BÀI 31: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT
I.Mục tiêu:
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức:
-Cũng cố kiến thức đã học ngành trồng trọt
2.Kỹ năng:
-Biết tính toán số liệu và rút ra những nhận xét cần thiết
3. Thái độ:
- Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đốivới sự nghiệp phát triển của đất nước, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: tham khảo SGK, SGV, tài liệu tham khảo soạn giáo án.
2. Học sinh: chuẩn bị bài, Thước kẻ, bút chì, máy tính bỏ túi
III. Phương pháp:
Giảng giải kết hợp thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình:
83 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 12 nâng cao bài 31 đến 43, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Tiết PPCT:
BÀI 31: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT
I.Mục tiêu:
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức:
-Cũng cố kiến thức đã học ngành trồng trọt
2.Kỹ năng:
-Biết tính toán số liệu và rút ra những nhận xét cần thiết
3. Thái độ:
- Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đốivới sự nghiệp phát triển của đất nước, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: tham khảo SGK, SGV, tài liệu tham khảo soạn giáo án.
2. Học sinh: chuẩn bị bài, Thước kẻ, bút chì, máy tính bỏ túi
III. Phương pháp:
Giảng giải kết hợp thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Chứng minh rằng việc đấy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới nước ta.
3. Bài mới:
-GV nêu nhiệm vụ của bài học:
Vẽ biểu đồ tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng
Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hang năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tính tốc độ tăng trưởng
Phương tiện: Bảng trống để ghi kết quả sau khi tính
Hình thức: Cả lớp
GV yêu cầu HS:
-Đọc nội dung bài và nêu cách tính
-HS tính và ghi kết quả lên bảng
-GV cho HS nhận xét kết quả tính, lưu ý thống nhất làm tròn số
Hoạt động 2: Vẽ biểu đồ
Phương tiện : Bảng số liệu, biểu đồ mẫu( của GV)Hình 30 SGK trang 118
Phiếu học tập
Hình thức: Cá nhân, cặp đôi
Bước 1: GV yêu cầu HS nêu cách vẽ
-Cử 1 HS lên bảng vẽ, cá nhân toàn lớp cùng vẽ
-GV theo dõi, uốn nắn trong quá trình HS vẽ( Chỉ vẽ một phần biểu đồ)
GV treo bảng đồ mẫu, HS so sánh sửa chửa
GV nhận xét, bổ sung biểu đồ HS vẽ
Bước 2: nhận xét .
-GV cung cấp thêm thông tin: Dựa vào biểu đồ đã vẽ, kién thức có liên quan kết hợp H.30 trang 118, gợi ý cách nhận xét, phát phiếu học tập
-HS thảo luận viết nhận xét vào phiếu học tập, trình bày kết quả nhận xét, thảo luận chéo
-GV chuẩn kiến thức , nhận xét kết quả làm việc của HS
Hoạt động 3: Phân tích xu hướng biến động ..
Nêu mối liên quan .
Phương tiện:
Bảng số liệu, treo hai biêủ đồ hỗ trợ( tốc độ tăng trưởng và cơ cấu hai nhóm cây công nghiệp của GV chuẩn bị trước)
Hình thức: cá nhân (cặp )
Bước 1: Tính cơ cấu diện tích cây hai nhóm cây công nghiệp
-GV yêu cầu HS: Tính kết quả 1 nhóm cây
Đưa bảng số liệu đã tính sẵn
Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp giai đoạn 1975-2005
Đơn vị :%
Năm
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2005
cây hàng năm
54,9
54,2
56,1
45,2
44,3
34,9
34,5
Cây lâu năm
45,1
40,8
43,9
54,8
55,7
65,1
65,5
Bước 2: Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng hai nhóm cây công nghiệp từ 1975 -2005 , tìm mối liên hệ giữa thay cơ cấu diện tích và phân bố
GV gợi ý cách phân tích, yêu cầu HS thảo luận ghi ra giấy , yêu cầu một HS trình bày, cả lớp góp ý
GV bổ sung, mở rộng thêm
Bài tập 1:
a. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây từ 1990-2005
Lấy 1990=100%
Năm
Tổng
.Số
Lương
.thực
Rau đậu
Cây
CN
Cây ăn quả
Cây khác
1990
100
100
100
100
100
100
1995
133,4
126,5
143,3
181,5
110,9
122,0
2000
183,2
165,7
182,1
325,5
121,4
132,1
2005
217,5
191,8
256,8
382,3
158,0
142,3
b. Biểu đồ: Thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng từ 1990-2005: Biểu đồ Đường
c. Nhận xét:
- Quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổI cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt:
+ Giá trị sản xuất nhóm cây công nghiệp tăng nhanh nhất, cây rau đậu tăng nhì và cao hơn tốc độ tăng trưởng chung (nhóm cây CN tăng 3,82 lần; rau đậu 2,57 lần; mức tăng chung 2,17 lần) à Tỉ trọng giá trị sản xuất cũng tăng.
+ Ngược lại tốc độ tăng của các nhóm cây còn lại chậm hơn tốc độ tăng chung vì vậy tỉ trọng của các nhóm cây này giảm trong cơ cấu trồng trọt.
Sự thay đổI trên phản ánh:
+ Trong sản xuất cây LTTP đã có sự phân hoá và đa dạng, cây rau đậu được đẩy mạnh SX.
+ Cây công nghiệp tăng nhanh gắn với sự mở rộng diện tích vùng chuyên canh cây công nghiệp đặc biệt là nhóm cây công nghiệp nhiệt đới.
Bài Tập 2:
a. Phân tích xu hướng:
- Từ 1975 – 2005 diện tích cả 2 nhóm cây công nghiệp đều tăng nhưng cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn.
- Cây công nghiệp hàng năm: tốc độ tăng 4,1 lần và tăng không đều; tỷ trọng cao, giảm khá nhanh
- Cây công nghiệp lâu năm: tốc độ tăng 9,4 lần và tăng liên tục; tỷ trọng tăng nhanh.
b. Sự liên quan:
- Tốc độ tăng và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh dẫn đến sự thay đổi phân bố: hình thành và phát triển các vùng chuyên canh, đặc biệt là các cây công nghiệp chủ lực (cao su, caphe, chè, hồ tiêu, điều)
4. Củng cố:
Gv tổng kết, nhận xét cho điểm HS.
5. Dặn dò:
1. Hoàn thành phần còn lại của bài thực hành.
2. Chuẩn bị bài mới
Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy:
Tiết PPCT:
BÀI 32: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
1.Kiến thức:
-Phân tích được các điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với phát triển ngành thủy sản.
-Hiểu được đặc điểm phát triển và phân bố ngành thủy sản
-Biết được các vấn đề chính trong phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp nước ta.
2.Kĩ năng:
-Phân tích các bảng số liệu trong bài học
-Phân tích bản đồ nông – lâm – thủy - sản
3. Thái độ:
-Có ý thức bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: tham khảo SGK, SGV, tài liệu tham khảo soạn giáo án.
Bản đồ nông –lâm – thủy sản VN
Bản đồ kinh tế VN
2.Học sinh: chuẩn bị bài
III. Phương pháp:
Đàm thoại kết hợp đặt vấn đề
IV. Tiến trình:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài thực hành
3. Bài mới:
GV yêu cầu HS nhắc lại câu nói khái quát về tài nguyên rừng và biển nước ta (rừng vàng biển bạc) à vào bài.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung chính
Hoạt đông 1: tìm hiểu nhũng điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản .
Hình thức: cá nhân/lớp
Bước 1: Gv yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK và kiến thức đã học, hãy điền các thế mạnh và hạn chế đối với việc phát triển ngành thủy sản của nước ta.
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 2: tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
Hình thức: cá nhân, cặp
Bước 1:
+ Gv yêu cầu HS căn cứ vào bảng số liệu 32.1, nhận xét tình hình phát triển và chuyển biến chung của ngành thủy sản
+ Kết hợp sgk và bản đồ nông – lâm – ngư nghiệp của VN, cho biết tình hình phát triển và phân bố của ngành khai thác
Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
Bước 3: tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố hoạt động nuôi trồng thủy sản.
+ GV đặt câu hỏi: tại sao hoạt động nuôi trồng thủy sản lại phát triển mạnh trong những năm gần đây và ý nghĩa của nó?
+ HS khai thác bảng số liệu 32.2, cho biết ĐBSCL có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng nuôi cá tôm lớn nhất nước ta?
Bước 4: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành lâm nghiệp (HS làm việc cá nhân)
Bước 1:
+ Gv yêu cầu HS cho biết ý nghĩa về mặt KT và sinh thái đối với phát triển lâm nghiệp
+ Dựa vào bài 17, chứng minh rừng nước ta bị suy thoái nhiều và đã được phục hồi một phần
+ Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng nước ta.
Bước 2:HS trả lời, GV chuẩn kiến thức
Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp (HS tìm hiểu SGK)
Ngành thủy sản
Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản.
Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.
Tình hình chung
Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá
Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao
Khai thác thủy sản:
Sản lượng khai thác liên tục tăng
Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ
Nuôi trồng thủy sản:
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do:
+ Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều
+ Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường
- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu
+ Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở ĐBSCL và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đòng bằng sông Cửu Long và ĐBSH.
Ngành lâm nghiệp
a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái.
Kinh tế:
+ Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người
+ Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành CN
+ Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.
Sinh thái:
+ Chống xói mòn đất
+ Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm
+ Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn
+ Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.
b) Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều:
Có 3 loại rừng:
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Rừng sản xuất
c) Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp (SGK)
4. Củng cố:
Hiện trạng phát triển trồng rừng và các vấn đề phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay.
5. Dặn dò:
Làm câu hỏi 1,2 SGK.
Chuẩn bị bài tiếp theo.
Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy:
Tiết PPCT:
BÀI 33: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
Sau bài học, HS cần:
Phân tích được các nhân tố tác động đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta.
Hiểu được các đặc trưng chủ yếu của các vùng nông nghiệp
Bắt được các xu hướng chính trong thay đổi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp theo các vùng.
2.Kỹ năng:
Rèn luyện và củng cố kỹ năng so sánh
Phân tích bảng thống kê và biểu đồ để thấy rõ xu hướng thay đổi trong tổ chức sản xuất nông nghiệp.
Xác định một số vùng chuyên canh lớn, vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm.
3.Thái độ:
HS phải biết việc đa dạng hoá kinh tế nông thôn là cần thiết nhưng phải biết cách giảm thiểu những mặt trái của vấn đề (môi trường, trật tự xã hội ).
3. Thái độ:
Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đốivới sự nghiệp phát triển của đất nước.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: tham khảo SGK, SGV, tài liệu tham khảo soạn giáo án.
- Bản đồ kinh tế Việt Nam.
- Một số hình ảnh, tư liệu, video...về các thành tựu của công cuộc đổi mới.
- Một số tư liệu về sự hội nhập quốc tế và khu vực .
2. Học sinh: chuẩn bị bài.
III. Phương pháp:
Giảng giải kết hợp thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Rừng nước ta hiện nay tập trung nhiều nhất ở đâu, vì sao phải bảo vệ rừng?
Những khó khăn để phát triển thủy sản của nước ta.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cá nhân
GV nêu cho HS nhớ lại kiến thức cũ:
Tổ chức lãnh thổ Việt Nam chịu tác động của nhiều nhân tố, thuộc 2 nhóm chính:
Tự nhiên
Kính tế – xã hội
Nêu câu hỏi cho HS trả lời :
Những nhân tố thuộc nhóm tự nhiên ?
Những nhân tố thuộc nhóm KT – XH?
GV phân tích tiếp đó thấy vai trò của mỗi nhân tố ở mỗi một trình độ nhất định của nền nông nghiệp.
Chuyển ý: trên cơ sở những nét tương đồng của tự nhiên và kinh tế – xã hội, nước ta đã hình thành 7 vùng nông nghiệp.
Hoạt động 2 : Nhóm
Bước 1:Chia lớp thành 6 nhóm
GV treo bản đồ nông nghiệp Việt Nam
giao nhiệm vụ
Căn cứ vào nội dung bảng 33.1
Kết hợp bản đồ nông nghiệp và Atlat
Địa lý Việt Nam.
Trình bày nội dung ngắn gọn và đặc điểm của vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
(Thời gian hoạt động : 5phút )
Bước 2 :
Đại diện một nhóm trình bày vùng Tây Nguyên, một nhóm trình bày vùng Đông nam bộ.
Các nhóm bổ sung, GV nhận xét, nêu
vấn đề để khắc sâu kiến thức.
- Vùng ĐNB và Tây Nguyên có những sản phẩm chuyên môn hoá nào khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó ?
- Các nhóm tranh luận, GV kết luận.
GV gọi một vài hôc sinh lên bảng xác định một số vùng chuyên canh hoá trên bản đồ (lúa, cà phê, cao su).
GV nhắc thêm: trên cơ sở cách làm tại lớp, về nhà các em tự viết báo cáo cho các vùng còn lại; nắm chắc các sản phẩm chuyên môn hoá của mỗi vùng, sự phân bố.
Hoạt động 3: Cá nhân
Bước 1:
GV cho HS làm việc với bảng 33.2 và cho biết đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thuỷ sản nước ngọt ?
(Mức độ tập trung và hướng phát triển? Tại sao tập trung ở đó?) Chú ý theo hàng ngang.
GV chuẩn nội dung kiến thức và ghi bảng.
Bước 2:
Cũng tại bảng 33.2, HS làm việc theo hàng dọc để cho thấy xu hướng biến đổi trong sản xuất các sản phẩm ở vùng ĐBSH ?
(Những loại sản phẩm nào, xu hướng biến đổi ra sao?)
GV chuẩn kiến thức và ghi bảng
Bước 3: GV treo bảng phụ (cơ cấu ngành nghề, thu nhập của hộ nông thôn cả nước).
(Xem phụ lục)
Giảng giải để nét ra nội dung ghi bảng tiếp ý 2.
Bước 4: GV nêu câu hỏi khắc sâu và giáo dục cho HS.
- Việc đa dạng hoá nông nghiệp và đa dạng hoá kinh tế nông thôn có ý nghĩa gì?
HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
GV trình bày thêm: về mặt trái của vấn đề ở nhiều môi trường nước, không khí, các vấn đề xã hội à cần quan tâm.
GV cho HS làm việc với bảng 33.3 để cho thấy sự phát triển về số lượng và cơ cấu trang trại theo loại hình sản xuất.
GV yêu cầu HS xem biểu đồ 33 SGK và nêu yêu cầu.
Căn cứ vào biểu đồ cho biết:
- Trang trại phát triển sớm và tập trung nhiều nhất ở đâu?
- Kết hợp với kiến thức đã học ở phần trước cho biết những loại hình trang trại đó là gì ?
- Địa phương em đã có những trang trại gì? Nêu cụ thể.
1. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta:
- Nhân tố TN:
+ Nền chung
+ Chi phối sự phân hoá
lãnh thổ nông nghiệp cổ truyền.
- Nhân tố KT-XH: chi phối mạnh sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp hàng hoá.
2. Các vùng nông nghiệp ở nước ta:
(SGK)
3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta:
a. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính:
- Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.
Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp.
Đa dạng hoá kinh tế nông thôn .
à Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên.
- Sử dụng kết hợp nguồn lao động, tạo việc làm.
- Giảm thiểu rủi ro trong thị trường nông sản.
b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sàn xuất hàng hoá.
Trang trại phát triển về số lượng và loại hình à sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
4. Củng cố:
Trên bản đồ nông nghiệp VN, em hãy xác định vị trí của 2 vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc, các sản phẩm chuyên môn hoá của mỗi vùng. Giải thích sự khác nhau về quy mô cây chè.
5. Dặn dò:
-Đặc điểm cơ bản của các vùng nông nghiệp còn lại.
-So sánh 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy:
Tiết PPCT:
TÌM HIỂU ĐỊA LÍ TỈNH, THÀNH PHỐ
I. Mục tiêu bài học
sau bài học, hs cần:
1. Kiến thức
-Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
- Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
-Đặc điểm dân cư và lao động
-Đặc điểm kinh tế xã hội.
2- Kĩ năng:
Viết báo cáo ngắn
3.Thái độ:
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: tham khảo SGK, SGV, tài liệu soạn giáo án.
2. Học sinh: chuẩn bị bài.
III. Phương pháp:
Giảng giải kết hợp thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
*Tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa:
-Trung du và miền núi Bắc bộ với Tây Nguyên
-ĐBSH và ĐBSCL
-Giải thích nguyên nhân sự khác nhau đó.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Phân nhóm nghiên cứu về địa lí tỉnh Tây Ninh:
Chia lớp thành 4 nhóm nghiên cứu về:
nhóm 1:
-Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
Nhóm 2:
- Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Nhóm 3:
-Đặc điểm dân cư và lao động
Nhóm 4:
-Đặc điểm kinh tế xã hội.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Học sinh thu thập và xử lí tài liệu:
Phác thảo đề cương
Xác định các nguồn thu thập tài liệu: niên giám thống kê, tranh ảnh, sách báo, tài liệu về Tây Ninh.
Phân công cho các cá nhân nhóm chuẩn bị tài liệu
-Đối chiếu, so sánh, lập bảng biểu
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết báo cáo ngắn
-Xây dựng đề cương chi tiết
-Viết báo cáo theo đề cương, làm rõ chủ đề chính được phân công.
-Ngoài phần viết cần có thêm tranh ảnh biểu đồ
Gợi ý nội dung:
Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
-Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ:
-Ở vùng nào? Giáp những đâu? Diện tích của tỉnh Tây Ninh thuộc loại lớn hay nhỏ?
-Ý nghĩa của vị trí địa lí lãnh thổ đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
-Gồm các huyện thị nào? Vị trí giới hạn của các huyện thị?
Chủ đề 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
-Các đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
-Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất.
Chủ đề 3: Đặc điểm dân cư và lao động
-Đặc điểm chính về dân cư và nguồn lao động.
-Những thuận lợi và khó khăn của dân cư và lao động đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
-Hướng giải quyết về các vấn đề dân cư và lao động
Chủ đề 4: Đặc điểm kinh tế xã hội.
Sơ lược về quá trình phát triển kinh tế xã hội
Thế mạnh về kinh tế
Hướng phát triển kinh tế.
4. Củng cố:
Các nhóm tìm hiểu chủ đề của mình.
5. Dăn dò:
Hoàn thành bài báo cáo, tiết sau từng nhóm trình bày heo chủ đề đã phân công.
Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy:
Tiết PPCT:
TÌM HIỂU ĐỊA LÍ TỈNH, THÀNH PHỐ
I. Mục tiêu bài học
sau bài học, hs cần:
1. Kiến thức
-Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
- Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
-Đặc điểm dân cư và lao động
-Đặc điểm kinh tế xã hội.
2- Kĩ năng:
-Xây dựng tổng hợp báo cáo.
3.Thái độ:
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: tham khảo SGK, SGV, tài liệu soạn giáo án.
2. Học sinh: chuẩn bị bài.
III. Phương pháp:
Giảng giải kết hợp thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài báo cáo
3. Bài mới:
Hoạt động:
*Các nhóm cử đại diện lên trình bày
Nhóm 1:
-Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
Nhóm 2:
- Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Nhóm 3:
-Đặc điểm dân cư và lao động
Nhóm 4:
-Đặc điểm kinh tế xã hội.
*Cả lớp thảo luận
*Tổng kết đánh giá phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả của các vấn đề đã được nghiên cứu và trình bày của từng nhóm.
1. Vị trí địa lý
Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Bắc và Tây Bắc giáp 2 tỉnh Svay Riêng và Kampong Cham của Campuchia với 1 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, hai cửa khẩu quốc gia (Sa Mát và Phước Tân) và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch.
Với vị trí địa lý nằm giữa các trung tâm kinh tế – thương mại là thành phố Hồ Chí Minh và Phnôm Pênh (Campuchia), giao điểm quan trọng giữa hệ thống giao thông quốc tế và quốc gia, thông thương với các vùng kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển, là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế – xã hội. Tỉnh có 8 huyện, 1 thị xã (8 thị trấn, 5 phường và 82 xã). Thị xã Tây Ninh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh.
2. Đặc điểm địa hình
Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nổi lên núi Bà Đen cao nhất Nam Bộ (986 m). Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng.
3. Khí hậu
Tây Ninh có khí hậu tương đối ôn hoà, chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Chế độ nhiệt của Tây Ninh quanh năm cao, tương đối ổn định. Nhiệt độ trung bình năm là 26 – 270C và ít thay đổi, chế độ bức xạ dồi dào. Mặt khác, Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, có địa hình cao núp sau dãy Trường Sơn, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố thuận lợi khác là những điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng, Tây Ninh có 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau. Nhóm đất xám chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 84% tổng diện tích) và là tài nguyên quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, còn có nhóm đất phèn chiếm 6,3%, nhóm đất cỏ vàng chiếm 1,7%, nhóm đất phù sa chiếm 0,44%, nhóm đất than bùn chiếm 0,26% tổng diện tích. Tây Ninh có tiềm năng dồi dào về đất, trên 96% quỹ đất thuận lợi cho phát triển cây trồng các loại, từ cây trồng nước đến cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả các loại.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 4.208,06 km2. Trong đó, đất nông nghiệp có 285,5 nghìn ha; đất có rừng 41 nghìn ha; đất chuyên dùng 36,6 nghìn ha; đất ở 7,1 nghìn ha, còn lại là đất chưa sử dụng.
2. Tài nguyên rừng
Đất lâm nghiệp Tây Ninh có 41 nghìn ha, chiếm hơn 10% diện tích tự nhiên. Rừng ở Tây Ninh thuộc loại rừng thưa, rừng hỗn giao tre, nứa và cây gỗ, đáng quý nhất là rừng cây họ dầu.
3 .Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản của Tây Ninh nghèo, chủ yếu thuộc nhóm nhiên liệu và khoáng sản phi kim loại, nguyên liệu gốm, vật liệu xây dựng khá phong phú và đa dạng.
Trong đó, than bùn có trữ lượng khoảng 6 triệu tấn, phân bố rải rác dọc theo sông Vàm Cỏ Đông; đá vôi có trữ lượng khoảng 76 triệu tấn, phân bố ở đồi Tống Lê Chân, Sroc Tăm và Chà Và (huyện Tân Châu). Sét làm gạch, ngói trữ lượng khoảng 16 triệu m3, phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh như các huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Gò Dầu, Bến Cầu và thị xã Tây Ninh. Đá laterít (đá ong), trữ lượng khoảng 4 triệu m3, phân bố rải rác khắp các huyện Tân Châu, Tân Biên, Hoà Thành, Dương Minh Châu và Gò Dầu. Đá xây dựng phân bố chủ yếu ở núi Phụng, núi Bà (huyện Hoà Thành). Cuội, sỏi và cát có trữ lượng khoảng 10 triệu m3, tập trung ở các huyện Tân Châu, Châu Thành, Hoà Thành và Trảng Bàng.
4. Nguồn nước
Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3 và 1.053 tuyến kênh có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Ngoài ra Tây Ninh còn có nhiều suối, kênh rạch; tạo ra một mạng lưới thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/km2. Toàn tỉnh có 3.500 ha đầm lầy nằm rải rác ở các vùng trũng ven sông Vàm Cỏ Đông. Tổng diện tích ao, hồ có khả năng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1.680 ha, trong đó đã sử dụng nuôi trồng thuỷ sản khoảng 490 ha.
Nguồn nước ngầm ở Tây Ninh phân bố rộng khắp trên địa bàn, tổng mức nước ngầm có thể khai thác là 50 – 100 nghìn m3/giờ; vào mùa khô vẫn có thể khai thác nước ngầm, bảo đảm chất lượng cho sản xuất và đời sống của người dân.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Tiềm năng du lịch
Tây Ninh có nhiều cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hoá, với những đặc trưng độc đáo, hấp dẫn du khách. Tiêu biểu là các địa danh: núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, Toà Thánh Cao Đài. Căn cứ trung ương cục miền Nam, tháp cổ Bình Thạnh, chùa Phước Lưu. Tây Ninh nổi tiếng với lễ hội núi Bà Đen, mỗi năm được tổ chức 2 lần với hội xuân núi Bà và hội Vía Bà. Cùng với những thuận lợi về địa lý và giao thông, các địa danh này tạo cho Tây Ninh những tiềm năng, cơ hội để phát triển du lịch quốc tế qua Campuchia và các nước ASEAN.
2. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Tây Ninh có tiềm năng về đất đai, lao động, hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh với hồ Dầu Tiếng có trữ lượng tưới lớn nhất nước với các vùng chuyên canh sản xuất khối lượng sản phẩm lớn như mía (33.000 ha), đậu phộng (20.000 ha ), cao su (30.000 ha). Ngành nông nghiệp từng bước ứng dụng giống mới, kỹ thuật canh tác tiên tiến, bảo vệ cây trồng và mạng lưới giao thông nội đồng các vùng nguyên liệu; tỷ lệ chăn nuôi trong nông nghiệp với các chương trình bò sữa, bò thịt, lợn hướng nạc, nuôi trồng thuỷ sản,...
Tây Ninh đã có các nhà máy để tiêu thụ các vùng nguyên liệu chuyên canh. Hiện nay, Tây Ninh đang ưu tiên kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp sau đường, bột mì, đậu phộng, thịt, sữa, nước trái cây, đồ hộp; những ngành công nghiệp ít vốn, thu hút vốn, thu hút nhiều lao động như may mặc, đan lát truyền thống. Tây Ninh cũng đang tập trung xây dựng khu công nghiệp Trảng Bàng, khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, khu kinh tế cửa khẩu Sa Mát tiến tới xây dựng các khu công nghiệp Trâm Vàng (Gò Dầu), khu công nghiệp Bến Kéo, cụm công nghiệp Trường Hoà (Hoà Thành) , Tân Bình (thị xã), Chà Là (Dương Minh Châu), Thanh Điền (Châu Thành) để thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp.
Là một tỉnh có nhiều đặc điểm lịch sử, văn hoá, thắng cảnh thu hút khách du lịch như căn cứ trung ương Cục miền Nam, toà thánh Tây Ninh, lễ hội hành hương núi Bà Đen, hồ nước Dầu Tiếng. Ngoài ra Tây Ninh còn là cầu nối tua du lịch Thành phố Hồ Chí Minh – Phnôm Pênh, hướng phát triển du lịch trong thời gian tới là xây dựng cụm du lịch thị xã - núi Bà Đen – hồ Dầu Tiếng và cụm Thiện Ngôn – căn cứ trung ương Cục miền Nam; phát triển hồ Dầu Tiếng thành những trung tâm phục vụ du lịch sinh thái.
Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, khu kinh tế cửa khẩu Sa Mát đang được xây dựng khi hoàn thành đi vào hoạt động cùng với trung tâm thương mại nội tỉnh như thị xã Hoà Thành sẽ phát huy mạnh mẽ thương
File đính kèm:
- Giao an 12 nang cao.doc