Tiết 16 Bài 15 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất).
- Nắm được sự phân bố hoạt động của một số loại thiên tai chủ yếu (bão,ngập lụt lũ quét, hạn hán, động đất) thường xuyên gây tác hại đến đời sống kinh tếở nước ta. Biết cách phòng chống đối với mỗi loại thiên tai.
- Hiểu được nội dung chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và mới trường.
2- Kĩ năng: Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu thập tài liệu về môi trường.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 Tiết 16 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n 16 th¸ng 12 n¨m 2008 GV: Lª V¨n §Ønh THPT §«ng s¬n 1
Ch¬ng tr×nh chuÈn
Tiết 16 Bài 15 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ởû nước ta: mất cân bằng sinh thái và ôâ nhiễm môi trường (nước, không khí, đất).
- Nắm được sự phân bố hoạt động của một số loại thiên tai chủ yếu (bão,ngập lụt lũ quét, hạn hán, động đất) thường xuyên gây tác hại đến đời sống kinh tếở nước ta. Biết cách phòng chống đối với mỗi loại thiên tai.
- Hiểu được nội dung chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và mới trường.
2- Kĩ năng: Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu thập tài liệu về môi trường.
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Hình ảnh về suy thoái tài nguyên, phá huỷ cảnh quan thiên nhiên và ô nhiễm môi trường.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
+ Bài cũ : Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và đa dạng sinh học.
+ Mở bài: Các loại hình thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, cháy rừng là những mối đe doạ thường trực đối với môi trường và cuộc sống người Việt Nam, vì vậy chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng và đối phó hiệu quả thiên tai.
Hoạt động của GV và HS .
Nội dung chính
HĐ l: Hình thức: Cả lớp.
+ GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 1, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy:
- Nêu những diễn biến bất thường về thời tiết khí hậu xảy ra ởû nước ta trong những năm qua
- Nêu hiểu biết của em về tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta. Các nguyên nhân gây ôâ nhiễm đất
+ HS trả lời, GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.
HĐ 2: Hình thức : cá nhân/cặp
+ GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 2 hãy nhận xét đặc điểm của bão ở nước ta theo dàn ý: Thời gian hoạt động của bão ........
Mùa bão ........................................
Sốù trận bão trung bình mỗi năm ........
- Cho biết vùng bờ biển nào của nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão. Vì sao?
- Hậu quả của Bão.
- Đề xuất các biện pháp phòng chống bão ?
+ HS trả lời, GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.
HĐ 3 : Hình thức: Nhóm.
+ GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. (Xem phiếu học tập phần phụ lục).
Nhóm l: tìm hiểu sự hoạt động của ngập lụt.
Nlhóm 2: Tìm hiểu sự hoạt động của lũ quét.
Nhóm 3: tìm hiểu sự hoạt động của hạn hán.
+ Đại diện các nhóm trả lời, GV bổ sung và chuẩn kiến thức.(Xem thông tin phản hồi phần phụ lục).
HĐ 4: Hình thức: Cả lớp.
+ GV yêu cầu HS đọc mục 3 SGK hãy cho biết chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Giải thích ý nghĩa các chiến lược gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường.
+ HS trả lời, GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.
1.Bảo vệ môi trường:
Có 2 vấn đề Môi trường đáng quan tâm ở nước ta hiện nay:
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường làm gia tăng bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng biến đổi bất thường về thời tiết , khí hậu
- Tình trạng ô nhiễm môi trường:
+ Ô nhiễm môi trường nước.
+ Ô nhiễm không khí.
+ Ô nhiễm đất.
Các vấn đề khác như: khai thác, sử dụng tiết kiệm nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí các vùng cửa sông, biển để tránh làm hỏng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên có ý nghĩa du lịch
2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống
a. Bão
* Hoạt động của bão ởû Việt nam
- Thời gian hoạt động từ tháng VI, kết thúc vào tháng XI. Đặc biệt là các tháng VIII vàIX .
- Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.
- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.
- Trung bình mỗi năm có 8 trận bão.
* Hậu quả của bão:
- Mưa lớn trên diện rộng (300 - 400mm), gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông. . . Thủy triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.
- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa, cầu cống, cột điện cao thế...
- Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.
* Biện pháp phòng chống bão:
- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của cơn bão.
- Thông báo cho tàu thuyền đánh cá trở về đất liền.
- Củng cố hệ thống đê kè ven biển.
- Sơ tán dân khi có bão mạnh.
- Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.
b. Ngập lụt, ,lũ quét, hạn hán và các thiên tai khác (phụ lục)
3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
+ 6 nhiệm vụ SGK
IV. ĐÁNH GIÁ
1. Khoanh tròn ý em cho là đúng
* 70% tổng số cơn bão ở Việt Nam xảy ra vào các tháng:
A. 5, 6, 7. C. 8, 9, 10.
B. 6 , 7 , 8 . D. 1 0 , 1 1 , 1 2 .
2. Mùa bão ở nước ta:
A. Chậm dần từ Nam ra Bắc. C. Diễn ra đồng đều ở mọi nơi.
B. Chậm dần từ Bắc vào Nam. D. Có sự khác nhau ở các vùøng.
V. Hoạt động nối tiếp:
+ Trả lời các câu hỏi và bài tập trang 65 SGK.
VI. Phụ lục:
Các thiên tai
Ngập lụt
Lũ quét
Hạn hán
Nơi hay sảy ra
ĐBSH, ĐBSCL
Miền núi
Nhiều địa phương
Thời gian hoạt động
+ Mùa mưa ( Tháng 5-10) Riêng DHMT từ tháng 9-12
+ Miền Bắc tháng 6-10.
+ Miền Trung tháng 10-12.
Mùa khô tháng 11-4
Hậu quả
Phá huỷ mùa màng, tắc nghẽn GT, Ô nhiễm Môi trường.
Thiệt hại về tính mạng và tài sản của dân cư.
Mất mùa, cháy rừng, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Nguyên nhân
+ Địa hình thấp.
+ Mưa nhiều, tập trung theo mùa.
+ Aûnh hưởng của Thuỷ triều.
+ Địa hình thấp.
+ Mưa nhiều, tập trung theo mùa.
+ Rừng bị chặt phá nhiều.
+ Mưa ít.
+ Cân bằng ẩm<0
Biện pháp phòng chống
Xây dựng đê điều, hệ thống thuỷ lợi.
+ Trồng rừng và quản lý, sử dụng hợp lý Đất đai.
+ Canh tác hiệu quả trên đất dốc
+ Quy hoạch các điểm dân cư.
+ Trồng rừng.
+ Xây dựng hệ thống thuỷ lợi.
+ Trồng các loại cây có khả năng chịu hạn tốt.
File đính kèm:
- Tiet 16 Bai 15.doc