Giáo án Địa lý 6 bài 8: Chuyển động của trái đất quanh mặt trời

BÀI 8:

 CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI

I - MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Hiểu được cơ chế chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ( quỹ đạo, thời gian chuyển động và tính chất của chuyển động).

-Giải thích được nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm. Đặc điểm mùa của hai bán cầu.

-Nhớ vị trí: Xuân phân, thu phân, hạ chí và đông chí trên quỹ đạo của TĐ.

-Biết cách sử dụng quả Địa cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của TĐ trên quỹ đạo và chứng minh hiện tượng các mùa.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 bài 8: Chuyển động của trái đất quanh mặt trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 – Tiết 10 Bài 8: Chuyển động của tráI đất quanh mặt trời Ngày soạn: Ngày dạy:.. I - mục tiêu Sau bài học, HS cần: Hiểu được cơ chế chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ( quỹ đạo, thời gian chuyển động và tính chất của chuyển động). Giải thích được nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm. Đặc điểm mùa của hai bán cầu. Nhớ vị trí: Xuân phân, thu phân, hạ chí và đông chí trên quỹ đạo của TĐ. Biết cách sử dụng quả Địa cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của TĐ trên quỹ đạo và chứng minh hiện tượng các mùa. II - Phương tiện Quả Địa cầu. Tranh về các mùa trong năm. Đoạn phim hoặc tranh mô tả quỹ đạo chuyển động của TĐ quanh MT. III - Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ. a) Quan sát chuyển động sau của TĐ và cho biết: - Tên chuyển động? (tự quay quanh trục) - Hướng chuyển động? (từ tây sang đông) - Thời gian chuyển động? (24h) - Hệ quả của chuyển động? (hiện tượng ngày đêm, sự lệch hướng của các chuyển động) 2. Bài mới. * Giới thiệu bài: Ngoài vận động tự quay quanh trục TĐ còn chuyển động quanh Mặt Trời. Vậy chuyển động của TĐ quanh MT có đặc điểm gì? Hệ quả của vận động này? Đó là nội dung của bài học hôm nay? Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Bổ sung HĐ 1: Cá nhân * GV cho HS quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK và trên máy tính (nếu có). GV: Ngoài chuyển động tự quay quanh trục TĐ còn chuyển động quanh MT trên một quỹ đạo có hình elip gần tròn. GV yêu cầu HS đọc phần tra cứu thuật ngữ trang 85,86-SGK và giải thích thuật ngữ: quỹ đạo, hình e-lip. ? Quan sát chuyển động của TĐ trong hình 23 và cho biết: - Hướng của chuyển động? - Thời gian chuyển động 1 vòng trên quỹ đạo? HS: Trả lời cá nhân, GV chuẩn kiến thức. GV: MR cách tính năm nhuận dương lịch. (4 năm có một năm nhuận) GV dùng quả Địa cầu kết hợp với hình trên máy tính và phương pháp đàm thoại làm cho HS nhận rõ được vị trí của TĐ trên quỹ đạo vào các ngày Hạ chí, Đông chí, Xuân phân, Thu phân. ? Quan sát hình 23 và nhận xét về độ nghiêng và hướng nghiêng của trục TĐ trên quỹ đạo trong các ngày Xuân phân, Thu phân, Hạ chí,Đông chí HS: không đổi ? Người ta gọi chuyển động này là gì? * chuyển ý: Do TĐ chuyển động tịnh tiến trên quỹ đạo nên sinh ra các mùa trong năm. HĐ 2: Cá nhân/ nhóm GV: Cho HS quan sát hình minh hoạ vị trí của TĐ vào ngày 22/6 và cho biết: Nửa cầu nào ngả về phía MT? Nửa cầu nào chếch xa MT? Góc chiếu lớn hay nhỏ? Lượng nhiệt và ánh sáng nhận được? Là mùa nào trong năm? GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm với ngày 22/12, ngày 21/3 và 23/9. HS đại diện trả lời, Gv chuẩn kiến thức. (Bảng phụ trên máy) ? Ngoài cách chia thành 2 mùa nóng, lạnh người ta còn chia một năm thành mấy mùa là những mùa nào? (4 mùa: xuân, hạ, thu, đông) ? Các mùa bắt đầu vào những ngày nào và kết thúc vào nhưng ngày nào? Cách tính mùa theo dương lịch và âm đương lịch có gì giống và khác nhau? (tính theo âm-dương lịch mùa đến sớm hơn) GV: Cho Hs quan sát hình ảnh TĐ không quay quanh MT và cho biết điều gì sẽ xảy ra? ( Một nửa cầu rất nóng quanh năm, một nửa cầu chếch xa MT lạnh quanh năm) "không còn mùa GV: chiếu lại bảng phụ và yêu cầu HS nhận xét về sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và cách tính mùa ở hai nửa cầu? HS: Có thể trao đổi trong nhóm nhỏ của mình và trả lời câu hỏi. GV: chốt kiến thức 1. Chuyển động của TĐ quanh Mặt trời - TĐ quay quanh MT theo hướng từ tây sang đông trên một quỹ đạo có hình elip gần tròn, trong thời gian 365 ngày và 6h. - Tính chất: chuyển động tịnh tiến. 2. Hiện tượng các mùa. - Khi chuyển động trên quỹ đạo do trục TĐ bao giờ cũng có độ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía MT sinh ra các mùa. - Cách tính mùa theo dương lịch và âm dương lịch có sự khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa. - Cách tính mùa ở hai nửa cầu trái ngược nhau. IV- Củng cố và dặn dò 1. HS làm bài tập củng cố. Chơi trò chơi: đặt tên cho ảnh, Vui để học Phiếu khảo sát 10 HS (chấm chéo nhau). Họ và tên: . Lớp :.. Phiếu đánh giá Đánh dấu vào ô đúng hoặc sai trong những câu sau Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Đông sang Tây. Đúng Sai Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là 365 ngày 6 giờ. Đúng Sai Vào ngày 22/6 nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời. Đúng Sai Ngày 21/3 là ngày Hạ chí của nửa cầu Bắc. Đúng Sai Cách tính mùa ở hai nửa cầu Bắc và Nam hoàn toàn trái ngược nhau. Đúng Sai 2. Học bài và làm bài tập trong Tập Bản Đồ Địa lí 6. 3. Đọc trước bài 9 ở nhà. Tuần 11 – Tiết 11 Bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa Ngày soạn: Ngày dạy: .. I - mục tiêu Sau bài học, HS cần: Nắm vững và giải thích được hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất. Các khái niệm: chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc và vòng cực Nam. Biết cách dùng quả địa cầu để chứng minh hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. II - Phương tiện Quả Địa cầu. Tranh vẽ về hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa (hình 24). III - Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ. a) Quan sát chuyển động sau của TĐ và cho biết: - Tên chuyển động? (Quay quanh Mặt Trời) - Hướng chuyển động? (từ tây sang đông) - Thời gian chuyển động? (hết 365 ngày 6giờ) - Hệ quả của chuyển động? (hiện tượng các mùa ở hai bán cầu) 2. Bài mới. * Giới thiệu bài: Trong khi TĐ chuyển động quanh MT do trục TĐ luôn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghieng không đổi nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía MT sinh ra các mùa. Thời tiết và độ dài ngày đêm ở các mùa khác nhau ở các vĩ độ khác nhau trên TĐ. Đó là nội dung của bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Bổ sung HĐ 1: Cá nhân và thảo luận nhóm * GV cho HS quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK. ? Quan sát hình 24 và cho biết đâu là trục BN của TĐ, đâu là đường phân chia sáng tối (ST) ? GV: gợi ý cho HS thấy được trục TĐ nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo 66033/, còn đường phân chia ST lại vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo? ? Vào ngày 22/6 MT chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến bao nhiêu độ? Vĩ tuyến đó là đường gì? - Vào ngày đông chí 22/12, ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc vào vĩ tuyến nào? Vĩ tuyến đó là đường gì? HS: Trả lời cá nhân, GV chuẩn kiến thức. HĐ nhóm GV chia lớp thành các nhóm thảo luận câu hỏi sau trong thời gian 5 phút ? Quan sát hình 24, hình 25 và điền các thông tin vào bảng sau cho biết sự khác nhau về độ dài ngày đêm của các vĩ độ khác nhau trên TĐ vào ngày hạ chí và đông chí. +Nhóm 1,3: ngày 22/6 +Nhóm 2,4: ngày 22/12 1. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên TĐ - Trong khi chuyển động do trục TĐ và đường phân chia sáng tối không trùng nhau nên ở hai nửa cầu Bắc và Nam có ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. Ngày Mùa Địa điểm Độ dài ngày đêm Kết luận 22/6 Nóng (Hạ) 66033/B 23027/B 00 22/12 Lạnh (Đông) 00 23027/B 66033/B HS: thảo luận trong nhóm sau đó cử đại diện lên bảng điền thông tin vào bảng. HS: nhóm khác có thể bổ sung, sau đó GV chốt kiến thức. HĐ: cá nhân ? Dựa vào hình 25 cho biết: + vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài ngày đêm của các điểm D và D/ ở vĩ tuyến 66033/B và Nam của hai nửa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến Bắc và Nam sẽ là đường gì? + Vào ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày đêm của hai điểm Cực sẽ như thế nào? HS: Trả lời cá nhân, Gv chuẩn kiến thức HS: Đọc SGK và xem bảng của bài tập 3 trong SGK, nêu nhận xét về số ngày có ngày đêm dài suốt 24h thay đổi như thế nào? HS: trả lời, Gv nêu kết luận 2. ở hai miền cực số ngày có ngày và đêm dài suốt 24h thay đổi theo mùa. - Vĩ tuyến 66033/B và Nam sẽ có ngày đêm dài suốt 24h. -Vĩ tuyến 66033/B và Nam là các vòng cực Bắc và Nam, là đường giới hạn khu vực có ngày đêm dài suốt 24 h. - Số ngày có ngày và đêm dài suốt 24h thay đổi từ 1 ngày tới 6 tháng. IV- Củng cố và dặn dò 1. HS làm bài tập củng cố. 2. Học bài và làm bài tập trong Tập Bản Đồ Địa lí 6. 3. Đọc trước bài 10 ở nhà.

File đính kèm:

  • docBai 8.doc