Tiết 13 Bài 12 . THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1 Kiến thức
- Biết được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm về khí hậu, các loại đất và các hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở Việt Nam. Nhận thức được mối liên hệ có quy luật trong sự phân hoá thổ nhưỡng và sinh vật.
- Hiểu sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lí tự nhiên và biết được đặc điểm chung nhất của mỗi miền địa lí tự nhiên.
- Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tự nhiên ở mọi miền.
2. Kĩ năng
-Khai thác kiến thức trên bản đồ.
- Kĩ năng phân tích tổng hợp để thấy mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất thể hiện ở đặc điểm của miền.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 Tiết 13 bài 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng ( tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n 24 th¸ng 11 n¨m 2008 GV: Lª V¨n §Ønh THPT §«ng s¬n 1
Ch¬ng tr×nh chuÈn
Tiết 13 Bài 12 . THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1 Kiến thức
- Biết được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm về khí hậu, các loại đất và các hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở Việt Nam. Nhận thức được mối liên hệ có quy luật trong sự phân hoá thổ nhưỡng và sinh vật.
- Hiểu sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lí tự nhiên và biết được đặc điểm chung nhất của mỗi miền địa lí tự nhiên.
- Nhận thức được các mặt thuận lợi vàø hạn chế trong sử dụng tự nhiên ở mọi miền.
2. Kĩ năng
-Khai thác kiến thức trên bản đồ.
- Kĩ năng phân tích tổng hợp để thấy mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất thể hiện ở đặc điểm của miền.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ khí hậu, đất và thực vật.
- Một số hình ảnh về các hệ sinh thái.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Bản đồ các miền địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
+ Bài cũ : Nêu đặc điểm nổi bật của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc nước ta ?
+ Mở bài : GV có thể kể cho Hs một số nét đặc trưng của thành phố Đà Lạt, sau đó hỏi các em nguyên nhân do đâu mà Đà Lạt lại có những đặc trưng riêng đó..3/4 lãnh thổ là đồi núi đã góp phần làm cho cảnh sắc thiên nhiên nước ta thêm đa dạng, phong phú.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ l: Hình thức: Cả lớp.
+ GV đặt câu hỏi: Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao? Sự phân hoá theo độ cao ởû nước ta biểu hiện rõ ở các thành phần tự nhiên nào?
+ HS trả lời, các HS khác nhận xét,. GV bổ sung và chuẩn kiến thức. (Do 3/4 lãnh thổ nước ta là đồi núi, ở địa hình đồi núi khí hậu có sự thay đổi rõ nét về nhiệt độï và độ ẩm theo độ cao. Sự phân hoá theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ởû thành phần sinh vật và thổ nhưỡng).
HĐ 2: Hình thức: Nhóm.
+ GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm
- Nhóm l: Tìm hiểu đai nhiệt đới gió mùa.
- Nhóm 2: Đai cận nhiệt gió mùa trên núi.
- Nhóm 3+4: Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên.
+ Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm.
HĐ 3: Hình thức: Nhóm.
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu các đặc điểm của một miền địa lí tự nhiên (Xem phiếu học tập phần phụ lục).
- Nhóm 1: tìm hiểu đặc điểm miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- Nhóm 2: tìm hiểu đặc điểm miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Nhóm 3+4: Tìm hiểu đặc điểm miền Nam Ttung và Nam Bộ.
+ Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm.
(Xem thông tin phản hồi phần phụ lục).
3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao
a. Đai nhiệt đới gió mùa:
- Ở miền Bắc: có độ cao trung bình dưới 600 - 700m, miền Nam có độ cao 900-1000m.
b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi miền Bắc có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m, miền Nam có độ cao từ 900 – 1000m đến độ cao 2600m.
c. Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ởû Hoàng Liên Sơn)
4. Các miền địa lí tự nhiên :
(Phụ lục)
IV. ĐÁNH GIÁ
1. Trình bày những đặc điểm phân hóa của thiên nhiên Việt Nam?
2. Theo em sự phân hóa này mang lại những mặt thuận lợi và khó khăn gì cho nền kinh nước ta?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
+ Hoàn thành câu hỏi bài tậptrang 55 SGK.
VI. Phụ lục
Tên miền
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Miền Tây Bắc Và Bắc Trung Bộ
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Phạm vi
Vùng đồi núi tả ngạn sông Hồng và đồng bằng sông Hồng
Vùng núi hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã
Từ 160B trở xuống.
Địa chất
Cấu trúc địa chất quan hệ với Hoa Nam (TQ), địa hình tương đối ổ định
Tân kiến tạo nâng yếu
Cấu trúc đại chất quan hệ với Vân Nam(TQ). Địa hình chưa ổn định, tân kiến tạo nâng mạnh
Các khôió núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan
Địa hình
Chủ yếu là đồi núi thấp. Độ cao trung bình 600m, có nhiều núi đá vôi, hướng núi vòng cung, đồng bằng mở rông, địa hình bờ biển đa dạng
Địa hình cao nhất nước vơí độ dốc lớn, hướpng chủ yếu là tây bắc – đông nam với các bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi
Chủ yếu là cao nguyên, sơn nguyên
Đồng bằng nam bộ thấp, phẳng và mở rộng
Khoáng sản
Giàu khoáng sản: than, sắt,
Có đất hiếm, sắt, crôm, titan
Dầu khí có trữ lượng lớn, bôxit ở Tây Nguyên
Khí hậu
Mùa đông lạnh, mùa hạ nóng mưa nhiều
Phân thành mùa mưa và mùa khô
Sông ngòi
Dày đặc chảy theo hướng TBĐN và vòng cung
Có độ dốc lớn, chảy theo hướng tây đông là chủ yếu
Dày đặc
Sinh vật
Nhiệt đới và á nhiệt đới
Nhiệt đới
Nhiệt đới, cận xích đạo
File đính kèm:
- Tiet 13 Bai 12.doc