trong những nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước. Lớp 9 các em đã học về địa lý dân cư Việt Nam. Ai có thể cho biết dân số và phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì. GV goi một vài Hs trả lời rồi tóm tắt ý chính và nói: Để hiểu rõ hơn về các vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Hoạt động l: Chứng minh Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc (Theo cặp). GV đặt câu hỏi: đọc SGK mục 1, kết hợp kiến thức đã học, em hãy chứng minh: - VN là nước đông dân. - Có nhiều thành phần dân tộc, từ đó đánh giá thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội? Hai HS cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi. Một HS đại diện trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. Hoạt động 2: Chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. (Nhóm). Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. (Xem phiếu học tập phần phụ lục). Nhóm 1 : Phiếu học tập 1 Nhóm 2: Phiếu học 2 nhóm 3: Phiếu học tập 3. Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS,kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục) GV đặt câu hỏi cho các nhóm: - Phân tích nguyên nhân của sự gia tăng DS (Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội và Chính sách dân số, Tâm lí xã hội; Ytế, chế độ dinh dưỡng...) - Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Giải thích tại sao mật độ DSá ở đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long? Đọc bảng 16.8 nhận xét & giải thích về sự thay đổi tỷ trọng dân số giữa thành thị và nông thôn? (Quá trình CN hoá, hiện đại hoá đất nước thúc đẩy quá trình đô thị hoá làm tăng tỉ lệ dân thành thị) . Hoạt động 3: Tìm hiểu chiến lược phát triển dân số và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và tài nguyên nước ta. (Cả lớp). GV tổ chức trò chơi: "Ai đúng hơn". Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội có 3 HS, yêu cầu: HS dùng các mũi tên để gắn đặc điểm dân số và phân bố dân cư với các chiến lược phát triển dân số tương ứng. Có thể gắn 1 đặc điểm với nhiều chiến lược và ngược lại. Các HS còn lại đánh giá: Nhóm nào gắn đúng và nhanh hơn là nhóm chiến thắng. GV: Dân cư luôn là nguồn lực tác động mạnh mẽ tới sự phát triển KT - XH nước ta. Làm thế nào để sử dụng hiệu quả nguồn lực dân số không phải chỉ là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam. Nội dung chính 1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc: * Đông dân: - Theo thống kê, DS nước ta là 84156 nghìn người (năm 2006), đứng thứ 3 ĐNA, thứ 13 thế giới. - Đánh giá: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Khó khăn: phát triển KT, giải quyết việc làm... * Nhiều thành phần dân tộc: - Có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người. - Thuận lợi: đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc. - Khó khăn: sự phát triển không đều về trình độ và mức sống giữa các dân tộc. 2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ: a. Dân số còn tăng nhanh: mỗi năm tăng hơn 1 triệu người. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm. Ví dụ: giai đoạn 1989 - 1999 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 1,7% đến giai đoạn 2002 - 2005 là 1,32%. - Hậu quả của sự gia tăng dân số : tạo nên sức ép lớn về nhiều mặt. b. Cơ cấu dân số trẻ - Trong độ tuổi lao dộng chiếm 64%, mỗi năm tăng thêm khỏang 1,15 triệu người. - Thuận lợi: Nguồn lao động đồi dào, năng động, sáng tạo. - Khó khăn sắp xếp việc làm. 3. Phân bố dân cư chưa hợp lí - Đồng bằng tập trung 75% dân số. (VD: Đồng bằng sông Hồng mật độ 1225 người/km2); miền núi chiếm 25% dân số (Vùng Tây Bắc 69 người/km2) + Nông thôn chiếm 73, 1% dân số, thành thị chiếm 26,9% dân số. * Nguyên nhân: + Điều kiện tự nhiên. + Lịch sử định cư. + Trình độ phát triển KT-XH, chính sách... 4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu nguồn lao động nước ta: SGK IV. ĐÁNH GIÁ 1 Trắc nghiệm Câu l: Năm 2006 số dân của nước ta là A. 82,3 triệu người. C. 84,2 triệu người. B. 83,8 triệu người. D. 85,2 triệu người. Câu 2: Về số dân nước ra đang đứng thứ ........ ở Đông Nam Aù và đứng thứ trên thế giới . A. 2 và 20. B. 3 và 11. C. 3 và 13. D. 4 và 13. . Câu 3: Ý nào không phải là khó khăn do dân số đông gây ra ở nước ta ? A. Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn B. Trở ngại lớn cho phát triển kinh tế. C. Việc làm không đáp ứng nhu cầu. D. Khó khăn trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. V. Hoạt động nối tiếp Học sinh về làm bài tập và trả lời các câu hỏi sau bài học Ngày soạn: 02/1/2011 Tiết 20 Bài 17. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM I. MỤC TIÊU 1 Kiến thức - Chứng minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động được nâng lên. - Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta. - Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế -.xã hội lớn, tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vấn đề và hướng giải quyết việc làm cho người lao động. ' 2. Kĩ năng . - Phân tích các bảng số liệu. - Xác lập mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm. 3. Thái độ: Quyết tâm học tập để trở thành người lao động có chuyên môn nghiệp vụ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Các bảng số liệu về lao động và nguồn lao động qua các năm ởû nước ta. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Mở bài: GV hỏi: Dân số nước ta có những đặc điểm gì? HS trả lời. GV nói: Dân số đông và tăng nhanh đã tạo cho nước ta có nguồn lao động dồi dào. Vậy nguồn lao động của nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào? Bài mới Hoạt động của GV và HS Hoạt động l: tìm hiểu về nguồn lao động của nước ta (HS làm việc theo cặp hoặc cá nhân) Bước 1: HS dựa vào SGK, bảng 17. 1 vốn hiểu biết, nêu những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta Bước 2: HS trình bày, GV giúp HS chuẩn kiến thức, đặc biệt trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ cấu lao động (HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp) Bước 1:Căn cứ vào các bảng số liệu trong SGK, phân tích và trả lời các câu hỏi kèm theo giữa bài. Gv gợi ý: Ởû mỗi bảng, các em cần nhận xét theo dàn ý: - Loại chiếm tỉ trọng cao nhất, thấp nhất. - Xu hướng thay đổi tỉ trọng của mỗi loại. Bước 2: trình bày kết quả. Mỗi HS trình bày về một loại cơ cấu, các HS khác bổ sung, GV giúp HS chuẩn kiến thức dựa trên nền các câu hỏi: - Nêu những hạn chế trong sử dụng lao động ở nước ta Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm (HS làm việc cả lớp) - Hỏi: Tại sao việc làm lại là vấn đề kinh tế – xã hội lớn ởû nước ta? - So sánh vấn đề việc làm ở nông thôn và thành thị. Tại sao có sự khác nhau đó? Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung, Gv chuẩn kiến thức. Nội dung chính 1. Nguồn lao động a) Mặt mạnh: + Nguồn lao động rất dồi dào 42,53 triệu người, chiếm 151,2% dân số (năm 2005) . + Mỗi năm tăng thêm trên 1triệu lao động. + Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú. + Chất lượng lao động ngày càng nâng lên. b) Hạn chế - Nhiều lao động chưa qua đào tạo - Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít. 2. Cơ cấu lao động a) Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế - Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất. - Xu hướng: giảm tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhưng còn chậm. b) Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: - Phần lớn lao động làm ở khu vực ngoài nhà nước. - Tỉ trọng lao động khu vực 1 ngoài Nhà nước và khu vực Nhà nước ít biến động, lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng." c) Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn: - Phần lớn lao động ở nông thôn. - Tỉ trọng lao đọng nông thôn giảm, khu vực thành thị tăng. * Hạn chế. - Năng suất lao động thấp. - Phần lớn lao động có thu nhập thấp. - Phân công lao động xã hội còn chậm chuyển biến - Chưa sử dụng hết thời gian lao động 3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm a) Vấn đề v iệc làm - Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn. - Năm 2005, cả nước có 2,1% lao động thất nghiệp và 8, 1% thiếu việc làm, ở thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, mỗi năm nước ta giải quyết gần 1 triệu việc làm. b) Hướng giải quyết việc làm (SGK) IV. ĐÁNH GIÁ Câu l: Dựa vào bảng 17.1 nhận xét về cơ cấu lao động có việc làm chia theo trình độ kỹ thuật của nước ta. Câu 2: Trình bày các hướng giải quyết việc làm ởû nước ta. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Dựa vào bảng 17.3 : a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2005. b . Từ biểu đồ đãõ vẽ, nêu nhận xét và giải thích. Ngày soạn: 19/1/2010 Tiết 21 Bài 18. ĐÔ THỊ HOÁ I. MỤC TIÊU: Sau bài hoc, HS cần: 1. Kiến thức - Trình bày và giải thích được một số đặc điểm của đô thị hoá ở nước ta. - Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội. - Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta. 2. Kĩ năng - Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ, Atlát - Nhận xét bảng số liệu về phân bố đô thị. - Phân tích biểu đồ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ Dân cư Việt Nam, Atlát địa lí Việt Nam. - Bảng số liệu về phân bố đô thị ở các vùng của nước ta. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Khởi động: GV hỏi: Ơû lớp 10, các em đã học về đô thị hoá. Vậy đô thị hoá là gì? HS trả lời, GV tóm tắt và ghi bảng về các đặc điểm của đô thị hoá. - GV nói: ĐÔ thị hoá là quá trình tăng nhanh số dân thành thị, sự tập trung dân cư vào các đô thị lớn và phổ biến lối sống thành thị. Đó là những đặc điểm chung của quá trình đô thi hoá. Vậy đô thị hoá ở nước ta có những đặc điểm gì? Đô thị hoá có ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế – xã hội? Để trả lời được các câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Hoạt động l: Tìm hiểu đặc điểm đô thị hoá ở nước ta (HS làm việc theo nhóm) Bước 1: Các nhóm tìm và thảo luận theo các nhiệm vụ GV đề ra. Cụ thể: * Các nhóm có số lẻ: + Dựa vào SGK, vốn hiểu biết chứng minh rằng nước ta có quá trình đô thị hoá diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp. Dựa vào hình 16.2, nhận xét về sự phân bố các đô thị ở nước ta. * Các nhóm có số chẵn: Dựa vào bảng 18.1 nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong giai đoạn 1990 - 2005. Dựa vào bảng 18. 2 nhận xét về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong nước. Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ các vùng có nhiều đô thị, vùng có số dân đô thị đông nhất, thấp nhất, GV giúp HS chuẩn kiến thức. Thú tự trình bày: - Chứng minh quá trình đô thị hoá chậm, trình độ đo thị hóa thấp - Nhận xét sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị. - Nhận xét sự phân bố đô thị và số dân đô thị của các vùng (nhóm nhận xét bản đồ dân cư trình bày trước, nhóm nhận xét bảng số liệu trình bày sau) Vùng có nhiều đô thị nhất (Trung du và miền núi Bắc Bộ) gấp hơn 3 lần vùng có ít đô thị nhất (Duyên hải Nam Trung Bộ). - Đông Nam Bộ có số dân đô thị cao nhất, số dân đô thị thấp nhất là Trung du và miền núi Bắc Bộ Hoạt động 2: Tìm hiểu về mạng lưới đô thị ở nước ta (HS làm việc cả lớp) Hỏi: Dựa vào các tiêu chí cơ bản nào để phân loại các đô thị nước ta thành 6 loại? + Các tiêu chí: Số dân, chức năng, mật độ DS, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp). Hỏi: Dựa vào SGK, nêu các loại đô thị ở nước ta? Hỏi: Xác định trên bản đồ 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt. Hoạt động 3: Thảo luận về ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội. (HS làm việc theo cặp hoặc nhóm) Bước 1: HS thảo luận về những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội. Liên hệ thực tiễn địa phương Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức Năm 2005: khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp và xây dựng, 87% GDP dịch vụ, 80% ngân sách nhà nước. Các đô thị là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, có sơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước. Nội dung chính 1. Đặc điểm a) Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp. - Quá trình đô thị hoá chậm: + Thế kỉ thứ III trước CN đã có đô thị đầu tiên (Cổ Loa). + Năm 2005: tỉ lệ dân đô thị mới là 26,9%. - Trình độ đô thị hóa,thấp: + Tỉ lệ dân đô thị thấp. + Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới. b) Tỉ lệ dân thành thị tăng c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng - Số thành phố lớn còn quá ít so với số lượng đô thị. 2. Mạng lưới đô thị - Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại. - Năm 2007: có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt. 3. Aûnh hưởng cuả Đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội: - Tích cực: + Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Aûnh hưởng rất lớn đến phát tnển kinh tế - xã hội của phương, các vùng. + Tạo độïng lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. + Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. - Tiêu cực: + Ô nhiễm môi trường + An ninh trật tự xã hội, V. ĐÁNH GIÁ 1 Trắc nghiệm Câu l: Đô thị đầu tiên của nước ta là Cổ Loa A. Đúng B. Sai Câu 2: Thời kỳ Pháp thuộc, hệ thống đô thị của nước ta không có cơ sở để phát triển vì A. Các đô thị thường có quy mô nhỏ B. Nước ta là nước thuộc địa C Công nghiệp chưa phát triển D. Các đô thị có chức năng hành chính và quân sự Câu 3: Từ sau cách mạng tháng 8 - 1945 đến năm 1954 quá trình đô thị ở nước ta có đặc điểm gì? A. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng B. Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, các đô thị ít thay đổi C. Quy mô các đô thị phát triển nhanh D. ĐÔ thị hoá nông thôn phát triển mạnh V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Học sinh trả lời các câu hỏi sau bài học Ngày soạn :23/2/2010 Tiết 22 - Bài 19. THỰC HÀNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết và hiểu được sự phân hoá về thu nhập bình quân đầu người giữa các vung. - Biết được một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng. 2. Kĩ năng - Vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu - So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bảng số liệu về thu nhập bình quân theo đầu người của các vùng nước ta - Các dụng cụ để đo vẽ (com pa, thước kẻ, bút chì,...) III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Khởi động: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS Hoạt động l: Xác định yêu cầu của bài thực hành (HS làm việc cả lớp) - GV yêu cầu HS đọc nội dung của bài thực hành, sau đó nêu yêu cầu của~ thực hành. GV nói: Như vậy bài thực hành này có hai yêu cầu: + Một là: chọn và vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân theo đầu người các vùng nước ta, năm 2004. + Hai là: Phân tích bảng số để rút ra nhận xét mức thu nhập bình quân người/tháng giữa các vùng qua các năm 1999, 2002, 2004. Hoạt động 2: Xác định loại biểu đồ thích hợp yêu cầu của bài thực hành, vẽ biểu đồ (HS làm việc cá nhân) BƯỚC 1 : - GV gọi 1 HS đọc yêu Cầu Của bài tập 1 (vẽ biểu đồ thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng của nước ta, năm 2004) - GV nói: Bảng số liệu có 3 năm, nhưng bài tập chỉ yêu cầu vẽ một năm 2004. - Hỏi: Loại biểu đồ nào là thích hợp nhất với số liệù yêu cầu của bài tập? HS trả lời (biểu đồ cột, mỗi vùng một cột) GV: Chúng ta đã xác đinh được loại biểu đồ cần vẽ, bây giờ mỗi em hãy nhanh biểu đồ vào vở. CỐ gắng trong 10 phút phải vẽ xong biểu đồ, sau đóchúng ta sẽ phân tích bảng số liệu. - GV yêu cầu 1 - 2 HS lên vẽ biểu đồ trên bảng. Bước 2: Cá nhân HS vẽ biểu đồ vào tập.. BƯỚC 3: Cả lớp cùng quan sát biểu đồ đã vẽ trên bảng, nhận xét, chỉnh những chỗ chưa chính xác, chưa đẹp; mỗi cá nhân HS tự nhận xét, chỉnh sửa biểu đồø đã vẽ. Hoạt động 3: Phân títÝchảng số liệu (HS làm việc theo cặp) Bước 1: . Các cặp HS làm bài tập 2 (so sánh, nhận xét mức thu nhập bình quân theo đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm). Gợi ý: + So sánh các chỉ số theo hàng ngang để biết sự thay. đổi mức thu nhập bùnh quân đầu người/tháng của từng vùng qua các năm, cần tính tốc độ tăng để biết sự khác nhau về tốc độ tăng. + So sánh các chỉ số theo hàng dọc để tìm sự khác nhau về mức thu nhập bình quân theo đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm, tính xem giữa tháng cao nhất và thấp nhất chênh nhau bao nhiêu lần. + Nguyên nhân sự chênh lệch về mức thu nhập bình quân dầu người/tháng giữa các vùng. Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức. - Kết luận: + Mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của các vùng đều tăng (Tây Nguyên có sự biến động theo chiều hướng giảm vào giai đoạn 1999-2002). Tốc độ tăng không đều (dẫn chứng) + Mực thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng luôn có chênh lệch (dẫn chứng) + Nguyên nhân chênh lệch: Do các vùng có sự khác nhau về phát triển kinh tế và số dân. IV ĐÁNH GIÁ . Gv gọi một số tập lên kiểm tra, lấy điểm để đánh giá kết quả làm việc của HS V. Hoạt động nối tiếp: HS về nhà hoàn thiện bài thực hành. Ngày soạn : 13/2/2010 Tiết 23 Bài 20. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ I. MỤC TIÊU Sau bài học, Hs cần: 1. Kiến thức - Hiểu dược sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH). - Trình bày được các thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta trong thời kì Đổi mới. 2. Kĩ năng - Biết phân tích các biểu đồ và các bảng số liệu về cơ cấu kinh tế. - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ (cơ cấu kinh te). 3. Thái độ: thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng tích cực. II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Phóng to biểu đồ: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế Ơû nước ta, đoạn 1990 - 2005 (hình 20.1) Phóng to bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC * Khởi động GV đặt câu hỏi: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có chuyển biến ra sao? Sự chuyển biến đó được thể hiện ở những lĩnh vực nào. Sau khi HS trả lời GV dẫn dắt tìm hiểu nội dung của bài. Hoạt động của GV và HS . Hoạt động 1: tìm hiểu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (cá nhân/ cặp). Bước 1 : HS dựa vào hình 20. 1 - Biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 - 2005: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế. + HS dựa vào và bảng 20.1 - Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Hãy cho biết xu hướng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế. Bước 2: HS trả lời, chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế (cá nhân/ lớp) Bước 1: HS dựa vào bảng 20.2 : + Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế. + Cho biết chuyển dịch đó cóâ ý nghĩa gì ? Bước 2: HS trình bày, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: tìm hiểu chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế (nhóm) Bước 1: + GV chia nhóm và giao việc + Các nhóm dựa vào SGK, nêu những biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ. . Bước 2: Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, GV giúp HS chuẩn kiến thức. Nội dung chính 1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: - Tăng tỉ trọng khu vực II, giảmtỉ trong khu vực I và III. - tùy theo tưng ngành mà trong cơ cấu lại có sự chuyển dịch riêng. 2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế - Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ dạo - Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng - Thành phấn kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO. 3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế - Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp - Công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. .. - Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: + VKT trọng điểm phía Bắc + VKT trọng điểm miền Trung + VKT trọng điểm phía Nam IV.. ĐÁNH GIÁ 1. Trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu ở một phương án trả lời đúng Câu l: Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng hơn là: A. Phải có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ . B. Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài C. Tập trung phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới D. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm Câu 2: Cơ cấu nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH thể hiện: ." A. Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọn

File đính kèm:

  • docgiao an hay.doc