Giáo án Địa lý 6 - Trường THCS Nguyễn Khuyến

Tuần 1/ Tiết 1 BÀI MỞ ĐẦU

I. Mục tiêu: Ngày dạy:

1. Kiến thức: HS cần :

- Nắm được nội dung của môn Địa lí lớp 6 và những vấn đề liên quan.

- Nắm được cách thức, phương pháp học môn Địa lí lớp 6.

 2. Kĩ năng:

- Bước đầu làm quen kĩ năng quan sát, khai thác kênh hình, kênh chữ ở môn Địa lí lớp 6.

- Làm quen với kĩ năng liên hệ thực tế, quan sát sự vật hiên tượng Địa lí xảy ra ở quanh mình để tìm cách giải thích chúng.

 3. Thái độ, tình cảm:

- Hiểu được Địa lí là một môn khoa học.

 

doc104 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 6 - Trường THCS Nguyễn Khuyến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1/ Tiết 1 BÀI MỞ ĐẦU Ngày soạn: 30/08/07 Mục tiêu: Ngày dạy: 1. Kiến thức: HS cần : Nắm được nội dung của môn Địa lí lớp 6 và những vấn đề liên quan. Nắm được cách thức, phương pháp học môn Địa lí lớp 6. 2. Kĩ năng: Bước đầu làm quen kĩ năng quan sát, khai thác kênh hình, kênh chữ ở môn Địa lí lớp 6. Làm quen với kĩ năng liên hệ thực tế, quan sát sự vật hiên tượng Địa lí xảy ra ở quanh mình để tìm cách giải thích chúng. 3. Thái độ, tình cảm: Hiểu được Địa lí là một môn khoa học. Thiết bị dạy học: Quả địa cầu, tranh vẽ về Trái đất và các hành tinh. Các hình vẽ trong sách giáo khoa. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức:(1/) Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1 GV: Cho HS đọc phần 1 SGK. GV: Giảng sơ lược về nội dung của môn Địa lí 6 : về Trái Đất: hình dáng, vị trí, kích thước, vận động và hệ quả. Thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất và những đặc điểm riêng của chúng, bản đồ, phương pháp sử dụng bản đồ, rèn luyện kĩ năng, thu thập thông tin, giải quyết vấn đề H: Tìm những bài thể hiện nội dung trên trong sách giáo khoa ? GV: cho HS trả lời, nhận xét. GV kết luận. Hoạt động 2 GV: đọc mục 2 trong sách giáo khoa và cho HS hoạt động nhóm để tìm cách thức học tập môn Địa lí lớp 6. GV: cho một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức. 20/ 18/ 1. Nội dung của môn Địa lí ở lớp 6 - Đề cập đến vị trí, hình dạng, kích thước, những vận động và hệ quả của Trái Đất. - Thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái đất. - Bản đồ, phương pháp sử dụng bản đồ - Rèn luyện kĩ năng. 2. Cần học môn Địa lí như thế nào? - Quan sát tranh ảnh, hình vẽ, bản đồ. GV: Kết luận toàn bộ nội dung bài học. - Quan sát, khai thác kiến thức trên kênh hình, kênh chữ. - Liên hệ với thực tế, quan sát những sự vật hiện tượng Địa lí ở xung quanh mình để giải thích chúng. 4. Củng cố :(4/) GV cho HS nhắc lại nội dung bài học. 5. Dặn dò : (1/) Học bài, làm các câu hỏi bài tập SGK. Soạn trước bài 1. Lưu hành nội bộ Chương I: TRÁI ĐẤT GV: Giới thiệu qua về Trái Đất và cho HS quan sát hình Trái Đất ở trang 5 SGK. Tuần 2/ Tiết 2 Ngày soạn:11/09/07 Ngày dạy: Bài 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS cần : Nắm được tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Biết một số đặc điểm của Trái Đất như : vị trí, hình dạng và kích thước. Hiểu một số khái niệm : kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc, công dụng của chúng. Xác định được các kinh tuyến gốc , vĩ tuyến gốc, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây trên quả địa cầu. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét về vị trí của Trái Đất. Rèn luyện kĩ năng xác định các yếu tố trên quả địa cầu. 3. Thái độ, tình cảm: - Có niềm tin vào khoa học, có ý thức khám phá thế giới xung quanh. Thiết bị dạy học. - Quả địa cầu, tranh vẽ về Trái đất và các hành tinh. Các hình vẽ trong sách giáo khoa. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức: (1/) Giới thiệu: (1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: GV: Treo tranh TĐ và các hành tinh lên bảng và yêu cầu HS quan sát kết hợp với SGK. Cho HS thảo luận nhóm với yêu cầu: “ Kể tên 9 hành tinh trong hệ MT và cho biết TĐ nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần MT ?” GV: Quan sát, hướng dẫn HS làm việc. Cho một số nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, tổng hợp, bổ sung và chuẩn xác kiến thức. H: Cho biết ngoài 9 hành tinh trên, trong hệ MT còn có những thiên thể nào? GV: Cho HS trả lời tìm ra một số thiên thể ( Mặt trăng ) GV: Chuyển ý: bằng cách đặt câu hỏi: Vị trí thứ 10/ 1. Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. TĐ ở vị trí thứ 3 trong 9 hành tinh theo thứ tự xa dần MT. 3 của TĐ có ý nghĩa như thế nào? GV: Hướng dẫn : vị trí thứ 3 có ý nghĩa giúp cho TĐ có được sự sống. GV: Vậy TĐ có hình dạng và kích thước như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu mục 2. - Là hành tinh có sự sống duy nhất trong hệ MT. Hoạt động 2. GV: Cho HS quan sát hình TĐ ở trang 5 SGK, kết hợp với quả địa cầu. H: TĐ có hình dạng như thế nào? GV giới thiệu về quả địa cầu GV: Cho HS quan sát hình 2 SGK. H: Nêu độ dài của đường xích đạo và bán kính TĐ ? H: Từ số liệu trên cho biết kích thước của TĐ như thế nào? Cho HS trả lời GV chẩn xác kiến thức. GV cho HS xác định đường xích đạo trên quả địa cầu. GV cho HS quan sát hình 3 SGK kết hợp với quả địa cầu. H: Cho biết đường nối liền 2 cực Bắc và Nam trên bề mặt quả địa cầu là những đường gì? H: Đường tròn trên quả địa cầu vuông góc với đường kinh tuyến là những đường gì? H: Vậy đường kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường như thế nào? GV : Cho HS trả lời, nhận xét. GV bổ sung và chuẩn xác kiến thức. GV: giảng giải về hệ thống kinh vĩ tuyến trên quả địa cầu và nhấn mạnh hệ thống kinh vĩ tuyến trên quả địa cầu chỉ là quy ước. Ngoài thực tế không có những đường này. GV: Giảng về kinh vĩ tuyến gốc và nhấn mạnh ý nghĩa phân chia ra nửa cầu Bắc, Nam, Đông, Tây GV cho HS xác định kinh vĩ tuyến gốc, xác định nửa cầu Bắc, Nam, đông, Tây trên quả địa cầu. GV giới thiệu về nơi kinh tuyến gốc đi qua và đường vĩ tuyến gốc. H: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ? GV: hướng dẫn HS trả lời và chuẩn xác kiến thức (1800). H: Hệ thống kinh vĩ tuyến có ý nghĩa như thế nào? GV: Hướng dẫn HS trả lời. Tìm ra ý nghĩa quan trọng nhất là xác định vị trí các địa điểm trên quả địa cầu. GV tổng kết bài học. 28/ 2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh vĩ tuyến. a. Hình dạng. - TĐ có hình cầu. - Qủa địa cầu là mô hình thu nhỏ của TĐ. b. Kích thước. - TĐ có kích thước rất lớn. Độ dài đường xích đạo là 40.076 km, bán kính dài 6.370 km. c. Hệ thống kinh vĩ tuyến. - Kinh tuyến là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và Nam trên quả địa cầu. - Vĩ tuyến là những vòng tròn vuông góc với kinh tuyến. - Trên quả địa cầu có 360 kinh tuyến và 181 vĩ tuyến. - Các kinh, vĩ tuyến gốc trên quả địa cầu đều được ghi số 00. - Kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (Anh). - Vĩ tuyến gốc chính là đường xích đạo - Hệ thống kinh vĩ tuyến giúp chúng ta xác định được vị trí của mọi địa điểm trên quả địa cầu. 4. Củng cố:(4/) GV cho HS xác định trên QĐC kinh, vĩ tuyến gốc, các nửa cầu và cho HS đọc bài đọc thêm 5. Dặn dò:(1/) Học bài, làm các câu hỏi bài tập SGK (GV hướng dẫn). Soạn trước bài 2. Tuần 3/ Tiết 3 Ngày soạn: 17/09/2007 Ngày dạy: Bài 2: BẢN ĐỒ, CÁCH VẼ BẢN ĐỒ Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS cần: Trình bày được khái niệm về bản đồ và một vài đặc điểm của bản đồ được vẽ theo các phép chiếu đồ khác nhau. Biết một số việc phải làm khi vẽ bản đồ như: thu thập thông tin về các đối tượng địa lí, biết cách chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy, thu nhỏ khoảng cách và dùng kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, tính toán số liệu, thu thập xử lí thông tin, kĩ năng so sánh. Rèn luyện kĩ năng phân biệt được các phép chiếu đồ. 3. Thái độ, tình cảm: - Có ý thức tôn trọng khoa học hiện đại, có cái nhìn đúng đắn về các thành tựu của người đi trước. Thiết bị dạy học. - Quả địa cầu. Bản đồ thế giới, châu lục, bán cầu (Đông, Tây) Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức và KTBC:(4/) Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa ở đầu bài. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: GV: Treo bản đồ thế giới lên bảng, cho HS quan sát, so sánh hình dáng các lục địa trên bản đồ với hình vẽ trên quả địa cầu. GV: gợi ý chúng là hình ảnh thu nhỏ của TĐ. H: Chúng khác nhau ở điểm nào? GV: Gợi ý: bản đồ vẽ trên mặt phẳng, quả địa cầu được vẽ trên mặt cong. H: Hình vẽ trên bề mặt cong của quả địa cầu nếu dàn phẳng ra mặt giấy thì như thế nào? (như hình 4) H: So sánh H.4 và H.5 em thấy khác nhau ở điểm nào? GV: Hướng dẫn, dẫn dắt HS so sánh diện tích đảo Grơn-len và lục địa Nam Mỹ. H: Vậy bản đồ là gì? HS trả lời, nhận xét. GV chuẩn xác kiến thức. GV: Để vẽ được những bản đồ chính xác hơn, người ta đã không dùng phương pháp chiếu các điểm trên mặt cong lên giấy, mà lập ra các phương pháp chiếu đồ dựa vào toán học để vẽ. VD: Chiếu đồ có các đường kinh tuyến chụm ở cực, chiếu đồ bán cầu, H: Tìm sự khác nhau về phương hướng, hình dạng, diện tích của châu Á trên bản đồ và trên quả địa cầu? GV: Hướng dẫn HS trả lời, nhận xét. GV: Tổng hợp và chuẩn xác kiến thức : Phương pháp chiếu đồ nào cũng có nhược điểm. Với các phương pháp chiếu đồ khác nhau, các bản đồ sẽ có lưới kinh vĩ tuyến khác nhau. H: Nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kinh, vĩ tuyến ở các biểu đồ hình 5, 6, 7 ? Gv giới thiệu một số phép chiếu đồ và ưu, nhược điểm của nó (Mec-ca-tô). GV: Chuyển ý : Như vậy để vẽ được bản đồ người ta phải chuẩn bị những gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu sang phần 2. Hoạt động 2 GV : Cho HS đọc SGK phần 2. H: Để vẽ được bản đồ, người ta phải làm những việc gì? GV cho HS trả lời, nhận xét, bổ sung . GV ttổng hợp, nhận xét và chuẩn xác kiến thức GV: Kết luận lại toàn bài và hướng dẫn HS trả lời 3 câu hỏi và bài tập ở cuối bài. 25/ 10/ 1. Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy. - Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy tương đối chính xác về 1 khu vực hay toàn bộ bề mặt TĐ. - Vẽ bản đồ là chuyển mặt cong của TĐ ra mặt phẳng của của giấy. - Các vùng đất được vẽ trên bản đồ ít nhiều đều có sự biến dạng so với thực tế, có loại đúng về diện tích nhưng sai về hình dạng và ngược lại. - Do đó tuỳ theo yêu cầu mà người ta sử dụng các phép chiếu đồ khác nhau. 2. Thu thập thông tin và dùng kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. - Để vẽ được bản đồ, người ta phải thu thập thông tin về các đối tượng địa lí, tính toán tỉ lệ, rồi dùng các kí hiệu để thể hiện chúng trên bản đồ. 4. Củng cố:(4/) GV cho HS nêu nội dung của bài học. 5. Dặn dò:(1/) Học bài, làm các câu hỏi bài tập SGK, vẽ hình 5 vào vở. Soạn trước bài 3. Tuần 4/ Tiết 4 Ngày soạn: 21/09/2007 Ngày dạy: Bài 3: TỈ LỆ BẢN ĐỒ Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS cần : Hiểu bản đồ là gì? Nắm được ý nghĩa của 2 loại tỉ lệ: tỉ lệ số và tỉ lệ thước. Biết cách tính toán các khoảng cách thực tế dựa vào số tỉ lệ và thước tỉ lệ. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tính toán. Rèn luyện kĩ năng đo vẽ trên thực tế. 3. Thái độ, tình cảm: - Có thái độ học tập nghiêm túc, chính xác, khoa học. Thiết bị dạy học. - Một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau. Hình 8 trong SGK phóng to. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức và KTBC:(4/) Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa ở đầu bài. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1 GV cho HS quan sát 2 lược đồ cùng 1 lãnh thổ nhưng có tỉ lệ khác nhau (Hình 8 và H: 9). Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK. H: Tỉ lệ bản đồ là gì ? Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ ? GV hướng dẫn HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV giảng giải : Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực địa. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức GV treo 2 bản đồ có cách thể hiện tỉ lệ khác nhau lên bảng. Yêu cầu HS quan sát kết hợp với H.8, H.9 trong SGK. H: Có các dạng biểu hiện tỉ lệ bản đồ nào ? GV cho HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp ® kết luận. GV: Giải thích 2 loại tỉ lệ trên. H: Cho biết 1 cm trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 200.000 bằng bao nhiêu km trên thực địa ? GV cho HS tính toán. GV đưa ra số liệu đúng. 18/ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ - Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế trên mặt đất . - Có 2 loại tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ số và tỉ lệ thước. H: Quan sát H.8 và H.9 cho biết 1 cm trên bản đồ bằng bao nhiêu m trên thực địa ? H: bản đồ nào có tỉ lệ lớn hơn? Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lí chi tiết hơn ? GVHD: Mức độ nội dung của bản đồ phụ thuộc vào tỉ lệ bản đồ, bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết của nó càng cao. GV cho HS đọc SGK để biết sự phân loại bản đồ theo tỉ lệ. GV cho HS xếp các bản đò dùng ở trên lớp trong giờ dạy vào từng loại, dựa vào cách phân loại bản đồ theo tỉ lệ. Hoạt động 2: GV yêu cầu HS dựa vào SGK nêu trình tự cách đo tính khoảng cách dựa vào số tỉ lệ trên bản đồ. GV cho HS thực hành : Đo tính khoảng cách thực tế dựa vào số tỉ lệ trên bản đồ theo bài tập ở cuối mục trong SGk. GV dựa vào bài tập trong SGK đưa ra một số bài tập cho HS làm. GV nhắc HS đo đạc khoảng cách theo đường chim bay từ điểm này đến điểm khác và đo từ chính giữa các kí hiệu, không đo ở cạnh. Cho HS trình bày kết quả bài tập, giúp HS hoàn thiện bài tập và kết luận. GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập cuối bài. 17/ - Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao. - Bản đồ tỉ lệ trên 1: 200.000 là tỉ lệ lớn . - Tỉ lệ từ 1: 200.000 đến 1: 1.000.000 là tỉ lệ trung bình. - Tỉ lệ < 1: 1.000.000 là tỉ lệ nhỏ. 2. Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vàotỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ. - Muốn biết khoảng cách trên thực tế, người ta có thể sử dụng số ghi tỉ lệ hoặc thước tỉ lệ trên bản đồ 4. Củng cố:(4/) GV cho một số bài tập để HS làm tính tỉ lệ bản đồ. 5. Dặn dò:(1/) Học bài, làm các câu hỏi bài tập ở cuối bài, chuẩn bị trước bài 4. Tuần 5/ Tiết 5; Ngày soạn: 30/09/2007 Ngày dạy: Bài 4: PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS cần : Nhớ được các quy định về phương hướng trên bản đồ. Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí của 1 điểm. Biết cách tìm phương hướng, kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của 1 điểm trên bản đồ và trên quả địa cầu. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, xác định phương hướng và toạ độ địa lí. 3. Thái độ, tình cảm: - Có ý thức tìm tòi, có thái độ chính xác, khoa học. Thiết bị dạy học. - Bản đồ Châu Á, quả địa cầu. - Hình vẽ trong SGK. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức và KTBC:(4/) Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa ở đầu bài. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1 GV cho HS biết: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, trước hết chúng ta cần nhớ phần chính giữa của bản đồ bao giờ cũng là phần trung tâm. H: Từ trung tâm xác định các hướng trên, dưới, phải, trái ? GV cho HS trả lời, GV bổ sung. GV treo bản đồ Châu Á lên bảng, cho HS quan sát các điểm trên cùng một kinh tuyến và một vĩ tuyến. H: Những điểm trên cùn 1 kinh tuyến và 1 vĩ tuyến có cùng 1 hướng hay không ? GVHD, gợi ý cho HS trả lời. GV giảng: Tuy nằm trên cùng 1 kinh tuyến nhưng chúng không có hướng như hướng đã quy ước. H: Muốn xác định phương hướng trên bản đồmột cách chính xác, ta cần phải dựa vào cái gì? GVHD: Dựa vào hướng của các đường kinh vĩ tuyến. Cho HS tìm và chỉ hướng của các đường kinh vĩ tuyến trên quả địa cầu. GV HD HS tìm và chỉ đúng hướng. GV: Giới thiệu: Kinh tuyến nối cực Bắc – Nam đó là đường chỉ hướng Bắc , Nam. Vĩ tuyến vuông góc với đường kinh tuyến chỉ hướng Đông – Tây. H: Với bản đồ không có các đường kinh, vĩ tuyến thì chúng ta xác định như thế nào? GV cho HS trả lời, nhận xét,bổ sung. Þ Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc. sau đó tìm các hướng còn lại. Cho HS đọc SGK và quan sát H.10 để nhận biết những quy định về phương hướng trên bản đồ. Cho HS vẽ H.10 vào vở. GV cho HS xác định phương hướng một số điểm trên bản đồ và trên quả địa cầu. Hoạt động 2: GV chia nhóm và cho HS thảo luận với nội dung: “Dựa vào SGK tìm hiểu xem muốn tìm một vị trí trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thì phải làm như thế nào? Tìm vị trí điểm C ở H:11? Nêu định nghĩa kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí của một điểm?” HS thảo luận. GV quan sát, hướng dẫn. Cho các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. GV: Tổng hợp, bổ sung và giảng giải ® kết luận. GV cho HS dựa vào SGK nêu cách viết toạ độ địa lí của một điểm: kinh độ viết trước, vĩ độ viết sau. GV giới thiệu thêm, trong nhiều trường hợp vị trí của điểm này được xác dịnh thêm độ cao của mực nước biển. Hoạt động 3: GV chia lớp thành 4 nhóm làm các bài tập a, b, c, d. Cho HS trình bày kết quả, nhận xét, bổ xung. GV giúp HS nắm kiến thức một cách chính xác: GV tổng kết bài học. 15/ 10/ 10/ 1. Phương hướng trên bản đồ. - Xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào các đường kinh vĩ tuyến. - Đầu phía trên và phía dưới của kinh tuyến chỉ hướng Bắc – Nam. - Đầu bên phải và bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng Đông – Tây. 2. Kinh độ, vĩ độ và toạï độ địa lí. - Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. - Vĩ độ của một điểm là khoảng cách được tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc. - Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là toạ độ địa lí của điểm đó 3. Bài tập a. - Từ HN ® VC :Tây Nam. - Từ HN ® Gia cac ta : Nam. - Từ HN ® Malina : Đông Nam. - Từ Cualalămpơ ® BC : Tây Bắc. - Từ Cualalămpơ ® Malina: ĐB. - Từ Malina ® BC : Tây Nam. b. 1300Đ 1100Đ 1300Đ A B C 100B 100B 00 c. 1400Đ 1200Đ E Đ 00 100N O ® A : Bắc ; O ® C : Nam ; O ® B : Đông; O ® D : Tây ; 4. Củng cố:(4/) GV cho HS nhắc lại nội dung bài học, GV cho 1 số bài tập để HS làm. 5. Dặn dò:(1/) Vẽ H.10 vào vở, học bài, hoàn thiện phần bài tập, trả lời câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị bài 5. Tuần 6/ Tiết 6 Ngày soạn: 09/10/2007 Ngày dạy: Bài 5: KÍ HIỆU BẢN ĐỒ. CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS cần : Hiểu được kí hiệu bản đồ là gì? Biết các đăïc điểm và sự phân loại kí hiệu bản đồ. Biết cách đọc các kí hiệu trên bản đồ, sau khi đối chiếu với bảng chú giải, đặc biệt là kí hiệu về độ cao của địa hình (đường đồng mức). 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, tính toán độ cao của địa hình qua các đường đồng mức. 3. Thái độ, tình cảm: - Có ý thức chính xác, khoa học bộ môn. Thiết bị dạy học. - Bản đồ có các kí hiệu phù hợp với sự phân loại trong SGK. - Tranh ảnh về đối tượng địa lí tự nhiên, kinh tế và các kí hiệu tương ứng biểu hiện chúng. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức và KTBC:(4/) Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa ở đầu bài. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1 GV: Treo bản đồ có nhiều loại kí hiệu lên bảng và giới thiệu qua. H: Kí hiệu bản đồ là gì ? Cho HS trả lời, nhận xét. GV nhận xét vàchuẩn xác kiến thức H: Kí hiệu bản đồ được giải thích ở đâu ? Cho HS quan sát bản đồ trên bảng. GV giải thích trong bảng chú giải thường đặt ở cuối bản đồ, vì vậy khi sử dụng bản đồ chúng ta phải xem bảng chú giải. H: Quan sát trên bản đồ, các em cho biết các kí hiệu ở bản đồ như thế nào ? GVHD: Nhiều hay ít, cho HS đọc một số kí hiệu Þ rất đa dạng. GV cho HS thảo luận theo nhóm với nội dung: “Có mấy loại kí hiệu, các loại kí hiệu được dùng biểu hiện đối tượng địa lí như thế nào ?” 25/ 1. Các loại kí hiệu bản đồ. - Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc, chữ cái có tính quy ước dùng để thể hiện trên bản đồ những đối tượng địa lí và đặc trưng của chúng. - Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ. - Kí hiệu bản đồ rất đa dạng. GVHD HS thảo luận. Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp, bổ sung Þ kết luận. GV: nhấn mạnh kí hiệu phản ánh vị trí, sự phân bố của đối tượng địa lí trong không gian. Cho HS quan sát H. 14 và kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu diểm, đường, diện tích. H: Có mấy dạng kí hiệu bản đồ ? GV cho HS trả lời. GV xác định chính xác Þ kết luận GV phát phiếu học tập và cho HS đối chiếu kí hiệu trên bản đồ lớn để HS hiểu rõ hơn vể ý nghĩa của các kí hiệu và xác nhận tính quy ước. GV chuyển ý : Với các đối tượng địa lí như sông ngòi, nhà máy, sân bay cảng biểnngười ta sử dụng các kí hiệu đường, điểm Vậy với độ cao và sâu của địa hình thì người ta biểu hiện như thế nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu mục 2. Hoạt động 2: GV giới thiệu: Biểu hiện độ cao của địa hình bằng thang màu và dùng các đường đồng mức. VD: Nếu ta cắt ngang một quả nuúi bằng những lát cắt song song và cách đều nhau thì đường viền chu vi của những lát cắt là những đường đồng mức hay những đường đẳng cao. Cho HS quan sát H. 16 . H: Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét ? H: Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức 10/ - Có 3 loại kí hiệu: + Kí hiệu điểm : biểu hiện vị trí đối tượng địa lí có diện tích nhỏ. + Kí hiệu đường : thể hiện các đối tượng phân bố theo chiều dài. + Kí hiệu diện tích : biểu hiện các đối tượng phân bố theo diện tích - Có 3 dạng kí hiệu: +) Hình học. +) Chữ. +) Tượng hình. 2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ. - Độ cao của địa hình trên bản đồ được biểu hiện bằng thang màu hoặc bằng đường đồng mức. ở 2 sườn núi phía Đông và phía Tây hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn ? Tại sao ? GV cho HS trả lời, nhận xét. GV tổng kết lại kiến thức một cách chính xác . GV vẽ lên bảng một số đường đồng mức và ghi một số địa điểm cho HS tập xác định độ cao của một số địa điểm đó dựa vào các đường đồng mức. GV lưu ý HS: Các đường đồng mức, các đường đẳng sâu cũng là 1 dạng của kí hiệu đường (tuyến). GV cho HS chơi trò chơi đối đáp dựa vào các kí hiệu trên bản đồ để tìm ý nghĩa của từng loại kí hiệu khác nhau. GV tổng kết bài học. Củng cố:(4/) GV tiến hành ngay sau từng đề mục. Dặn dò:(1/) Học bài, làm các câu hỏi bài tập, chuẩn bị giấy A4, bút chì, tẩy để giờ sau chúng ta thực hành. PHIẾU HỌC TẬP. Đánh dấu X vào cột “kí hiệu” phù hợp với các loại, dạng kí hiệu bản đồ Các loại, các dạng kí hiệu bản đồ Kí hiệu Vùng rừng ; Vùng sa mạc Thủ đô ; Thành phố trên 50.000 dân Au Fe Cr Ni Pb Ag Al Đường bộ ; Đường sắt Sắt ; Pirít ; Muối ăn ; Thiếc Nơi nuôi ngựa ; Vùng trồng cây cao su Tuần 7/ Tiết 7 Ngày soạn: 14/10/2007 ND: Bài 6: THỰC

File đính kèm:

  • docgiao an dia li 6 ca nam hay .doc