BÀI 10:
CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
I - MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
-Biết và trình bày được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: lớp vỏ, lớp trung gian và lớp lõi.
-Nắm được đặc tính riêng của mỗi lớp về độ dày, trạng tháI và nhiệt độ.
-Biết được lớp vỏ cấu tạo từ các địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ. Các địa mảng có thể di chuyển dãn tách nhau hoặc xô vào nhau tạo nên các d-núi ngầm, các dãy núi và các hiện tượng núi lửa, động đất.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 – Tiết 12
Bài 10:
Cấu tạo bên trong của tráI đất
Ngày soạn: 27 / 10/ 2007
Ngày dạy: 4 / 11/ 2007
I - mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
Biết và trình bày được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: lớp vỏ, lớp trung gian và lớp lõi.
Nắm được đặc tính riêng của mỗi lớp về độ dày, trạng tháI và nhiệt độ.
Biết được lớp vỏ cấu tạo từ các địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ. Các địa mảng có thể di chuyển dãn tách nhau hoặc xô vào nhau tạo nên các dã núi ngầm, các dãy núi và các hiện tượng núi lửa, động đất.
II - Phương tiện
Quả Địa cầu.
Tranh vẽ cấu tạo bên trong của TĐ.
III - Hoạt động trên lớp
1. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi 1: Hãy nêu tên và các hệ quả của hai vận động chính của TĐ
Câu hỏi 2: Nêu ảnh hưởng của các vận động này đến đời sống và sx của con người trên TĐ?
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài:
Trái Đất là nơi con người sinh sống và tồn tại vì vậy từ rất lâu con người đã luôn muốn tìm hiểu về cấu tạo của TĐ. Vậy TĐ có cấu tạo như thế nào? Bên trong của TĐ ẩn chứa những bí mật gì? Cách nghiên cứu cấu tạo bên trong của TĐ như thế nào? chúng ta sẽ tìm lời giải qua bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ 1: Cá nhân và thảo luận nhóm
* Gv giảng giải: để tìm hiểu vè bên trong TĐ con người không thể quan sát trực tiếp bởi vì lỗ khoan sâu nhất là 15.000m trong khi bán kính của TĐ là 6.300km. Vì vậy con người sử dụng các biện pháp nghiên cứu gián tiếp như:
- Phương pháp địa chấn.
- Phương pháp trọng lực.
- Phương pháp địa từ.
- Phương pháp nghiên cứu qua các thiên thạch hoặc các mẫu đất đá trên các hành tinh khác trong hệ MT.
? Quan sát hình 26 và cho biết TĐ được cấu tạo bởi những lớp nào?
HS: Trả lời cá nhân, GV chuẩn kiến thức.
HĐ nhóm
GV chia lớp thành các nhóm thảo luận câu hỏi sau trong thời gian 5 phút
? Quan sát hình 26, bảng trong SGK hãy điền các thông tin vào bảng sau cho biết đặc điểm các lớp cấu tạo nên TĐ?
HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện lên điền vào bảng (mỗi nhóm điền vào một cột)
Các nhóm khác nhận xét, sau đó GV chuẩn kiến thức:
( bảng phụ)
HĐ cá nhân
GV hướng dẫn HS quan sát hình 27 và cho biết
? Hãy cho biết thể tích và khối lượng của lớp vỏ TĐ?
? Lớp vỏ TĐ có vai trò như thế nào đối với đời sống và sx của con người?
? Hãy cho biết lớp vỏ TĐ được cấu tạo từ mấy địa mảng? Nêu tên các địa mảng lớn?
GV: Kết luận:
- Vỏ TĐ do các địa mảng tạo thành.
- Các địa mảng di chuyển với tốc độ chậm, có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.
- Tạo nên: các dãy núi ngầm dưới đại dương, đất đá nén ép nhô lên thành núi.
1. Cấu tạo bên trong của TĐ
- Có 3 lớp:
+ Lớp vỏ.
+ Trung gian.
+ Lõi ( nhân)
2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất
- Lơp vỏ TĐ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng TĐ.
- Có đầy đủ các thành phần tự nhiên của TĐ.
- Vỏ TĐ do một số địa mảng lớn nhỏ kề nhau tạo thành. Các địa mảng di chuyển rất chậm. Hai địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.
IV: Phụ lục
Cấu tạo
Độ dày
Trạng thái
Nhiêt độ
Lớp vỏ
5 km đến 70 km
Rắn chắc
Tối đa là 10000C
Lớp trung gian
Gần 3000 km
Từ quánh dẻo đến lỏng
Từ15000C đến 47000C
Lớp lõi
Trên 3000 km
Lỏng ở ngoài, rắn ở trong
Trên 50000C
V: củng cố, dặn dò
1. HS làm bài tập củng cố.
2. Học bài và làm bài tập trong Tập Bản Đồ Địa lí 6.
3. Chuẩn bị dụng cụ thực hành.
File đính kèm:
- Bai 10.doc