Giáo án Địa lý 12C tiết 12: Thực hành: Vẽ biểu đồ khí hậu thể hiện tương quan nhiệt ẩm. Nhận xét phân hoá khí hậu

Tiết 12

Bài 12 THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU THỂ HIỆN

TƯƠNG QUAN NHIỆT ẨM. NHẬN XÉT PHÂN HOÁ KHÍ HẬU

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Nhận biết sự khác nhau về qua các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, sự phân hoá mùa và tương quan nhiệt ẩm ở 3 địa điểm: Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh đại diện cho 3 khu vực Bắc, Trung, Nam.

- Biết giải thích nguyên nhân sự khác biệt đó

2. Kỹ năng:

- Vẽ biểu đò khí Hậu tương quan nhiệt ẩm.

- Phân tích biểu đồ rút ra nhận xét.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Biểu đồ mẫu về nhiệt độ và lượng mưa của một địa điểm

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam

- At lat địa lí Việt Nam

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12C tiết 12: Thực hành: Vẽ biểu đồ khí hậu thể hiện tương quan nhiệt ẩm. Nhận xét phân hoá khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12 Ngày soạn: 05/10/2008 Bài 12 Thực hành: vẽ biểu đồ khí Hậu thể hiện tương quan nhiệt ẩm. Nhận xét phân hoá khí hậu I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Nhận biết sự khác nhau về qua các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, sự phân hoá mùa và tương quan nhiệt ẩm ở 3 địa điểm: Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh đại diện cho 3 khu vực Bắc, Trung, Nam. - Biết giải thích nguyên nhân sự khác biệt đó 2. Kỹ năng: - Vẽ biểu đò khí Hậu tương quan nhiệt ẩm. - Phân tích biểu đồ rút ra nhận xét. II. Thiết bị dạy học - Biểu đồ mẫu về nhiệt độ và lượng mưa của một địa điểm - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - At lat địa lí Việt Nam III. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Bài cũ: a. Chứng minh khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tác động mạnh mẽ đến các yếu tố tự nhiên khác làm cho thiên nhiên nước ta mang đậm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? b. Phân tích ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với phát triển kinh tế? 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung KTCB Hoạt động 1. Gv yêu cầu học sinh đọc nội dung bài thực hành Gv kiểm tra các phần chuẩn bị của học sinh. Gv thông báo nội dung bài thực hành bao gồm 2 nội dung là vẽ được biểu đồ và nhận xét biểu đồ, giải thích nguyên nhân Nội dung 1. Phương pháp vẽ biểu đồ - Vẽ hệ toạ độ của biểu đồ bao gồm 2 trục tung, một trục hoành, các đại lương trên trục. - Vẽ 2 đường biểu diễn T và P của mỗi trạm trên cùng một biểu đồ - Trục chia khoảng theo T, một khoảng theo P với tỉ lệ: P = 2T - Tháng có mưa lớn >100 mm thì phi tỉ lệ, chia khoảng tương ứng 100 mm - Chú giải: + Đường biểu diễn T kí hiệu màu đỏ + Đường biểu diến P kí hiệu mà xanh + Làm chú giải các thang mưa, các tháng hạn 2. Vẽ các biểu đồ nhiệt ẩm của 3 trạm - Yêu cầu vẽ đúng tỉ lệ - Chia khoảng cách hợp lý - Có chú giải khoa học, hợp lý Hoạt động 2. Gv yêu cầu học sinh nhắc lại 1 số kiến thức về biểu đồ đường biểu diễn để vận dụng vẽ biểu đồ tương quan nhiệt ẩm Gv hướng dẫn cách vẽ Gv treo biểu đồ mẫu về một trạm đã vẽ trên giấy A0 Học sinh quan sát biểu đồ, có thắc mắc để giáo viên giải đáp Hoạt động 3. Gv chia học sinh làm 6 nhóm nhỏ, mỗi nhóm vẽ một trạm Nhóm 1 và nhóm 4 vẽ trạm Hà Nội Nhóm 2 và nhóm 5 vẽ trạm Huế Nhóm 3 và nhóm 6 vẽ trạm TP Hồ Chí Minh Sau khi các nhóm vẽ xong GV yêu cầu các nhóm treo kết quả vẽ của nhóm lên bảng. Gv treo biểu đồ mẫu cho học sinh so sánh nhận xét bài lầm của các nhóm gv chỉnh sửa sai sót (nếu có). Hoạt động 4. Cả lớp Gv hướng dẫn sườn nhận xét Hs nhận xét và điền kết quả vào bảng chỉ dẫn phía dưới Gv chốt lại kiến thức và nêu đặc trưng của 3 khu vực khí hậu Phụ lục ở mục 3 đã hoàn thành Gv hướng dẫn học sinh giải thích sự khác nhau đó. Gv phân tích nhấn mạnh thêm cho học sinh (phần phụ lục ở mục 4) 3. Nhận xét về chế độ nhiệt, ẩm và sự phân hoá mùa của các địa điểm Địa điểm Số tháng lạnh Số tháng nóng Mùa mưa Mùa mưa Số tháng khô, số tháng hạn Nhận xét về sự phân mùa Hà Nội 2 5 V ->X XI -> IV 3 tháng khô Mùa đông ít mưa Mùa hạ mưa nhiều Huế 0 7 VIII ->I II->VII Không có tháng khô Mưa vào mùa thu đông TP Hồ Chí Minh 0 12 V -> XI XII->IV 1 tháng khô, 3 tháng hạn Nóng quanh năm Mùa mưa, mùa khô 4. Giải thích - Hà Nội có một mùa đông lạnh, không quá khô: do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên có 2 tháng nhiệt độ < 180C, mùa khô không gay gắt do cuối thời kỳ mùa đông gió mùa ĐB đi qua biển nên ẩm và thường có mưa phùn. - Huế không còn những tháng lạnh do càng vào nam thì GMĐB càng suy yếu nên chí còn những ngày lạnh. Huế có mưa vào thu đông, lớn nhất vào tháng 10 do bức chắn Bạch Mã, do bão, hội tụ nhiệt đới (Tm và Em), có mùa mưa phụ – mưa tiểu mãn do có hội tụ giữa Tm và TBg. - Thành phố Hồ Chí Minh nóng quanh năm vì nằm ở vĩ đọ thấp, bức xạ mặt Trời lớn, nhiệt độ luôn coa quanh năm và không chịu ảnh hưởng của GMĐB. Khí hậu chia làm 2 mùa, mùa khô gay gắt do sự thống trị của tín phong (Tm) trong điều kiện ổn định 4. Cũng cố - đánh giá. - Gv cũng cố lại kiến thức, kỹ năng - Gv cho điểm các hócinh làm tốt. - Kiểm tra bài thực hành của 5 học sinh 5. Hoạt động nối tiếp: Gv yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện bài thực hành và chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docTiet 12.doc