Giáo án Địa lý 6 bài 25: Thực hành sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương

BÀI 25:THỰC HÀNH

SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA

CÁC DÒNG BIỂN TRONG ĐẠI DƯƠNG

I - MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Xác định được đúng vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ. Kể tên được một số dòng biển quan trọng trên thế giới.

-Rút ra nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trên đại dương thế giới.

-Nêu được tác động của dòng biển với khí hậu nơI chúng chảy qua.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 bài 25: Thực hành sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31– Tiết 31 Bài 25:Thực hành Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương Ngày soạn: 01 / 4 / 2008 Ngày dạy: 7 / 4 / 2008 I - mục tiêu Sau bài học, HS cần: Xác định được đúng vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ. Kể tên được một số dòng biển quan trọng trên thế giới. Rút ra nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trên đại dương thế giới. Nêu được tác động của dòng biển với khí hậu nơI chúng chảy qua. II - Phương tiện Bản đồ các dòng biển và đại dương thế giới (Bản đồ tự nhiên thế giới) Tranh ảnh trong SGK. III - Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Hoàn thành sơ đồ sau: Các hình thức vận động của nước biển và đại dương 2 Nguyên nhân... . 1 Nguyên nhân... . 3 Nguyên nhân Câu 2: Vì sao độ muối của các biển và đại dương trên thế giới không giống nhau? 2. Bài thực hành GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành Treo bản đồ các biển và đại dương hoặc bản đồ tự nhiên thế giới và yêu cầu HS lên bảng: ? Đọc tên và xác định vị trí của 4 đại dương trên thế giới là: Thái Bình Dương? Đại Tây Dương, ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. GV: Đọc tên một số dòng biển chưa có tên trong SGK để HS điền bổ sung. Bài tập 1 Hoạt động cá nhân/ nhóm Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm cho các em làm việc Nhóm 1,3: Tìm hiểu về các dòn biển trong Thái Bình Dương Nhóm 2,4: Tìm hiểu về các dòng biển trong Đại Tây Dương. GV: Gợi ý tiến trình làm việ: + Trước hết làm việc cá nhân: Xác định tên. vị trí các dòng biển nóng lạnh trong hai đại dương? Các dòng biển này xuất phát từ đâu? Hướng chảy thế nào? Rút ra nhận xét chung? + Sau 2 phút, các HS trong nhóm quay lại trao đổi kết quả với nhau để có dáp án thống nhất trong nhóm. Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình. Bước 3: GV: Chuẩn kiến thức vào bảng sau: Đại dương Hải lưu Bán cầu Bắc Bán cầu Nam Tên Vị trí-hướng chảy Tên Vị trí-hướng chảy Thái Bình Dương Nóng Cưrôsiô Alaxca Từ XĐ lên đông bắc Từ XĐ lên Tây Bắc Đông úc Từ XĐ chảy về hướng ĐN Lạnh Caliphoocnia 350B về khu vực Xích đạo Pêru Từ 600N về khu vực Xích đạo Đại Tây Dương Nóng Gơnxtrim Chí tuyến Bắc-Bắc Âu Braxin Xích đạo-450N Lạnh Grơnlen 700B- vòng cực Bắc Benghêla 500N về Xích đạo Lưu ý cho HS thấy được đây chỉ là một số dòng biển lớn. trên đại dương thế giới còn rất nhiều dòng biển khác. Bước 4: Từ bảng tổng hợp trên GV giúp HS tìm ra kết luận: Các dòng biển nóng đều chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao. Các dòng biển lạnh xuất phát từi các vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp. Bài tập 2: (Nhóm nhỏ) GV: Cho Hs xác định yêu cầu của bài tập số 2 trong SGK và hướng dẫn HS thảo luận theo dàn ý sau: Vị trí 4 địa điểm đó nằm ở vĩ độ nào? Đánh dấu 4 địa điểm từ phải sang trái. Địa điểm nào gần dòng biển lạnh, địa điểm nào gần dòng biển nóng. Địa điểm gần dòng biển nóng, nhiệt độ là bao nhiêu? Địa điểm gần dòng biển lạnh nhiệt độ là bao nhiêu? Rút ra kết luận về ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu vùng ven biển chúng chạy qua. HS: thảo luận nhóm xong, Gv gọi đại diện các nhóm trinhgf bày và bổ sung sau đó chuẩn kiến thức. V: củng cố, dặn dò 1. HS làm bài tập củng cố. a) Nhận xét hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trên thế giới. b) Mối quan hệ của các dòng biển nóng, lạnh với khí hậu các vùng mà nó đi qua? 2. Hướng dẫn về nhà. - Làm bài tập trong tập bản đồ. - Chuẩn bị nội dung bài 26

File đính kèm:

  • docBai 25.doc