Bài 10 THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
- Hiểu được sự khác nhau về khí hậu giữa các khu vực.
2. Kỹ năng:
- Đọc được biểu đồ khí hậu
- Khai thác kiến thức từ bản đồ khí hậu, lược đồ Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở Đông Nam Á.
- Phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hoá khí hậu.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12C tiết 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10 Ngày soạn: 29/09/2008
Bài 10 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
- Hiểu được sự khác nhau về khí hậu giữa các khu vực.
2. Kỹ năng:
- Đọc được biểu đồ khí hậu
- Khai thác kiến thức từ bản đồ khí hậu, lược đồ Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở Đông Nam á.
- Phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hoá khí hậu.
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, Atlát Địa lý Việt Nam.
- Lược đồ Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở Đông Nam á.
- Bản đồ khí hậu Việt Nam.
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định
2. Bài cũ: Phân tích đặc điểm của Biển Đông? Biển Đông có vai trò ntn đến phát triển các ngành kinh tế?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cặp/ nhóm
GV hỏi: Đọc SGK, bảng số liệu kết hợp quan sát bản đồ khí hậu hãy nhận xét tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta theo dàn ý:
- Tổng bức xạ, cân bằng bức xạ..
- Nhiệt độ trung bình năm..
- Tổng số giờ nắng.
? Vì sao nước ta có nền nhiệt độ cao?
? Vì sao Đà Lạt có nhiệt độ thấp hơn 200C?
Hoạt động 2: Nhóm nhỏ
GV hỏi: Đọc SGK kết hợp với quan sát bản đồ lượng mưa trung bình năm hãy nhận xét và giải thích về lượng mưa và độ ẩm của nước ta?
- Tại sao nước ta lại có lượng mưa lớn?
- Xác định trên bản đồ các điểm mưa lớn?
Hoạt động 3: Cả lớp
GV hỏi: Hãy cho biết nước ta nằm trong vành đai gió nào? Gió thổi từ đâu tới đâu, hướng gió thổi ở nước ta?
HS trả lời: Gió mậu dịch thổi từ cao áp cận chí tuyến về xích đạo.
GV: Sự chênh lệch nhiệt độ của lục địa á - Âu rộng lớn với Đại Dương TBD và ÂĐD đã hình thành các trung tâm khí áp thay đổi theo mùa, lấn át ảnh hưởng của gió mậu dịch hình thành chế độ gió mùa đặc biệt ở nước ta.
Hoạt động 4: Nhóm
Bước 1: GV chia HS thành các nhóm giao nhiêm vụ cụ thể cho từng nhóm (xem phiếu học tập phần phụ lục)
+ Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm của gió mùa mùa đông.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm của gió mùa mùa hạ.
Bước 2:* Đại diện HS lên trình bày về gió mùa mùa đông, GV chuẩn kiến thức và đặt câu hỏi cho HS.
CH1: Tại sao Miền Nam hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ?
CH2: Tại sao cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc gây mưa ở vùng ven biển và ĐBSH?
* Đại diện HS lên trình bày về gió mùa mùa đông, GV chuẩn kiến
CH3: Tại sao khu vực ven biển Miền Trung có kiêủ thời tiết nóng và khô vào đầu mùa hạ?
GV hỏi: Hoạt động gió mùa đã dẫn tới sự
phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa khu
vực Miền Bắc, ĐB ven biển Miền Trung, Tây
Nguyên và Nam Bộ ntn?
1.Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm:
a. Tính chất nhiệt đới:
- Vị trí địa lí quy định: Vị trí NCT BBC, hàng năm nhận đựoc lượng nhiệt lớn do góc nhập xạ lớn, một năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh
- Biểu hiện:
+ Tổng xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm.
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 200C
+ Tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn:
- Lượng mưa trung bình năm cao: 1500 – 2000 mm, có nơi sườn đón gió 3500 – 4000 mm.
- Độ ẩm không khí cao trên 80%.
- Cân bằng ẩm luôn dương.
b. Gió mùa:
* Hoạt động của tín phong: nước ta nằm vị trí NCT nên chịu ảnh hưởng của tín phong, tuy nhiên tín phong chỉ hoạt động mạnh vào thời kỳ chuyển mùa, nó bị lấn át bởi chế độ gió mùa
* Gió mùa:
- Gió mùa mùa đông:
+ Nguồn gốc: Từ cao áp Xibia
+ Thời gian hoạt động: Tháng XI ->IV
+ Phạm vi hoạt động: Miền Bắc (160B trở ra)
+ Hướng gió: Đông bắc
+ Hệ quả: Tạo cho MB nước ta có một mùa đông lanh, khô (XI, XII, I) và lạnh, ẩm (II, III) có mưa phùn. Từ Bạch Mã trở vào gió mùa ĐB không tác động trực tiếp
MN là gió tín phong ĐB gây mưa cho ven biển Trung Bộ, còn TN, NB là mùa khô.
- Gió mùa mùa hạ:
+ Nguồn gốc: áp cao AĐD thờ kỳ đầu và áp cao cận chí tuyến NBC
+ Phạm vi HĐ: cả nước
+ Hướng gió: Tây Nam
+ Thời gian hoạt động, hệ quả:
Từ tháng 4-5 (đầu hạ): gió mùa TN từ Bắc AĐD tác động gây mưa lớn cho NB và TN, và thời tiết khô nóng của gió phơn TN cho ven biển Trung Bộ và nam của Tây Bắc.
Từ 6-10 (giữa và cuối hạ): Gió mùa TN từ NBC mang theo khối khí xích đạo nóng ẩm gây mưa lớn cho NB, TN. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa mùa hạ cho hai miền BN và mưa tháng IX cho Trung Bộ
=> Hoạt động của gió mùa đã làm phân hoá khí Hậu nước ta thành hai miền: MB mùa động lanh, khô, mùa hạ nống ẩm, mưa nhiều. MN là mùa khô và mùa mưa.
4. Cũng cố - đánh giá.
1. HS gắn mũi tên gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ lên bản đồ trống.
2. Có ý kiến cho rằng: Gió mùa mùa hạ là nguồn gốc gây ra thời tiết khô nóng ở miền Trung đúng hay sai? Tại sao.
3.Trả lời câu hỏi 2,3,4 SGK
File đính kèm:
- Tiet 10.doc