Giáo án Địa lý lớp 12 bài 16: Thực hành đọc bản đồ địa hình và điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi

BÀI 16

THỰC HÀNH

ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ ĐIỀN VÀO LƯỢC ĐỒ TRỐNG

MỘT SỐ DÃY NÚI VÀ ĐỈNH NÚI

I.MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS cần:

-Hiểu được các dạng địa hình, mạng lưới sông ngòi.

-Xác định được vị trí, hướng và độ cao các dãy núi chính, hướng chảy các dòng sông chính.

-Rèn luyện kỹ năng đọc được bản đồ địa hình, sông ngòi. Xác định đúng các địa danh trên bản đồ.

-Điền và ghi đúng trên lược đồ một số dãy núi và đỉnh núi.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 16: Thực hành đọc bản đồ địa hình và điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP TẬP HUẤN THAY SGK LỚP 12 ĐƠN VỊ: TỈNH AN GIANG BÀI 16 THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ ĐIỀN VÀO LƯỢC ĐỒ TRỐNG MỘT SỐ DÃY NÚI VÀ ĐỈNH NÚI I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: -Hiểu được các dạng địa hình, mạng lưới sông ngòi. -Xác định được vị trí, hướng và độ cao các dãy núi chính, hướng chảy các dòng sông chính. -Rèn luyện kỹ năng đọc được bản đồ địa hình, sông ngòi. Xác định đúng các địa danh trên bản đồ. -Điền và ghi đúng trên lược đồ một số dãy núi và đỉnh núi. II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam. -Atlas Địa lý Việt Nam. -Lược đồ trống Việt Nam. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Xác định vị trí của các dãy núi và cao nguyên, các đỉnh núi và các dòng sông trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam. -GV yêu cầu HS xác định nội dung bài tập 1. Sau đó GV cho từng cặp HS tìm và xác định dựa trên Atlas Địa lý Việt Nam và điền vào phiếu học tập (khổ A4). -GV gợi ý HS tìm các dãy núi, đỉnh núi, cao nguyên, các con sông theo các vùng tự nhiên ở các trang 7,8 hoặc các trang 21, 22, 23, 24 Atlas Địa lý Việt Nam. -Sau khi HS tìm hiểu, GV yêu cầu HS lên xác định trên Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam theo trình tự: +Các dãy núi và cao nguyên, +Các đỉnh núi, +Các dòng sông. -GV chuẩn kiến thức qua phiếu thông tin phản hồi. Hoạt động 2: Điền vào lược đồ trống các dãy núi và đỉnh núi. -HS làm việc cá nhân trên lược đồ trống đã vẽ sẵn ờ nhà (khổ A4) kết hợp với Atlas Địa lý Việt Nam. -GV treo 4 lược đồ trống (khổ A0) lên bảng và tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”, bằng cách chia lớp thành 4 nhóm (theo 4 dãy bàn), lần lượt từng thành viên trong nhóm chạy lên bảng điền vào lược đồ các nội dung theo yêu cầu. Trong thời gian 3 phút, nhóm nào điền chính xác nhiều nội dung là thắng cuộc. -GV chuẩn kiến thức và cùng HS xác định nhóm thắng cuộc. -GV nhận xét và đánh giá tinh thần, thái độ làm việc của HS; đánh giá, rút kinh nghiệm về kỹ năng đọc và xác định bản đồ của HS. IV. ĐÁNH GIÁ: Trắc nghiệm: 1. Đỉnh Phanxipăng thuộc dãy núi: a. Hoàng Liên Sơn. b. Trường Sơn Nam c. Hoành Sơn d. Bạch Mã 2. Con sông nào thuộc miền tự nhiên Bắc Trung Bộ: a. Sông Chảy b. Sông Cả c. Sông Đồng Nai d. Sông Hậu. 3. Dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam là: a. Ngân Sơn b. Đông Triều c. Bắc Sơn d. Hoàng Liên Sơn. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP -HS về nhà sưu tầm các hình ảnh, tư liệu về các dãy núi, con sông của nước ta. -Xem trước bài nội dung bài 17: Sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Liên hệ thực thực tế địa phươngvề tình hình suy thoái nguồn tài nguyên (đất, nước, . . .) V. PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP Miền tự nhiên Dãy núi Đỉnh núi Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ THÔNG TIN PHẢN HỒI Miền tự nhiên Dãy núi Đỉnh núi Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ -Cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ -Dãy Núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Hoành Sơn, Bạch Mã. -Cao nguyên đá vôi: Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu. Phanxipăng, Khoan La San, Pu Hoạt, Pu xai lai leng, Hoành Sơn, Bạch Mã, Rào Cỏ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ -Dãy núi: Trường Sơn Nam. -Cao nguyên ba dan: Plây-cu, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh Tây Côn Lĩnh, Ngọc Linh, Chư Yang Sin, Lang Biang.

File đính kèm:

  • docBai 16.doc