Giáo án Địa lý 12 Tuần 1 Tiết 1: Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập

Tuần 1- Tiết 1: Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập

I.Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

- Biết được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta

- Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình họi nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

- Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập.

2.Kĩ năng

- Biết liên hệ các kiến thức địa lý với các kiến thức lịch sử, giáo dục công dân.

- Biết liên hệ sách giáo khoa với thực tiễn cuộc sống về những thành tựu của công cuộc đổi mới và hội nhập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 Tuần 1 Tiết 1: Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25.08.08 Ngày giảng: 28.08.08 Tuần 1- Tiết 1: Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập I.Mục tiêu bài học 1.Kiến thức - Biết được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta - Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình họi nhập kinh tế quốc tế của nước ta. - Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập. 2.Kĩ năng - Biết liên hệ các kiến thức địa lý với các kiến thức lịch sử, giáo dục công dân. - Biết liên hệ sách giáo khoa với thực tiễn cuộc sống về những thành tựu của công cuộc đổi mới và hội nhập. 3.Thái độ Xác định tinh thần và trách nhiệm của mõi người đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. II.Phương tiện dạy học Một số hình ảnh về công cuộc đổi mới và hội nhập. III.Tiến trình lên lớp 1.ổn định tổ chức lớp Kiểm tra sĩ số: Lớp 12 I:. Lớp 12 K:... Lớp 12 P: 2.Bài mới Hoạt động của GV- HS Nội dung chính HĐ1: Cả lớp ? Đọc sgk mục 1.a em hãy cho biết bối cảnh nền kinh tế nước ta trước đỏi mới? ? Những hậu quả nặng nề do chiến tranh mang lại đối với nước ta như thế nào? HĐ2: Cặp ? 3 xu thế đổi mới ở nước ta là gì? ? Em có nhận xét gì về công cuộc đổi mới ở Việt Nam? HĐ3: Nhóm Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm - Nhóm1- 2: Trình bày những thành tựu to lớn về đổi mới ở nước ta - Nhóm 3-4: Phân tích hình 1.1 trang 8- sgk. ý nghĩa của việc kìm chế lạm phát là gì? - Nhóm 5-6: Nhận xét về tỉ lệ nghèo chung và nghèo lương thực của cả nước qua bảng 1- sgk- trang 9. Bước 2: Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả của nhóm Bước 3: GV nhận xét kết luận những kiến thức chính và đúng. HĐ4: Cả lớp ? Bối cảnh quốc tế trong những năm 80 có tác động như thế naog đến công cuộc đổi mới ở nước ta? ? Khó khăn của nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực? HĐ5: Cá nhân Đọc mục 3 sgk .em hãy cho bết một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập ở nước ta? 1.Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế- xã hội a.Bối cảnh: - Năm 1975 dất nước thống nhất . cả nước tập trung vào hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng, phát triển đất nước. - Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp - Tình hình trong nước và quốc tế cuối thập kỉ 70- 80 diễn biến phức tạp. b. Diễn biến - Năm 1979 bắt đầu thực hiện đổi mới - Năm 1986( Địa hội 6) khẳng định đổi mới theo 3 xu thế: + Dân chủ há đời sống kinh tế xã hội + Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN + Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. c.Thành tựu - Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KT- XH .Lạm phát dược đảy lùi ở mức một con số - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao: năm 1995: 8,5% - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH ( giảm tỉ trọng KVI, Tăng tỉ trọng KVII, KVIII) - Có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu lãnh thổ( hình thành vùng kinh tế trọng điểm, vùng chuyên canh) - Đời sống nhân dân được cải thiện 2.Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực a.Bối cảnh - Thế giới: Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực - Việt Nam là thành viên của ASEAN, WTO, quan hệ Việt- Mỹ bình thường hóa. b.Thành tựu: - Thu hút đầu tư nước ngoài FDI, ODA - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế - Ngoại thương phát triển ở tầm cao mới c.Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập - Thực hiện chiến lược tăng trưởng kinh tế đi đôi Với xoá đói giảm nghèo - Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường - Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với nền kinh tế tri thức - Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường - Đẩy mạnh phát triển y tế,giáo dục, chống lại các tệ nạn xã hội. IV. Đánh giá Những thuận lợi và khó khăn của nước ta trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tê? V.Hoạt động nối tiếp - Trả lời câu hỏi cuối bài - Vẽ trước khung bản đồ Việt Nam và vở bài tập.

File đính kèm:

  • docGiao an dia lop 12 tiet 1.doc